Chương trình môn Sinh học/Nội dung giáo dục/Lớp 12/Chuyên đề học tập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyên tập 12.1: Sinh học phân tử[sửa]

Nội dung chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức đã học về cơ sở vật chất của tính di truyền (cấp phân tử) làm cơ sở cho việc tìm hiểu các thành tựu về lí thuyết và công nghệ ứng dụng di truyền phân tử vào đời sống con người trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Công nghệ gene được mô tả như là ví dụ cho các thành tựu đó để gây hứng thú học tập và định hướng lựa chọn ngành nghề có liên quan đến sinh học nói chung và sinh học phân tử nói riêng.

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu

- Các nguyên lí của phương

pháp tách chiết DNA

- Công nghệ gene

- Triển vọng công nghệ gene

- Nêu được khái niệm sinh học phân tử.

- Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.

- Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.

- Nêu được các nguyên lí của phương pháp tách chiết DNA từ tế bào.

- Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước trong công nghệ gene. Trình bày được các bước tạo thực vật chuyển gene và tạo động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Giải thích được cơ sở khoa học chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để truyền gene từ tế bào này sang tế bào khác.

- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm chuyển gene. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ chuyển gene.

- Thu thập được các thông tin đánh giá về triển vọng của công nghệ gene trong tương lai.

- Thực hiện được các kĩ năng: làm báo cáo, thuyết trình, tập san, thiết kế video.

Chuyên đề 12.2: Kiểm soát sinh học[sửa]

Học xong chuyên đề này, học sinh lĩnh hội sâu hơn mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, cơ sở của quy luật bảo đảm cân bằng sinh học qua cơ chế điều hoà số lượng cá thể trong quần thể, quần xã trong tự nhiên. Chuyên đề góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp kĩ thuật, công nghệ, ứng dụng quy luật kiểm soát sinh học trong tự nhiên, phát triển hệ sinh thái sạch, phát triển bền vững. Thông qua việc tiến hành dự án điều tra thực trạng sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và ứng dụng quy luật kiểm soát sinh học trong trồng trọt tại địa phương, học sinh phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Khái niệm kiểm soát sinh học

- Vai trò của kiểm soát sinh học

- Cơ sở của kiểm soát sinh học

- Biện pháp kiểm soát sinh học

- Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.

- Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.

- Phân tích được cơ sở của kiểm soát sinh học.

- Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón).

- Thực hành: Sưu tầm hoặc điều tra được ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương.

Chuyên đề 12.3: Sinh thái nhân văn[sửa]

Học xong chuyên đề này, học sinh phân tích được khái niệm sinh thái nhân văn, giá trị sinh thái nhân văn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường. Từ những hiểu biết đó, học sinh nhận thức được sinh thái nhân văn trong xã hội hiện đại là một lĩnh vực khoa học, văn hoá, đạo đức xã hội; phát triển các phẩm chất như yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Chuyên đề thể hiện cách tiếp cận tích hợp các lĩnh vực tri thức khác nhau trong giáo dục sinh học.

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Khái niệm sinh thái nhân văn

- Giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững

- Một số lĩnh vực sinh thái nhân văn

- Nêu được khái niệm sinh thái nhân văn.

- Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững.

- Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực như:

+ Nông nghiệp;

+ Phát triển đô thị;

+ Bảo tồn và phát triển;

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Thực hiện dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây