Giảm cân cho người suy giảm chức năng tuyến giáp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đối với một người bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh, việc kiểm soát cân nặng thường mang lại cho họ chút khó khăn. Nhưng nếu bạn mắc bệnh về tuyến giáp, thì việc giảm cân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tình trạng suy nhược tuyến giáp, hay còn gọi là bệnh giảm hoạt động của tuyến giáp, là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng của phản ứng hóa học trong cơ thể.[1] Hai dấu hiệu để nhận biết tình trạng nhược giáp bao gồm việc trao đổi chất diễn ra chậm và tăng cân.[2] Thông qua việc chẩn đoán đúng bệnh cũng như thực hiện chế độ riêng biệt bao gồm ăn uống, tập thể dục và uống thuốc hợp lý, bạn có thể giảm cân trong khi vẫn sống chung với bệnh liên quan đến tuyến giáp này.


Các bước[sửa]

Có Kiến thức đầy đủ về Tình trạng suy nhược Tuyến giáp và Tăng cân[sửa]

  1. Nhận biết được triệu chứng. Bệnh nhược tuyến giáp thường có vô vàn triệu chứng, từ việc tăng cân cho đến da trở nên khô rát. Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột hoặc từ từ trở nên trầm trọng hơn, giống như việc tăng cân. [1]
    • Triệu chứng phổ biến bao gồm: Tăng cân không lường trước, mệt mỏi, dễ bị cảm lạnh, táo bón, da khô, mặt sưng húp, đau nhức cơ, sưng khớp, tóc thưa, nhịp tim đập chậm, trầm cảm, và chu kỳ kinh nguyệt nặng hoặc không đều.[3]
    • Mỗi người sẽ trải qua triệu chứng khác nhau và chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người lớn.[4]
    • Suy nhược tuyến giáp thường phổ biến ở nữ và những người có độ tuổi trên 50.[5]
  2. Trò chuyện với bác sĩ. Cách duy nhất để xác nhận việc bạn có bị tình trạng suy giáp và bệnh này có làm bạn tăng cân hay không là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và bắt đầu lên kế hoạch điều trị bệnh cho bạn.
    • Nếu bạn không đến gặp bác sĩ mà cứ lơ là ttriệu chứng bệnh, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.[5]
  3. Tìm hiểu một vài sự thật về bệnh suy chức năng tuyến giáp và tăng cân. Nguyên nhân của việc tăng thêm vài kilos thực sự có phần phức tạp và không nhất thiết là do tình trạng suy giáp gây ra.[2] Do đó, việc nhận biết được một số sự thật cơ bản về bệnh này và nguyên nhân tại sao cơ thể lại tăng cân sẽ giúp bạn thành công trong quá trình chuẩn bị khẩu phần ăn bổ dưỡng, lên kế hoạc tập thể dục đều đặn, và dùng thuốc đúng đắn cho tình trạng hiện tại.
    • Hầu hết việc tăng cân mà có liên quan đến bệnh nhược giáp đều do cơ thể trữ quá nhiều muối và nước. Tuy nhiên, thói quen rèn luyện cơ thể và ăn uống của bạn cũng góp phần vào việc trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng.[2] Tốt hơn hết là bạn nên loại bỏ yếu tố và trọng lượng dư thừa trên bằng cách theo dõi khẩu phần ăn và chế độ luyện tập hàng ngày.
    • Bệnh suy nhược tuyến giáp hiếm khi gây ra sự tăng cân đáng kể. Bệnh này chỉ thường làm bạn tăng khoảng từ 2.2 đến 4.8 kilos. Nếu bạn tăng hơn khoảng này, nguyên nhân có thể nằm ở việc bạn ăn uống như thế nào và bạn tập luyện ra sao.[2]
    • Nếu việc tăng cân là triệu chứng duy nhất mà bạn trải qua khi mắc bệnh nhược giáp, thì khả năng trọng lượng cơ thể bạn tăng do bệnh là rất thấp.[2]

Phương pháp Giảm cân thông qua Ăn uống và Luyện tập Thể dục[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Dựa trên chẩn đoán mà bác sĩ cung cấp cho bạn, bạn có thể không cần uống thuốc điều trị suy giảm chức năng tuyến giáp. Nếu trường hợp này xảy ra với bạn, hãy hỏi bác sĩ xem cách nào tốt nhất để giảm cân trước khi bắt đầu chương trình luyện tập và ăn uống hợp lý.
    • Mặc dù bữa ăn và chế độ rèn luyện cơ thể hàng ngày đều đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe chung, việc hỏi ý kiến của bác sĩ xem phương pháp nào tốt nhất cho bạn trong việc giảm cân cũng quan trọng không kém.
  2. Không nên ảo tưởng và mong đợi quá nhiều. Sau khi đã thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh nhược giáp, hãy biến kế hoạch giảm cân của bạn thành hành động thông qua ăn uống và tập luyện thể dục hợp lý. Điều quan trọng ở đây là không nên mong chờ trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm một cách cấp tốc.
    • Đừng hy vọng cân nặng sẽ sụt giảm nhanh chóng. Hầu hết mọi người vẫn phải làm việc chăm để giảm lượng cân thừa, ngay cả khi sau giai đoạn chẩn đoán bệnh.[6] Giảm cân từ từ là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng thừa cân về lâu về dài.[2] Nếu bạn nhận thấy rằng trọng lượng có thể bạn không hề suy giảm xíu nào, hãy thử điều chỉnh khẩu vị ăn uống và bắt đầu chế độ rèn luyện sức khỏe vì thói quen này có thể giúp bạn mau giảm cân hơn.
  3. Dùng bữa đều đặn và lành mạnh. Thưởng thức khẩu phần ăn lành mạnh, cân bằng, và đều đặn sẽ giúp bạn giảm trọng lượng dư thừa không chỉ do bệnh tuyến giáp gây ra, mà còn do suất ăn nghèo nàn và thiếu tập thể dục thường xuyên làm ảnh hưởng.[6] Chẳng hạn như thực phẩm có chứa lượng chất béo vừa phải, carb phức hợp, và hạn chế muối được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát của bạn.
    • Nên chuẩn bị suất ăn có chứa khoảng 1.200 calo giàu dinh dưỡng một ngày, và khẩu phần ăn này cũng sẽ bù đắp phần trọng lượng mà bạn tăng nhưng không liên quan đến tình trạng suy nhược tuyến giáp.[6]
    • Thưởng thức protein không mỡ, như thịt gà, thịt bò thăn xay, hoặc đậu nành Nhật bản (edamame) trong hầu hết bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như giúp cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo.[6] Việc này còn giúp bạn đốt cháy lượng mỡ dư thừa không cần thiết đóng góp vào việc tăng cân.
    • Ăn ngũ cốc nguyên hạt, như bột nguyên cám, bột yến mạch, và hạt diêm mạch, thay vì hấp thụ tinh bột như bánh mì.[6]
  4. Tránh thức ăn không tốt cho sức khỏe. Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, ý kiến hay ở đây là nói không với thực phẩm không đảm bảo sức khỏe hoặc thức ăn rác (thức ăn chứa ít chất dinh dưỡng), vì chúng chứa nhiều natri.[7] Khoai tây chiên, nachos, pizza, hamburgers, bánh ngọt, và kem không giúp ích gì cho bạn trong việc giảm cân hoặc loại bỏ lượng nước và muối tồn trữ trong cơ thể.
    • Nói không với tinh bột và carbs dạng đơn giản như bánh mì, kẹo giòn, mỳ, cơm, ngũ cốc, và thực ăn khô. Loại bỏ thực phẩm trên ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân.[6]
  5. Cắt bỏ lượng Natri ra khỏi bữa ăn. Hầu hết tình trạng tăng cân do bệnh nhược tuyến giáp đều có nguyên nhân từ việc lượng muối và nước tích trữ trong cơ thể quá nhiều. Do đó, nên cắt lượng Natri ra khỏi suất ăn càng nhiều càng tốt. Quá nhiều muối sẽ làm cơ thể giữ lại nhiều nước và đồng thời làm bản thân bạn nặng ký hơn.[7]
    • Không nên hấp thụ hơn 500mg Natri mỗi ngày.[7]
    • Tránh xa thức ăn giàu Natri.[3] Chẳng hạn như đồ ăn chế biến sẵn thường chứa một lượng lớn Natri.[7]
    • Một cách khác để tống khứ lượng muối dư thừa trong cơ thể bạn là thưởng thức thực phẩm giàu kali, như quả chuối, mơ, cam, khoai lang, và củ dền.[7]
  6. Uống nhiều nước. Cách tốt nhất để giảm trọng lượng dư thừa từ nước là luôn giữ bản thân trong tình trạng đủ nước. Uống nhiều nước suốt một ngày sẽ giúp cơ thể đủ nước đồng thời giúp bản thân không bị trữ nước thừa và tăng cân do nước.
    • Tránh đồ uống có đường, đặc biệt là soda và nước trái cây đóng hộp.[8]
  7. Cân nhắc đến việc dùng chất dinh dưỡng bổ sung. Một số người có kết quả kiểm tra nằm trong phạm vi “bình thường” của việc sản xuất hormone tuyến giáp thì không cần uống thuốc điều trị bệnh suy giáp ngay cả khi họ cũng trải qua một vài triệu chứng bệnh. Trong trường hợp này, sử dụng chất dinh dưỡng bổ sung, như selenium, đồng thời kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống cân bằng sẽ giúp họ giảm cân.[5]
  8. Duy trì thói quen đi toilet. Đi cầu (thải phân) thường xuyên sẽ giúp đào thải Natri thừa mứa và nước ra khỏi hệ thống cơ thể. [9] Loại bỏ những yếu tố này và chất thải khác còn đồng thời đóng góp vào việc giảm cân và duy trì tình trạng sức khỏe chung của bạn.
    • Bạn cần nhiều chất xơ để dễ đi ngoài và dễ tống khứ muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nên đặt mục tiêu là hấp thụ khoảng từ 35 - 40mg chất xơ một ngày từ các nguồn chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.[9]
    • Chất xơ hòa tan thường được tìm thấy trong thực phẩm, như yến mạch, các loại đậu, táo, lê, và cây lanh. Bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể chất xơ không hòa tan từ nguồn thức ăn như bột mì nguyên cám và gạo lứt. Rau xanh như bông cải xanh, bí ngồi, cà rốt, và cải xoăn kale, cũng chứa hàm lượng cao chất xơ không hòa tan.[9]
    • Thường xuyên tập thể dục còn giúp bạn đi cầu dễ dàng bởi vì bài tập sẽ tạo lực lên ruột và buộc chúng phải di chuyển.[10]
  9. Rèn luyện sức khỏe. Áp dụng bài tập tăng nhịp tim sẽ giúp bạn giảm cân đồng thì duy trì tình trạng sức khỏe tổng quát. Thảo luận với bác sĩ về chế độ tập sức bền trước khi bạn thực sự bắt đầu.
    • Hãy đặt mục tiêu đi bộ 10.000 bước 1 ngày; điều đó có nghĩa là bạn nên đi bộ khoảng 8km trong vòng 1 ngày.[6]
    • Mang theo bên mình máy đếm bước chân (pedometer) có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn đi bộ đủ bước trong 1 ngày.
    • Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tập bất kỳ bài tập sức bền nào miễn là chúng có thể giúp bạn giảm cân và cải thiện sức khỏe. Bên cạnh việc đi bộ đường dài, đừng quên cân nhắc đến việc chạy bộ, bơi lội, chèo thuyền, hoặc đạp xe.
  10. Luyện tập với mục đích tăng sức mạnh cơ bắp. Ngoài bài tập tăng nhịp tim, thì việc rèn luyện cơ bắp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mục tiêu giảm cân của bạn. Chúng không chỉ giúp bạn có cơ bắp săn chắc, mà còn tăng cường sức khỏe chung.[6]
    • Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tập cơ bắp nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và thậm chí là huấn luyện viên chuyên môn vì họ có thể gợi ý cho bạn kế hoạch luyện tập tốt nhất phù hợp với cho khả năng và nhu cầu của bạn.

Phương pháp Giảm cân bằng cách kết hợp Uống thuốc, Ăn uống và Tập thể dục đều đặn[sửa]

  1. Đến gặp bác sĩ. Đây là người duy nhất có thể chẩn đoán tình trạng suy nhược tuyến giáp. Đừng ngại nói cho bác sĩ nghe về mối bận tâm của bạn về bệnh này. Sau đó, họ sẽ tiến hành xét nghiệm và tiến hành kiểm tra chung. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc nhẹ nhất để điều trị bệnh nhược giáp.[3]
    • Sự chẩn đoán này sẽ quyết định việc bạn có cần dùng thuốc điều trị hay không.[5]
  2. Đọc kỹ toa thuốc. Bác sĩ sẽ ghi cho bạn đơn thuốc, thường là Levothyroxine, có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh.[2] Mang đơn thuốc này đến đến cửa hàng dược phẩm nào gần đó để mua thuốc và bắt đầu quá trình điều trị.
    • Hỏi bác sĩ hoặc người bán thuốc bất kỳ câu hỏi nào mà bạn muốn biết về loại thuốc hoặc tiến trình điều trị bệnh.
  3. Uống thuốc đều đặn. Một cách hay để đối phó với bệnh hay quên là uống thuốc cùng một thời điểm vào mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng chất bổ sung hoặc loại thuốc khác, hãy dùng thuốc điều trị nhược giáp trước để tránh tình trạng tương tác giữa các loại thuốc.
    • Tốt nhất là uống thuốc điều trị suy giáp khi dạ dày rỗng và uống trước 1 tiếng trước khi dùng thuốc khác.[3]
    • Sau khi uống thuốc suy nhược tuyến giáp xong, bạn nên chờ khoảng 4 tiếng trước khi uống các loại thuốc viên khác như thuốc viên tăng cường vitamin, thuốc bổ sung chất xơ, hoặc thuốc chống axit (antacids).[3]
  4. Không nên ngừng uống thuốc trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên làm như vậy. Ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn, đừng quên uống thuốc thường xuyên cho đến khi bạn nói chuyện lại với bác sĩ về việc này. Hầu hết bệnh nhân bị tình trạng suy giáp đều cần đến sự hỗ trợ của thuốc trong suốt cuộc đời họ.[3]
  5. Luôn biết cách nhìn nhận mọi thứ một cách thực tế. Khi uống thuốc điều trị bệnh nhược giáp, chẳng hạn như thuốc Levothyroxine, nên nhớ rằng bạn chỉ giảm được một lượng nhỏ cân nặng cơ thể.[2] Lượng cân nặng bị hao hụt này chủ yếu là từ lượng muối và nước thừa.[2]
    • Không nên trông chờ việc trọng lượng cơ thể sẽ giảm một cách thần kỳ. Hầu hết mọi người vẫn phải làm việc chăm chỉ để giảm cân, kể cả khi sau quá trình điều trị tình trạng suy giáp.[6] Trong một số trường hợp, bạn có thể tăng thêm vài kilos cộng với trọng lượng do bệnh tuyến giáp gây ra. Để giảm trọng lượng cơ thể, cách tốt nhất là có bữa ăn và chế độ luyện tập như đề cập ở trên.
  6. Kết hợp việc uống thuốc với lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể thích hợp. Nếu bạn đang trong giai đoạn dùng thuốc, cách hiệu quả nhất để giảm cân do suy giáp gây ra là kết hợp việc uống thuốc với kế hoạch tập luyện cơ thể và khẩu phần ăn hợp lý. Thảo luận với bác sĩ về phương thức này trước khi bắt tay vào thực hiện.
    • Áp dụng quy tắc tương tự cho bữa ăn và bài tập để giảm cân ngay cả khi bạn không uống thuốc điều trị tình trạng nhược giáp.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây