Cư dân nam Thái Bình Dương đến từ Việt Nam - DNA của lợn có cho câu trả lời?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trồng trọt và thuần hóa động vật từ lâu được xem là yếu tố quan trọng gắn với quá trình tiến hóa của con người và xã hội loài người. Đối với những nhà nhân chủng học và khảo cổ học, nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm của các loại cây trồng hay vật nuôi góp tiếng nói quan trọng trong việc xác định nguồn gốc của cư dân một vùng, một dân tộc, một quốc gia, liên quốc gia...

Tam giác vùng nam Thái Bình Dương

Trong số các loài động vật được thuần dưỡng, lợn được coi là con vật dễ thích nghi và được nuôi cách đây gần chục ngàn năm. Nghiên cứu so sánh đặc điểm sinh học của lợn giữa các vùng địa lý đã giúp các nhà khoa học khoa Khảo cổ học Đại học Durham (Anh) cùng với các cộng sự New Zealand, Thụy Điển, Australia... tìm ra bằng chứng về sự đa dạng và mối quan hệ về nguồn gốc của lợn nhà. Được sự tài trợ của các quỹ nghiên cứu Wellcome Trust, the Leverhulm Trust, the Smithsonian Institution và Fyssen Foundation, chương trinhg hợp tác nghiên cứu này vừa công bố công bố trên tạp chí Proceedings of National Academy of Science (Mỹ) bằng chứng mới về nguồn gốc cư dân nam Thái Bình Dương thu hút sự chú ý của thế giới.

Vị trí đảo Sumatra

Các nghiên cứu khảo cổ học trước đây cho rằng những người nông dân xa xưa di chuyển từ vùng Đông Á qua các đảo vùng Đông Nam Á để tới nam Thái Bình Dương mang theo cây trồng, động vật đã được thuần dưỡng và đồ gốm. Phân tích di truyền học và ngôn ngữ học lại kết luận dân cư vùng nam Thái Bình Duơng bắt đầu chuyến hành trình của họ từ Đài Loan.

Theo công bố của nhóm tác giả, kết quả phân tích so sánh DNA (từ xương hàm, răng, lông) và hình thái răng từ những con lợn hoang hiện đang sống tại nhiều vùng và những mẫu khai quật hay những mẫu trong các viện bảo tàng cho thấy lợn nuôi tại các đảo Sumatra, Java, New Guinea (Papua New Guinea) và các vùng thuộc Australia, New Zealand có quan hệ với lợn hoang dã hiện đang có ở Việt Nam về mặt di truyền. Kết hợp với những kết quả nghiên cứu về nguồn gốc các giống lợn trên thế giới và mối quan hệ giữa chúng với quá trình di cư của các tộc người, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết dân cư vùng nam Thái Bình Dương đã đến từ Việt Nam và mang theo những con lợn nuôi.

Khu vực nam Thái Bình Dương bao gồm cả Australia, New Zealand và New Guinea

Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả phân tích DNA từ ty thể (loại DNA ít biến đổi) giúp khẳng định chắc chắn hơn cho giả thuyết này. TS Greger Larson (đã thực hiện công việc phân tích tại đại học Oxford), người đứng tên đầu tiên trong nhóm tác giả của công trình, còn hài hước cho rằng dù lợn có biết bơi cũng không đủ khả năng bơi từ Đông Nam Á đến tận Hawaii và chúng chỉ có cách di chuyển theo con người mà thôi.

Ảnh minh họa trên một website của Australia

Theo các tác giả, sự phát hiện này sẽ "truyền cảm hứng" cho các nhà di truyền học và khảo cổ học suy nghĩ về môt khả năng khác về nơi xuất phát và con đường di chuyển khác mà những người dân nam Thái Bình Dương đã bắt đầu và trải qua để đến nơi sinh sống bây giờ. Con đường đó có thể phức tạp hơn nhưng cũng có thể chính xác hơn và nói lên được mối liên hệ giữa những nhóm người di cư với động vật nuôi họ mang theo.

Họ đến từ Việt Nam?

Măc dù đây mới là giả thuyết nhưng tin về con đường từ Việt Nam mà trước đây những người dân nam Thái Bình Dương đã đi được nhiều hãng tin nổi tiếng của Anh, Australia cũng như các báo khoa học trên toàn thế giới đưa tin.

Để đi đến kết luận về tổ tiên của cư dân một vùng phải còn căn cứ vào rất nhiều bằng chứng nhưng chúng ta hãy cùng chờ đợi cũng như hy vọng sự đóng góp và tiếng nói của các nhà khoa học Việt Nam trong những chương trình nghiên cứu tiếp theo để xác nhận giả thuyết này.

Một số website đã đưa tin[sửa]

Nội dung chi tiết bài báo khoa học về giả thuyết này sẽ được cập nhật sau!

Nguyễn Bá Tiếp Tổng hợp

Xem thêm :[sửa]

Migration patterns of early humans
M175 (Genographic project)

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này