Tổ chức y tế thế giới công bố đại dịch cúm 2009

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các giai đoạn của một đại dịch cúm[sửa]

Giai đoạn 1: Virus cúm tồn tại trong tự nhiên, gây bệnh ở động vật (đặc biệt là gia cầm). Theo lý thuyết, một số loại virus có khả năng biến đổi để gây thành dịch nhưng chưa phát hiện bệnh lây từ động vật sang người.

Giai đoạn 2: Khi virus cúm gây bệnh ở động vật nuôi hay động vật hoang dã đã nhiễm và gây bệnh cho người. Dịch có nguy cơ bùng phát.

Giai đoạn 3: Virus cúm đã gây bệnh lẻ tẻ ở người hoặc một nhóm người nhưng mức độ lây từ người sang người chưa đủ để khẳng định một đại dịch (lây nhiễm từ người sang người thường sảy ra trong những điều kiện nhất định như tiếp xúc trực tiếp hay rất gần người bệnh nhưng không đeo khẩu trang). Tuy vậy, đây chưa phải là điều kiện đủ để của đại dịch.

Giai đoạn 4: Đã phát hiện bệnh lây từ người sang người; virus được hình thành do quá trình kết hợp vật chất di truyền giữa virus cúm gây bệnh ở động vật và virus cúm thường ở người (ví dụ phần lõi virus của virus cúm thường ở người nhưng protein vỏ virus của virus cúm gia cầm). Bệnh đã bùng phát trong cộng đồng. Đây là giai đoạn cần được giám sát và đánh giá chặt chẽ dưới sự phối hợp của tổ chức y tế các quốc gia với tổ chức y tế thế giới để đưa ra cảnh báo kịp thời.

Giai đoạn 5: Ít nhất 02 quốc gia thuộc một trong sáu vùng giám sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO), đã phát hiện được bệnh lây từ người sang người; bệnh chưa được phát hiện ở hầu hết các nước khác. Cảnh báo giai đoạn 5 đồng nghĩa với mức độ bùng phát đại dịch ở mức cao.

Giai đoạn 6: Giai đoạn dịch bùng phát: Bệnh đã xuất hiện ở ít nhất một quốc gia thuộc khu vực khác với khu vực phát hiện dịch (ở giai đoạn 5). Khẳng địch dịch đang ở giai đoạn này đồng nghĩa với một đại dịch toàn cầu đang diễn ra.

Thời kỳ sau đỉnh điểm của dịch: Ở hầu hết các quốc gia có dịch, mức độ lan truyền (tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong) giảm. Đây là dấu hiệu của quá trình suy yếu dần của dịch. Tuy vậy, vẫn có nguy cơ bùng phát một đợt dịch khác. Ở gai đoạn này (hậu dịch), bệnh cúm thường trở về tình trạng tương tự như cúm theo mùa. Các biện phát giám sát chặt chẽ cần được duy trì vừa để phòng, vừa đánh giá và phục hồi thiệt hại do dịch gây ra từ đó có kế hoạch phòng chống dịch trong tương lai.

Ngày 5 tháng 6: Dịch cúm do H1N1 vẫn ở mức 5[sửa]

Đối chiếu với các đặc điểm được mô tả ở phần trên thì hiện tại dịch cúm đã có mặt tất cả các vùng theo phân chia của WHO [1]. Tuy vậy, tại hội nghị của Ủy ban quốc tế các vấn đề sức khỏe được WHO triệu tập gần đây nhất (05/06/09), dịch vẫn được cho là ở giai đoạn 5.

Các thành viên hội đồng thảo luận các vấn đề về xử lý thông tin, các thông báo về tình hình dịch bệnh trong tương lai và đặc biệt là các thông số, tiêu chuẩn để xác định và công đó mức độ trầm trọng của dịch.

Nhiều nhà chuyên môn cũng như tổ chức y tế quốc gia đã đề nghị WHO nên xem xét tầm quan trọng của các thông số dịch tễ để xác địch mức cảnh báo; đặc biệt, nên coi trọng mức độ gây tử vong bên cạnh những con số chỉ phạm vi lan tràn của dịch và tỷ lệ nhiễm bệnh.

Các kết luận chính của hội nghị bao gồm:

1. Dịch cúm do H1N1 vẫn ở mức cảnh báo 5.

2. Tất cả các quốc gia cần tăng cường giám sát dịch cúm do H1N1 và các bệnh hô hấp gây viêm phổi trầm trọng.

3. Không đóng của biên giới và không hạn chế đi lại. Thông tin kịp thời đến những người nghi nhiễm cúm để họ có thể đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế; hạn chế các chuyến đi đặc biệt là các chuyến đi ra nước ngoài nếu có thể; tạo điều kiện cho những người có biểu hiện cúm được hưởng các chăm sóc y tế.

4. Tiếp tục sản xuất vaccine cúm theo màu và nghiên cứu sản xuất vaccine mới phòng H1N1.

Ngày 11 tháng 6: Công bố đại dịch[sửa]

Chủng H1N1 gây bệnh lần này hoàn toàn mới với khả năng lây lan mạnh ở mọi mức độ: Từ người sang người, giữa các địa phương, giữa các quốc gia, các châu lục. Cho đến nay 74 nước đã phát hiện bệnh nhân nhiễm virus H1N1. Đặc biệt, nước có số ca nhiễm bệnh cao nhất lại là nước có hệ thống phòng chống bệnh và phát hiện bệnh tốt. Việc xác định khả năng lây từ người sang người của loại virus này ở một số quốc gia đã trở lên không cần thiết nữa. Đồng thời bệnh sẽ tiếp tục lan đến các quốc gia khác là điều chắc chắn.

Căn cứ vào mức độ trầm trọng của dịch cùng các bằng chứng khoa học, WHO đã chính thức thông báo dịch cúm do H1N1 ĐÃ CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN 6. Công bố này đồng nghĩa với tình trạng thế giới phải đối mặt với một đại dịch cúm mới sau 41 năm (đại dịch cúm gần đây nhất sảy ra vào năm 1968 với tên gọi Cúm Hồng Kông).

Trong tuyến bố, bà Magaret Chan, Tổng thư ý Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh rằng thế giới đang ở những ngày đầu của đại dịch và diễn biến của dịch đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Đây được cho là thành quả thu được từ công sức và tiền bạc mà thế giới đã bỏ ra trong suốt 5 năm qua để chuẩn bị đối phó với đại dịch từ khi dịch cúm do H5N1 xuất hiện, đồng thời là thời điểm những nỗ lực của thế giới được thể hiện ở mức cao hơn.

Với nỗ lực và hợp tác, với thông tin khẩn cấp, không giấu giếm của các quốc gia, bức tranh về dại dịch được phác họa kịp thời. Tuy vậy, virus biến đổi không theo quy luật sẽ gây không ít khó khăn cho việc ngăn chặn đại dịch.

Thông báo cũng nêu rõ mức độ lan truyền và tỷ lệ gây nhiễm chưa ở mức cao nhưng mức độ gây hại có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi bệnh lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hiện tại bệnh nhân nhiễm H1N1 nhìn chung ít có biểu hiện các triệu chứng cúm trầm trọng, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Tuy nhiên mức độ gây bệnh của virus tăng là điều chúng ta không trông đợi.

Trong số các bệnh nhân, nhóm người trẻ tuổi (đặc biệt là những người dưới 25 tuổi nhiễm chiếm tỷ lệ lớn nhưng các trường hợp tử vong lại thuộc nhóm 30 đến 50 tuổi nhiều hơn. Từ số liệu theo dõi của một số quốc gia, khoảng 2% bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng trầm trọng của cúm (thường là viêm phổi nặng và có thể tử vong). Đây là đặc điểm khác với dịch cúm mùa khi hầu hết các trường hợp bệnh nặng và tử vong đều thuộc nhóm người có tuổi.

Thể trạng cơ thể, đặc biệt là các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, hô hấp mãn tính, tiểu đường, suy giảm miễn dịch hay béo phì v.v. là những điều kiện để virus cúm gây các biểu hiện trầm trọng.

Một điều hiển nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng cần được quan tâm nhất!

Ở các quốc gia phát triển và có hệ thống chăm sóc y tế tốt, dịch đang ở mức nhẹ nhưng không thể chắc chắn sức tàn phá của dịch tại các nước nghèo hơn và hạn chế về chăm sóc y tế.

Lần đại dịch trước, bệnh lan đến tất cả các vùng trên thế giới và kéo dài khoảng 6-9 tháng. Một điều lưu ý rằng khi đó con người di chuyển giữa các vùng chủ yếu bằng tàu thuỷ, tàu lửa, đi lại chưa đi lại nhiều và dễ dàng như bây giờ!

Các quốc gia có dịch phải sẵn sàng đối mặt với đợt nhiễm cúm cao điểm kế tiếp.

WHO cũng đã thảo luận với các hãng sản xuất sẵn sàng cung cấp vaccine đến mức cao nhất cho cacs vùng có dịch.

WHO chưa ra thông báo hạn chế đi lại và hạn chế xuất nhập cảnh.

HÃY CỐ GẮNG HẾT KHẢ NĂNG CÙNG CHỐNG ĐẠI DICH CÚM! là lời kêu gọi của TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

Xem thêm[sửa]

Nguyễn Bá Tiếp (tổng hợp), các bài khác

Liên kết đến đây