Chất bổ, chất hại và tác dụng của chất độc, chất bổ, chất hại(MR)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

4. Chất bổ, chất hại và tác dụng của chất độc, chất bổ, chất hại

Tác dụng của chất độc lên một cấu trúc vật chất là làm suy giảm năng lượng liên kết của cấu trúc vất chất đó, còn tác dụng của chất bổ và chất hại là ngược lại, chúng cung cấp năng lượng cho các cấu trúc vất chất mà chúng tác động đến. Chúng là những kho chứa năng lượng. Năng lượng của chúng có thể giúp tạo ra những cấu trúc vật chất mới, khôi phục lại các cấu trúc bị tan rã hoặc làm tăng mức năng lượng cho các cấu trúc đã có (do đó làm tăng độ bền liên kết cho những cấu trúc này). Ranh giới giữa chất bổ và chất hại là ở chỗ chúng cung cấp dạng, tốc độ và mức năng lượng như thế nào cho đối tượng của chúng. Dạng năng lượng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ cung cấp, mà còn ảnh hưởng đến tốc độ và mức thoát năng lượng của cấu trúc được cung cấp. Tốc độ cung cấp năng lượng còn chịu sự ảnh hưởng của dạng cấu trúc của chất bổ và chất hại, có nghĩa là với một hình thức cấu trúc nào đó, chất bổ hoặc chất hại có thể có một khả năng cung cấp năng lượng tương ứng, từ đó chúng trở thành thần dược hay kẻ thù của sự sống. Điều này có nghĩa là Sapônin (hoạt chất trong nhân sâm) và Hêrôin đều có cùng một cơ chế tác động lên cơ thể người, nhưng sa pônin là biệt dược , còn hêrôin là kẻ thù của chúng ta. Chất bổ trở thành chất hại khi chúng cung cấp năng lượng cho đối tượng của chúng quá nhanh hoặc quá nhiều và không đúng lúc. Nhân sâm là chất bổ khi chúng tăng cường sinh lực cho sự sống, nhưng nó là chất hại khi sử dụng nó với liều lượng quá cao. Nó làm tăng huyết áp (do cơ chế làm co mạch máu ) dẫn đến việc chảy máu cam. Nó làm tăng độ bền liên kết trong các tế bào, dẫn đến việc các tế bào trong bào thai không thể phân chia được, các cơ quan của cơ thể không được tạo ra hoàn chỉnh. Các bà bầu sử dụng quá nhiều nhân sâm có thể dẫn đến sự dị dạng của thai là do nguyên nhân này. Tác dụng này giống như tác dụng của điôxin vậy.

Tính chất hại của các cấu trúc cung cấp năng lượng xuất hiện khi các cấu trúc được cung cấp xuất hiện sự thay đổi trạng thái, tính chất, khả năng tương tác với các đối tượng thường xuyên của chúng, Hơn thế nữa, hình thái cấu trúc đang có của chúng có thể bị thay đổi, bị phá vỡ. Một tính chất có thể cho là hại (và chúng ta đã cho là hại) , đó là sự lệ thuộc của cấu trúc được cung cấp năng lượng vào chất cung cấp năng lượng . Chúng ta gọi cơ chế này là cơ chế nghiện. Chất cung cấp năng lượng trong trường hợp này là chất gây nghiện.

Một lưu ý cần nêu về khái niệm năng lượng. Năng lượng được nêu ở đây là một khái niệm chung, còn năng lượng dưới các dạng như cơ năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng... là các dạng năng lượng cụ thể. Khi phân giải glu xit, cơ thể động vật nhận được năng lượng cho sự vận động. Nguồn năng lượng này khác với nguồn năng lượng do các chất bổ cung cấp cho cơ thể bởi hai lí do sau:

- Khác nhau về phương pháp cung cấp năng lượng.

Glu xit chỉ cung cấp được năng lượng khi nó có phản ứng hoá học với ô xy, còn các chất bổ cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách tự động hoặc bởi tác động của enzym hay bằng tác động cơ học. Điều này tương tự như việc phá vỡ nhà kho để lấy hàng và mở cửa nhà kho để nhận hàng. Kết quả là kiểu này thì phá huỷ nhà kho, còn kiểu kia thì làm nhà kho trống rỗng, cả hai loại nhà kho này đều bị bỏ đi khi chúng hết tác dụng.

- Khác nhau vể tác dụng của năng lượng.

Năng lượng được cung cấp từ glu xit không hoặc rất ít dùng cho việc tạo ra hoặc nâng cao độ bền cho cấu trúc cơ thể mà chủ yếu dùng cho sự vận động do chúng có thể thoát ra ngoài rất nhanh dưới dạng nhiệt năng. Xét về mặt nguyên tắc thì chúng cũng tạo ra những mối liên kết vật lí ( chúng làm cho các cơ bắp co lại). Nhưng cấu trúc này chỉ là tạm thời do nguồn năng lượng được cung cấp dễ thoát ra ngoài. Còn nguồn năng lượng cung cấp từ các chất bổ là nguồn năng lượng tạo ra và nâng cao độ bền cho các cấu trúc vật chất trong cơ thể. Chúng được các bộ phận của cơ thể hấp thụ khi có sự phù hợp nào đó về dạng, mức năng lượng và trong những trạng thái nào đó của cơ thể.

Các chất độc làm thoát năng lượng của các đối tượng của nó, và chúng có thể hấp thụ nguồn năng lượng này để nâng cao mức dự trữ năng lượng của chúng. Khả năng tác động ( hay năng lực tương tác) của chúng tỉ lệ nghịch với mức trữ năng lượng trong chúng. Có nghĩa là khi chúng hấp thụ được nhiều năng lượng thì khả năng tác động lên các đối tượng của chúng bị suy giảm và có thể tới mức bị triệt tiêu. Đến một lúc nào đó, mức trữ năng lượng của chúng rất cao, khiến chúng có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng như các chất bổ. Đây không phải là ý nghĩa lợi ích nào đó của các chất độc như đã nêu trong bài viết. Tác hại chính và lợi ích chính của các chất độc đều nằm ở phương thức tác động làm thoát năng lượng trong các đối tượng của chúng. Dù sao cũng có thể coi đây cũng là một lợi ích của chất độc , và lợi ích này được gọi bằng một cái tên cụ thể là tác dụng truyền tải năng lượng . Chất độc chỉ có tác dụng này khi nó hấp thụ năng lượng ở nơi này và giải phóng năng lượng đó ở nơi khác, tiếp nhận năng lượng của đối tượng này để cung cấp cho đối tượng khác. Ví dụ cụ thể trong trường hợp này là tác dụng của rượu khi chế rượu thuốc. Rượu hấp thụ năng lượng trong các vị thuốc bổ và cung cấp cho cơ thể người uống. Đông y gọi đây là tác dụng dẫn thuốc của rượu. Nước suối trở thành nước khoáng khi nó chảy qua các núi đá có chứa các chất khoáng không phải là do chúng chứa các thành phần khoáng, mà chủ yếu là do chúng có cơ chế hoà tan, thành phần khoáng ở đây có vai trò chỉ định về dạng và mức nănglượng, chúng hấp thụ năng lượng từ chất khoáng và cung cấp cho cơ thể người uống hoặc tắm nước khoáng.

Thuốc bổ chỉ có tác dụng khi các hoạt chất của nó tích luỹ được năng lượng và có thể cung cấp cho các đối tượng của nó. Sapônin trong nhân sâm chỉ có tác dụng khi nó được cây sâm cung cấp năng lượng. Thời gian mà nó được cung cấp năng lượng càng dài thì mức năng lương của nó càng cao và do đó tác dụng của nó càng lớn. Người ta có thể biết được thành phần hoá học và có thể điều chế được sa pô nin, nhưng nếu không cung cấp được năng lượng cho nó thì nó cũng là vô dụng.

Tác dụng làm phá vỡ các cấu trúc vật chất của chất bổ và chất hại xuất hiện khi chúng tạo nên sự suy giảm thể tích cục bộ ở các cấu trúc mà chúng tác động tới. Sự co lại không đồng thời của các thành viên trong cùng một cấu trúc dẫn đến sự rạn nứt, sự tách rời một số mối liên kết trong cấu trúc, làm cho cấu trúc bị phá vỡ. Dùng nhân sâm liều cao làm cho lớp niêm mạc trong mũi co mạnh, các mạch máu ở trong niêm mạc bị đứt, dẫn đến hiện tượng chảy máu cam, Dùng aspirin khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày co đột ngột và bong khỏi thành dạ dày. Dạ dày sẽ bị loét do không còn lớp niêm mạc bảo vệ.

Tính gây nghiện của các chất cung cấp năng lượng liên kết cho các loài động vật khi năng lượng do các chất đó cung cấp chỉ tồn tại trong cơ thể với một khoảng thời gian ngắn. Do năng lượng của chúng là dạng năng lượng tạo ra và nâng cao độ bền liên kết nên chúng có thể tạo ra một số cấu trúc chức năng cho các tế bào của cơ thể, giúp tế bào hoạt động mạnh hơn, do đó chúng giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể, tạo nên hưng phấn, sức mạnh và sức bền . Đây là những cái mà các chất ma tuý, các chất đô pinh đem đến cho cơ thể giống như nhân sâm và các loại thuốc bổ khác. Nhưng do năng lượng mà chúng cung cấp có tính hoạt động cao và dễ thoát ra ngoài nên hiệu quả có vẻ rất rõ và hậu quả cũng rất nặng nề. Các cấu trúc chức năng được tạo ra theo cách nhanh chóng cũng bị phá huỷ nhanh khi năng lượng tạo ra chúng bị mất, thể tích của tế bào chất tăng lên trèn ép các dây thần kinh tạo nên cảm giác đau đớn. Sinh lực sụt giảm nhanh do suy giảm độ bền của các mối liên kết trong cấu trúc của các bộ phận , các cơ quan của cơ thể. Hậu quả càng nặng nề khi dòng năng lượng càng lớn và có nhiều tế bào, nhiều cơ quan trong cơ thể chịu ảnh hưởng của dòng năng lượng đó. Việc khắc phục hậu quả cũng có thể có nhiều cách, trong đó cách dễ được chọn và được chọn nhiều nhất là sử dụng các chất đã cung cấp năng lượng đó để cấp lại nguồn năng lượng đã bị thoát ra ngoài. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào thuốc và đây là cơ chế gây nghiện của thuốc.

Một tác hại nữa của các chất cung cấp năng lượng là làm cho các cấu trúc chức năng hay các tế bào của cơ thể bị mất khả năng hoạt động chức năng hay bị biến đổi chức năng dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể nếu tốc độ cung cấp năng lượng vượt quá một mức độ nào đó. Các cấu trúc chức năng của tế bào hoặc của cơ thể có mức năng lượng liên kết lớn có thể liên kết với các cấu trúc vật chất khác để tạo ra một cấu trúc mới không có khả năng hoạt động hoặc không mang chức năng của tế bào, làm cho tế bào mất khả năng thực hiện chức năng được phân công. Tính chất này của các chất gây hại dễ tạo ra sự nhầm lẫn cho nhận thức bởi nó cũng có thể dẫn đến việc chấm dứt sự sống giống như các chất độc. Người ta dễ dàng cho các chất hại như nicôtin hay hêrô in là chất độc bởi nó cũng dẫn đến cái chết trong khi cơ chế tác động của chúng khác hẳn cơ chế tác động của các chất độc lên cơ thể. Tính chất này cũng xác định giới hạn về khối lượng có thể có tác dụng nguy hiểm của các chất bổ và chất hại đối với sự sống. Thông thường, chúng ta vẫn quan niệm rằng chất gây hại là những chất chỉ tạo ra những biến đổi bất lợi cho sinh vật nhưng chưa chấm dứt sự sống của sinh vật, còn chất độc là chất có thể dẫn đến cái chết. Với cách quan niệm này thì nhiều chất độc và chất hại không được phân biệt vì chúng đều có khả năng dẫn đến cái chết trong khi về mặt nguyên lí tác động thì chất độc và chất hại tác động lên các cấu trúc sống là hoàn toàn khác nhau, thậm trí là ngược nhau. Theo cách quan niệm này chúng ta đã cho rượu êtylic và nicôtin đều là chất độc. Và việc chúng cùng có tác dụng tạo hưng phấn cho hoạt động thần kinh càng dễ làm cho chúng ta lầm tưởng chúng cùng là chất độc. Trong thực tế chúng tác động lên cơ thể khi sử dụng chúng là khác nhau. Rượu tạo kích thích thần kinh bằng dòng năng lượng mà nó không hấp thụ hết khi dưới tác động của nó, dòng năng lượng này thoát ra khỏi các cấu trúc chức năng của các tế bào thần kinh. Còn nicôtin làm cho các cấu trúc chức năng của các tế bào thần kinh “khoẻ” hơn, do đó hoạt động thần kinh mạnh hơn. Rượu làm cho các tế bào thần kinh yếu hơn , dễ hấp thụ năng lượng hơn và vì vậy dễ bị kích thích hơn với những kích thích thần kinh có cường độ nhỏ, hệ thần kinh dễ bị hưng phấn bùng phát. Với những người nghiện thuốc lá thì khi uống nhiều rượu sẽ rất thèm thuốc lá. Đây là sự thể hiện rõ về sự tác động giữa hai loại chất có tác động ngược chiều. Khi cơ thể người bị rượu làm suy giảm năng lượng liên kết thì nhu cầu cấp bù năng lượng xuất hiện. Và nếu quen dùng thuốc lá để cấp bù năng lượng cho cơ thể và các tế bào thần kinh thì cơn thèm thuốc lá sẽ nhắc nhở người ta rằng đây là biện pháp để hạn chế sự tác động bất lợi mà rượu đang tạo ra cho cơ thể. Trong trường hợp này, nicôtin không chỉ cấp bù phần năng lượng của cơ thể mà còn có thể trực tiếp cung cấp năng lượng mà rượu có nhu cầu hấp thụ, và do đó độc tính của rượu giảm xuống. Hút thuốc lá để uống được nhiều rượu hơn hoặc dùng các biện pháp làm giảm độc tính của rượu nhằm một mục đích uống được nhiều rượu là một sự hoang phí, vì người ta sẽ không thu được gì khi dùng hai thứ tương tác ngược nhau và có khả năng tương tác trực tiếp với nhau, bởi con người đã phải bỏ ra khá nhiều công sức cho việc làm ra những thứ đó.

( Để hiểu rõ xin xem thêm các bài "Ý nghĩa triết học của mối quan hệ đặc biệt giữa vật chất và năng lượng","Quan niệm mới về vật chất và năng lượng", " Nguyên lý của sự hoà tan và chất độc" -Phùng văn Hoà )