Chữa bệnh lưỡi trắng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu đánh răng buổi sáng và phát hiện ra lưỡi có màu trắng, chắc chắn bạn sẽ rất sốc. Lưỡi trắng xảy ra khi các nhú lưỡi bị sưng lên và làm mắc kẹt các tế bào chết, vi khuẩn cùng các mảnh vỡ bên trong. Mặc dù có vẻ gớm ghiếc nhưng bệnh lưỡi trắng thường không nghiêm trọng và có thể khỏi theo thời gian. Có một số cách đơn giản giúp bạn khỏi bệnh nhanh cũng như xác định xem liệu lưỡi trắng có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn hay không.[1]

Các bước[sửa]

Nhận biết khi nào nên đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ hoặc bác sĩ nha sĩ nếu xuất hiện thêm những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc một căn bệnh nghiêm trọng khác. Những triệu chứng khác mà bạn nên kiểm tra là:[2]
    • Đau lưỡi
    • Mất nước
    • Sốt
    • Lưỡi trắng không khỏi sau nhiều tuần
  2. Nhận biết sự khác biệt giữa lưỡi trắng và bệnh lưỡi bản đồ. Nói chung cả hai bệnh này đều không nghiêm trọng.[3]
    • Lưỡi bản đồ xảy ra khi những tổn thương bằng phẳng xuất hiện ở những vị trí mòn nhú lưỡi.
    • Thực phẩm hương vị mạnh (cay, chua, mặn) có thể gây đau.
  3. Xác định bệnh nấm miệng. Nấm miệng là nhiễm trùng nấm men - một nguyên nhân phổ biến của bệnh lưỡi trắng. Nấm miệng rất dễ điều trị và thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.[4]
    • Bạn cũng có thể cảm thấy bỏng rát ở lưỡi. Bên cạnh đó, da khóe miệng có thể bị nứt và gây đau.
    • Thuốc kháng nấm dạng nước súc hoặc dạng viên có thể giúp điều trị nấm miệng hiệu quả. Bạn nên đảm bảo uống đủ liều thuốc đã được kê đơn.
    • Uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic hoặc ăn sữa chua chứa probiotic cũng có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng.
    • Bạn cũng có thể sử dụng gia vị có tính kháng nấm như tỏi, lá Oregano, quế, xô thơm và đinh hương.
    • Tránh thực phẩm lên men như sữa (trừ sữa chua), rượu và đường. Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như hạt, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu vitamin C.
  4. Tìm hiểu những bệnh nghiêm trọng có thể gây trắng lưỡi nhưng không nên hoang mang. Hầu hết các trường hợp lưỡi trắng đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghĩ mình đang mắc một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây trắng lưỡi và bạn khó có thể tự chẩn đoán chính xác.[1][5]
    • Bạch sản niêm mạc miệng là bệnh xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi do sản xuất dư thừa tế bào và protein. Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng bạn cần đi khám bác sĩ để loại trừ khả năng ung thư.
    • Liken phẳng miệng là bệnh miễn dịch kèm theo triệu chứng đau và bỏng rát.
    • Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể tạo một lớp phủ màu trắng trên lưỡi khi bệnh phát triển. Nếu nghĩ mình bị giang mai, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bằng Penicillin.
    • Ung thư miệng hoặc lưỡi
    • HIV/AIDS

HIV/AIDS[sửa]

  1. Tránh để cơ thể mất nước. Mất nước và khô miệng có thể dẫn đến lưỡi trắng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp chống lại bệnh lưỡi trắng.
    • Lượng nước tiêu thụ mỗi ngày thường khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động và khí hậu nơi sinh sống. Bạn nên đảm bảo uống nước thường xuyên. Khát nước chứng tỏ cơ thể bạn đang mất nước.
    • Tự kiểm tra các dấu hiệu mất nước khác như ít đi tiểu, nước tiểu đậm màu, kiệt sức hoặc đau đầu.
  2. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể dẫn đến viêm nhú lưỡi, tạo điều kiện cho các mảnh vỡ và tế bào chết mắc kẹt giữa các nhú lưỡi bị viêm. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
    • Khói thuốc cũng chứa nhiều hóa chất có hại cho mô miệng.
  3. Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn. Uống rượu qbia uá nhiều cũng có thể gây viêm nhú lưỡi.
    • Uống rượu bia cũng khiến cơ thể dễ mất nước và dẫn đến bệnh lưỡi trắng.
  4. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm số lượng vi khuẩn trong miệng.
    • Chải răng và lưỡi ngay sau mỗi bữa ăn.
    • Chải răng và lưỡi trước khi đi ngủ.
    • Sử dụng nước súc miệng khử trùng hằng ngày.

Loại bỏ lớp phủ trắng trên lưỡi[sửa]

  1. Chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng. Chải lưỡi giúp đánh bật tế bào chết, vi khuẩn và các mảnh vỡ ra khỏi nhú lưỡi và đường lằn lưỡi.
    • Bạn có thể dùng hoặc không cần dùng kem đánh răng để chải lưỡi. Tuy nhiên kem đánh răng sẽ giúp cải thiện hơi thở.
    • Không nên chà quá mạnh để tránh gây kích thích và tổn thương lưỡi.
  2. Dùng cạo lưỡi nhẹ nhàng cạo sạch lưỡi. Mặt sau của một số loại bàn chải đánh răng có thiết kế để cạo lưỡi.
    • Nhẹ nhàng cạo sạch khắp lưỡi từ trong ra ngoài. Không nên cạo quá sâu phía bên trong lưỡi để tránh bị nôn khan.
    • Cạo quá mạnh sẽ làm đau lưỡi. Bạn không nên gây ra bất kỳ vết thương hở cũng như nguy cơ nhiễm trùng nào cho lưỡi.
  3. Súc sạch miệng bằng nước. Cách này giúp rửa sạch mảnh vỡ, vi khuẩn và các tế bào chết.
    • Miệng khô có thể dẫn đến bệnh lưỡi trắng nên súc miệng bằng nước có thể điều trị căn bệnh này.
  4. Khử trùng miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn mạnh hoặc dung dịch muối. Vị nước súc miệng hoặc nước muối thường không dễ chịu nhưng sẽ giúp tiêu diệt một số vi khuẩn phát triển trong miệng.
    • Bạn có thể pha dung dịch nước muối bằng cách hòa tan 1/4 -1/2 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm.[6]
    • Tốt nhất bạn nên ngậm nước súc miệng hoặc nước muối và súc liên tục trong 2 phút. Lưỡi sẽ hơi rát khi dùng nước súc miệng sát khuẩn mạnh.
    • Ngửa đầu ra sau và súc miệng trong khoảng 1 phút, sau đó nhổ nước súc miệng ra. Cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn nằm sâu trong cổ họng mà bạn không thể diệt thông qua việc cạo hay chải lưỡi.
    • Bạn có thể yêu cầu nha sĩ kê đơn nước súc miệng mạnh nếu cần thiết.
  5. Chà lưỡi bằng liệu pháp tự nhiên. Mặc dù không được khoa học chứng minh nhưng nhiều người tin rằng các liệu pháp tự nhiên có thể giúp chữa bệnh lưỡi trắng.
    • Trộn nước chanh và bột nghệ, sau đó chà lên lưỡi bằng bàn chải đánh răng. Nghệ có tính kháng khuẩn, còn nước chanh giúp hòa tan tế bào da chết và tiêu diệt vi khuẩn.
    • Bạn cũng có thể chà lưỡi bằng hỗn hợp muối nở và nước cốt chanh. Muối nở có tác dụng tẩy sạch lưỡi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]