Chữa lành mụn nước lớn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn nước là các túi chứa chất lỏng trên bề mặt da, hình thành do ma sát hoặc bỏng. Mụn nước xuất hiện chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Mặc dù hầu hết mụn nước đều tự lành mà không cần điều trị tại nhà nhưng mụn nước lớn và gây đau sẽ cần được trợ giúp. Rất may mắn là có rất nhiều cách để điều trị mụn nước lớn tại nhà và ngăn ngừa mụn nước xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ lần lượt hướng dẫn bạn cách điều trị mụn nước tại nhà, cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên và cách phòng ngừa mụn nước.

Các bước[sửa]

Điều trị mụn nước[sửa]

  1. Để yên mụn nước nếu không đau đớn. Phần lớn mụn nước đều lành tự nhiên mà không cần lưu dẫn dịch. Lý do là vì phần da chưa vỡ ra trên mụn nước sẽ hình thành một lớp bảo vệ mụn nước khỏi nhiễm trùng. Sau vài ngày, cơ thể sẽ tái hấp thụ dịch trong mụn nước (gọi là huyết thanh) và mụn nước sẽ biến mất. Vì vậy, bạn nên để yên nếu mụn nước không gây đau để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Nếu mụn nước xuất hiện trên bàn tay hoặc nơi ít chịu ma sát, bạn có thể để mụn nước tiếp xúc với không khí cho nhanh lành. Nếu mụn nước xuất hiện ở bàn chân, bạn nên dùng băng gạc hoặc miếng dán Moleskin để bảo vệ mụn nước và mụn nước vẫn được thông thoáng.
    • Nếu mụn nước tự vỡ, bạn nên để dịch chảy ra, sau đó vệ sinh vị trí mụn nước và dùng băng gạc khô, đã khử trùng để băng lại cho đến khi mụn nước lành. Cách này giúp phòng ngừa nhiễm trùng.[1]
  2. Lưu dẫn dịch nếu mụn nước gây đau. Mặc dù các bác sĩ thường khuyên tránh làm vỡ mụn nước nhưng trong một số trường hợp, bạn cần lưu dẫn dịch, đặc biệt là nếu mụn nước gây đau dữ dội hoặc chèn ép. Ví dụ, vận động viên chạy đua cần lưu dẫn dịch mụn nước lớn ở lòng bàn chân nếu sắp có cuộc thi chạy. Nếu quyết định lưu dẫn dịch mụn nước, bạn cần tuân thủ đúng quy trình để tránh nhiễm trùng.
  3. Vệ sinh mụn nước bằng xà phòng và nước. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh vùng da trên và quanh mụn nước bằng nước ấm và xà phòng. Xà phòng nào cũng được nhưng loại kháng khuẩn là tốt nhất. Bước này giúp loại bỏ mồ hôi hoặc bụi bẩn từ mụn nước trước khi tiến hành lưu dẫn dịch.
  4. Khử trùng kim. Chuẩn bị kim nhọn, sạch và đem khử trùng bằng một trong những cách sau: lau bằng cồn Isopropyl; đun trong nước sôi; hơ kim trên ngọn lửa cho đến khi ánh cam.
  5. Chích mụn nước. Dùng kim đã khử trùng để chích xung quanh mụn nước. Dùng miếng gạc sạch hoặc khăn giấy ấn nhẹ lên mụn nước cho dịch chảy ra. Không gỡ phần da mềm che trên mụn nước vì phần da này giúp bảo vệ mụn nước.[2]
  6. Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn. Sau khi lưu dẫn dịch, bạn nên thoa một ít kem hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn lên mụn nước. Bất kỳ sản phầm kháng khuẩn không kê đơn nào cũng giúp ích, ví dụ như Neosporin, Polymyxin B hoặc Bacitracin. Thuốc mỡ giúp tiêu diệt vi khuẩn quanh mụn nước và chống nhiễm trùng, đồng thời ngăn băng gạc dính vào da.[3]
  7. Nhẹ nhàng quấn băng gạc hoặc miếng gạc. Sau khi thoa thuốc mỡ, bạn nên chườm miếng gạc hoặc thuốc dán chứa gel lên mụn nước đã lưu dẫn dịch. Các sản phẩm này giúp ngăn bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào mụn nước hở và tạo sự thoải mái khi di chuyển nếu mụn nước ở bàn chân. Nên thay thuốc dán mới mỗi ngày, đặc biệt là nếu thuốc dán trở nên ẩm hoặc bẩn.
  8. Cắt bỏ phần da chết và băng lại. Sau 2-3 ngày, bạn có thể gỡ băng gạc và dùng kéo đã khử trùng để cắt bỏ phần da lỏng đã chết. Tuy nhiên, không nên lột khi da còn dính. Vệ sinh vùng da một lần nữa, thoa thuốc mỡ và dùng băng gạc sạch che lại. Mụn nước sẽ lành hoàn toàn sau 3-7 ngày.
  9. Đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đã cố tránh. Nếu vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh mạnh (thuốc uống hoặc thuốc thoa) để điều trị nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm da đỏ và sưng quanh mụn nước, tích tụ mủ, vệt đỏ trên da và sốt.[3]

Sử dụng nguyên liệu tại nhà[sửa]

  1. Thoa dầu tràm trà. Dầu tràm trà là loại tinh dầu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn. Tinh dầu cũng là chất làm se giúp làm khô mụn nước. Bạn có thể nhúng đầu tăm Q-tip vào tinh dầu vào thoa lên mụn nước đã được chích hoặc lưu dẫn dịch một lần mỗi ngày, sau đó dùng băng gạc sạch che lại.[4]
  2. Dùng giấm táo. Giấm táo là nguyên liệu tại nhà truyền thống dùng điều trị nhiều vấn đề nhỏ, bao gồm mụn nước. Giấm táo có thể dùng để chống nhiễm trùng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Thoa giấm táo có thể gây xót da nên bạn cần pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 trước khi dùng tăm Q-tip thoa giấm táo lên mụn nước.
  3. Thử dùng lô hội. Lô hội là loại cây có gel sở hữu đặc tính xoa dịu và chữa lành. Lô hội là nguyên liệu kháng viêm và dưỡng ẩm tự nhiên nên rất tốt cho trường hợp mụn nước do bỏng. Cách sử dụng đó là bẻ lá lô hội ra rồi thoa phần gel trong lên trên và quanh mụn nước. Lô hội đặc biệt hữu ích khi mụn nước đã được lưu dẫn dịch vì nó giúp tăng tốc độ chữa lành.[5]
  4. Ngâm mụn nước trong trà xanh. Trà xanh có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên bạn có thể ngâm mụn nước trong bát hoặc chậu nước trà xanh mát để xoa dịu vùng da sưng, viêm quanh mụn nước.
  5. Dùng vitamin E. Vitamin E giúp da lành nhanh hơn và ngăn ngừa sẹo. Vitamin E có bán ở dạng dầu và dạng kem tại các hiệu thuốc. Bạn chỉ cần thoa một ít vitamin E lên mụn nước mỗi ngày để kích thích quá trình chữa lành.
  6. Làm khăn chườm từ hoa cúc. Hoa cúc có đặc tính xoa dịu và giúp giảm đau do mụn nước sưng. Bạn có thể ủ một tách trà hoa cúc đặc khoảng 5-6 phút. Chờ trà nguội rồi nhúng khăn sạch vào, sau đó vắt bớt nước. Chườm khăn lên mụn nước khoảng 10 phút hoặc đến khi bớt đau.[6]
  7. Ngâm mụn nước trong muối Epsom. Muối Epsom giúp làm khô mụn nước chưa vỡ và kích thích chảy dịch. Bạn chỉ cần hòa tan một ít muối trong bồn nước ấm rồi ngâm mụn nước vào. Nên cẩn thận vì nếu mụn nước vỡ ra, muối Epsom có thể gây xót dữ dội.

Phòng ngừa mụn nước[sửa]

  1. Chọn giày vừa chân. Nhiều mụn nước hình thành do ma sát khi mang giày không vừa chân. Khi chà xát hoặc cọ lên chân, giày sẽ kéo da tới lui, khiến lớp da ngoài tách khỏi lớp da trong, tạo ra một túi nhỏ mà sau đó trở thành mụn nước. Để ngăn mụn nước dạng này, bạn nên mua giày chất lượng cao, vừa chân và giúp chân được thông thoáng.
    • Nếu là vận động viên chạy đua, bạn nên mua giày ở cửa hàng giày chuyên dụng để được chuyên gia tư vấn và đảm bảo mua đúng giày vừa chân.
  2. Mang đúng vớ (tất). Vớ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn nước vì vớ giúp giảm độ ẩm (độ ẩm kích thích hình thành mụn nước) và giảm ma sát. Bạn nên chọn vớ nilông thay cho vớ cotton để giúp chân được thoáng hơn. Vớ từ chất liệu len siêu ấm cũng là lựa chọn phù hợp vì giúp hút ẩm trên bàn chân.[7]
    • Vận động viên chạy đua có thể tìm mua vớ chuyên dụng để tạo độ đệm cho những vùng da dễ bị mụn nước.
  3. Dùng sản phẩm giảm ma sát. Các sản phẩm này có bán ở dạng không kê đơn và được thoa lên chân trước khi đi hoặc chạy để giảm ma sát và độ ẩm tích tụ. Bạn có thể rắc bột phấn vào vớ trước khi mang để giữ chân được khô ráo, hoặc thoa kem giúp vớ và giày lướt nhẹ trên da thay vì tạo ma sát.[7]
  4. Mang găng tay. Mụn nước thường mọc trên bàn tay ở người phải làm việc thủ công, ví dụ như khi dùng dụng cụ lao động hoặc xẻng, hoặc khi làm vườn. Bạn có thể tránh mụn nước ở tay bằng cách đeo găng tay bảo hộ khi làm các công việc trên.
  5. Thoa kem chống nắng. Mụn nước có thể dễ dàng hình thành trên vùng da cháy nắng. Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh bị cháy nắng ngay từ đầu bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao, mặc quần áo dài và nhẹ. Nếu bị cháy nắng, bạn có thể phòng ngừa mụn nước bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, kem dưỡng cho da bị cháy nắng và lotion Calamine.
  6. Cẩn thận với nhiệt độ và hóa chất. Mụn nước có thể hình thành sau khi bị bỏng nước nóng, bỏng hơi, nhiệt khô hoặc hóa chất. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi xử lý các đồ vật nóng như ấm nước hoặc bếp lửa, hoặc khi sử dụng hóa chất, ví dụ như chất tẩy.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Không được lột da trên mụn nước hay gãi mụn nước để tránh gây kích ứng thêm.
  • Chỉ chạm vào mụn nước bằng dụng cụ đã khử trùng. Nếu không, vi khuẩn và vi trùng có thể gây nhiễm trùng.
  • Tránh để mụn nước tiếp xúc với ánh nắng để tránh khiến mụn nước nóng lên.
  • Cho mụn nước tiếp xúc với không khí để được khô thoáng.
  • Nếu có bóng nước nổi lên, bạn có thể thoa kem kháng nấm (ví dụ như Lotramin) để làm khô bóng nước.
  • Không được đâm thủng mụn nước.
  • Dùng kem trị mụn Asepxia. Nghe có vẻ lạ nhưng sản phẩm này sẽ giúp ích nếu bạn muốn loại bỏ mụn nước.
  • Thoa kem trị mụn lên mụn nước rồi dán miếng dán lên trên.
  • Che chân lại có thể giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Nếu phương pháp tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ trước khi bị nhiễm trùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Không gãi, lột da hoặc chà xát lên mụn nước để tránh gây nhiễm trùng.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu mụn nước chảy ra dịch lỏng trong suốt. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể có dấu hiệu ban đầu là mụn nước nhỏ.
  • Không thoa vitamin E khi mụn nước chưa lành. Thoa vitamin lên mụn nước chưa lành có thể tăng sản sinh collagen, chữa lành sẹo nhưng thực chất sẽ làm chậm quá trình chữa lành da.
  • Mụn nước do bỏng dễ bị nhiễm trùng.
  • Không được đâm thủng hoặc nặn mụn nước chứa máu. Thay vào đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Nếu muốn lưu dẫn dịch mụn nước, bạn nên cố gắng tạo lỗ nhỏ nhất có thể, khử trùng tay/dụng cụ/mụn nước bằng cồn hoặc ngọn lửa xanh, và dùng kem kháng sinh. Nhiễm trùng nhỏ cũng có thể rất nguy hiểm.
  • Áp dụng phương pháp điều trị chưa được kiểm định một cách thận trọng. Các phương pháp trong mục "nguyên liệu tại nhà" đều mang tính ngụy khoa học và không có bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng. Tồi tệ hơn, chúng có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ sản phẩm hay phương pháp điều trị lạ nào.
  • Không "xuyên chỉ" qua mụn nước. Sợi chỉ được để ngoài không khí lâu ngày có thể mang bụi bẩn và vi khuẩn. Hành động xuyên chỉ qua mụn nước đã lành sẽ khiến hàng triệu vi khuẩn xâm nhập và có thể gây nhiễm trùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]