Chữa lành viêm cổ tử cung

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung, là phần mô dày nối tử cung với âm đạo. Nguyên nhân bệnh bắt nguồn từ một số yếu tố, bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dị ứng và bị kích ứng hóa học hay kích ứng vật lý.[1] Để điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân nhiễm trùng và xác định phương pháp điều trị cụ thể.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán viêm cổ tử cung[sửa]

  1. Nhận thức về triệu chứng viêm cổ tử cung. Ở một số phụ nữ viêm cổ tử cung không có triệu chứng, bạn có thể không biết mình bị bệnh cho đến khi bác sĩ phát hiện ra trong đợt khám phụ khoa thường kỳ. Tuy nhiên đa số sẽ phát hiện ra triệu chứng bệnh, bao gồm:[1]
    • Dịch tiết âm đạo bất thường, có mùi, màu xám hay vàng.
    • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi giao hợp.
    • Cảm giác nặng ở bụng dưới, đặc biệt khi quan hệ tình dục.
    • Cảm giác nóng hay ngứa khi đi tiểu.
  2. Để bác sĩ khám vùng chậu. Triệu chứng viêm cổ tử cung dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, vì vậy không nên cố gắng tự chẩn đoán bệnh. Nhờ bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa tư vấn nếu bạn nghi ngờ bị viêm cổ tử cung. Nếu nghi ngờ họ sẽ tiến hành thăm khám vùng chậu bằng sách sử dụng mỏ vịt để xem xét cổ tử cung.[2]
    • Sau khi khám nếu phát hiện viêm cổ tử cung bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm phù hợp để xác nhận chắc chắn và tìm ra nguyên nhân bệnh. Họ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm như cấy dịch cổ tử cung, cấy tế bào cổ tử cung, xét nghiệm máu, và nếu bạn đang có đời sống tình dục thì xét nghiệm bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia.
  3. Xác định nguyên nhân viêm cổ tử cung. Với những xét nghiệm chính xác bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân viêm cổ tử cung. Có hai loại viêm cổ tử cung: lây nhiễm (còn gọi là “cấp tính”) và không lây nhiễm (còn gọi là “mãn tính”). Viêm cổ tử cung lây nhiễm và không lây nhiễm có nguyên nhân khác nhau và vì vậy phải có phương pháp điều trị khác nhau.[3]
    • Viêm cổ tử cung lây nhiễm thường do bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục gây ra, như bệnh lậu hoặc chlamydia. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
    • Viêm cổ tử cung không lây nhiễm có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân, bao gồm các loại dị vật như vòng tránh thai, mũ chụp cổ tử cung, phản ứng dị ứng với bao cao su thiên nhiên sử dụng khi giao hợp, dụng cụ thụt rửa, dung dịch vệ sinh âm đạo, và các sản phẩm có thể kích ứng âm đạo và cổ tử cung. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh sau khi loại bỏ tác nhân xâm phạm.

Điều trị viêm cổ tử cung lây nhiễm bằng thuốc[sửa]

  1. Uống kháng sinh theo chỉ định để trị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn bị viêm cổ tử cung do một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra như bệnh lậu, chlamydia hay giang mai, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để trị bệnh nhiễm trùng đó.[3]
    • Đối với bệnh lậu bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh Ceftriaxone, được tiêm bằng một mũi duy nhất với liều lượng 250 mg. Đối với trường hợp phức tạp hay nặng, bạn phải tiêm liều mạnh hơn và/hoặc uống kháng sinh bổ sung. Bác sĩ cũng có thể kê Azithromycin hay Doxycycline là thuốc điều trị chlammydia. Họ thực hiện bước này vì bệnh nhân thường bị lây cả hai bệnh trên.[4]
    • Đối với bệnh chlamydia bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh Azithromycin, uống một liều duy nhất với liều lượng 1 gam. Thay vào đó họ có thể kê Erythromycin, Doxycycline hay Ofloxacin, là những thuốc thường được uống trong 7 ngày. Bên cạnh đó bác sĩ cũng kê Ceftriaxone để điều trị bệnh lậu vì cả hai bệnh này thường đi chung với nhau.[4]
    • Đối với bệnh viêm âm đạo do ký sinh trùng bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh Flagyl, được uống một liều duy nhất.[5]
    • Nếu bạn bị giang mai thì họ sẽ kê penicillin. Liều dùng một lần là đủ để chữa khỏi giang mai trong giai đoạn sớm, khi nhiễm trùng chưa đến một năm. Đối với các trường hợp nặng hơn bạn phải tiêm thuốc bổ sung hoặc áp dụng các cách điều trị khác. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin bác sĩ sẽ kê Azithromycin.[6]
  2. Uống thuốc kháng virus theo chỉ định. Đối với trường hợp viêm cổ tử cung do virus gây ra, chẳng hạn mụn rộp sinh dục, bác sĩ thường kê thuốc kháng virus để điều trị virus này.[3]
    • Bệnh mụn rộp sinh dục cần được điều trị bằng thuốc Acyclovir uống trong năm ngày. Thay vào đó bác sĩ có thể kê Valacyclovir uống trong ba ngày hoặc Famciclovir uống một ngày. Nếu gặp trường hợp phức tạp hoặc nặng, bạn cần được điều trị bổ sung và/hoặc tăng liều lượng. Nên nhớ mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm trùng mãn tính suốt đời, bạn cần phải điều trị liên tục một khi đã mắc bệnh.[7]
  3. Phải đồng thời điều trị bệnh ở bạn tình. Nếu bạn muốn điều trị bệnh lây qua đường tình dục thì tất cả bạn tình của bạn cũng cần được xét nghiệm và điều trị. Bệnh lây qua đường tình dục có thể tồn tại ở cả nam lẫn nữ mà không biểu hiện triệu chứng, những người mang bệnh không được điều trị có thể dễ dàng tái lây cho bạn trong tương lai. Vì vậy bạn phải chắc chắn tất cả bạn tình của mình đều được điều trị.[1]
  4. Theo hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc đúng cách. Điều quan trọng là bạn phải cho bác sĩ biết nếu mình đang mang thai (hoặc có khả năng sẽ mang thai), đang cho con bú hay có các vấn đề khác về sức khỏe trước khi họ kê thuốc cho bạn. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có phản ứng xấu với thuốc, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn và phát ban.[1]
    • Viêm cổ tử cung có thể trở nên nghiêm trọng và dai dẳng nếu không được điều trị đúng thuốc và không dành đủ thời gian điều trị. Nếu sử dụng thuốc và cách điều trị phù hợp, bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với bệnh mụn rộp sinh dục bạn phải duy trì điều trị suốt đời.[8]

Điều trị viêm cổ tử cung không lây nhiễm bằng phẫu thuật[sửa]

  1. Cân nhắc phẫu thuật lạnh. Nếu viêm cổ tử cung không lây nhiễm diễn ra dai dẳng, bạn cần phải đối phó với nó bằng phương pháp phẫu thuật lạnh, còn gọi là liệu pháp đóng băng.[9]
    • Phẫu thuật lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh để phá hủy các mô bất thường. Que tỏa lạnh là dụng cụ chứa nitơ lỏng được lồng vào âm đạo, khí nitơ hóa lỏng khiến dụng cụ này đủ lạnh để phá hủy các mô bệnh. Quá trình đông cứng được thực hiện trong ba phút. Sau đó họ để cổ tử cung rã đông và tiếp tục đóng băng thêm ba phút nữa.
    • Phẫu thuật lạnh hầu như không đau, nhưng bạn có thể bị chuột rút, chảy máu, nặng nhất là nhiễm trùng và tạo sẹo. Khoảng hai đến ba tuần sau phẫu thuật bạn sẽ thấy dịch loãng, nguyên nhân do mô cổ tử cung chết bong ra.
  2. Hỏi bác sĩ về thủ thuật đốt. Một thủ thuật khác để điều trị viêm cổ tử cung không lây nhiễm và kéo dài là phẫu thuật đốt, còn gọi là nhiệt trị liệu.[10]
    • Đây là thủ thuật ngoại trú nhằm đốt cháy tế bào bị viêm hay nhiễm trùng. Bạn sẽ được cho nằm ngửa với hai chân kê cao và mở rộng, sau đó họ lồng mỏ vịt vào âm đạo để giữ ở trạng thái mở. Tiếp theo họ sử dụng tăm bông chuyên dụng vệ sinh sạch cổ tử cung, và dùng que tỏa nhiệt phá hủy mô bệnh.
    • Sử dụng thuốc gây tê giảm khó chịu trước khi đốt. Bạn có thể bị chuột rút, chảy máu và tiết dịch loãng kéo dài đến bốn tuần. Tuy nhiên bạn hãy gọi điện cho bác sĩ nếu dịch có mùi khó chịu hoặc máu chảy nhiều.
  3. Hỏi bác sĩ về liệu pháp laser. Cách điều trị bằng phẫu thuật thứ ba đối với viêm cổ tử cung không lây nhiễm và kéo dài là liệu pháp laser.[8]
    • Liệu pháp laser thường được thực hiện trong phòng phẫu thuật sau khi bệnh nhân được gây mê, sử dụng tia laser cường độ cao đốt cháy/phá hủy các mô bất thường. Họ mở âm đạo bằng cách lồng mỏ vịt vào, sau đó chiếu tia laser trực tiếp vào mô tế bào bất thường.
    • Thuốc mê giúp bạn bớt khó chịu trong khi thực hiện thủ thuật. Sau đó bạn có thể bị chuột rút, chảy máu và tiết dịch loãng trong hai đến ba tuần. Gọi điện cho bác sĩ nếu dịch có mùi khó chịu, máu chảy nhiều hoặc đau vùng chậu.

Tự điều trị triệu chứng viêm cổ tử cung[sửa]

  1. Tránh hoạt động tình dục. Bạn không thể chữa khỏi viêm cổ tử cung mà không cần có biện pháp y khoa, đặc biệt nếu là viêm cổ tử cung lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự thực hiện một số bước để cảm thấy dễ chịu hơn và tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị. Một điểm quan trọng là phải tránh hoạt động tình dục cho đến khi bác sĩ xác nhận bạn đã khỏi bệnh.[3]
    • Nếu là viêm cổ tử cung lây nhiễm bạn cần đề phòng không để vi khuẩn hay virus truyền sang người khác; cho dù là viêm cổ tử cung không lây nhiễm bạn cũng nên tránh giao hợp vì có thể cổ tử cung sẽ bị kích ứng nhiều hơn và khiến triệu chứng xấu đi.
  2. Tránh các chất kích ứng âm đạo. Không sử dụng những sản phẩm dễ dẫn đến kích ứng hay viêm âm đạo hoặc cổ tử cung, bao gồm băng vệ sinh dạng que và dụng cụ thụt rửa.[1]
    • Sử dụng băng vệ sinh dạng miếng thay cho dạng que.
    • Không sử dụng xà phòng, nước xịt hay dầu dưỡng thể có hương thơm. Đây là những sản phẩm có thể gây kích ứng.
    • Không sử dụng màng ngăn âm đạo làm biện pháp ngừa thai.
  3. Mặc quần lót làm từ vải cotton không quá bó sát. Tránh mặc đồ lót quá chật làm từ sợi tổng hợp, vì chúng sẽ gây kích ứng và tích tụ hơi ẩm ở khu vực bộ phận sinh dục. Tìm mua đồ lót làm từ 100% vải cotton để bộ phận sinh dục thông thoáng và sạch sẽ.[11]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]