Hết đau họng tự nhiên và nhanh chóng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cơn đau ngứa ngáy trong cổ họng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nói. Triệu chứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự mất nước, dị ứng và căng cơ.Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến gây đau họng là do nhiễm khuẩn và virut như cảm hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn.[1] Đau họng thường tự dứt sau vài ngày nhưng bạn có thể áp dụng một số cách để chữa trị đau họng nhanh hơn.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán triệu chứng đau họng[sửa]

  1. Nhận diện triệu chứng của cơn đau họng.[2] Triệu chứng dai dẳng nhất của cơn đau họng là cổ họng trở nên tồi tệ hơn khi nuốt thức ăn hoặc nói. Ngoài ra, nó còn kèm theo cảm giác khô hoặc ngứa ngáy và giọng khàn đi. Nhiều người còn gặp phải cơn đau, sưng tuyến ở cổ hoặc hàm. Nếu bạn có a-mi-đan, nó sẽ bị sưng hoặc đỏ, có mảng trắng hoặc mủ.
  2. Các dấu hiệu viêm nhiễm khác.[2] Đau họng hầu hết là do nhiễm vi khuẩn và virut. Bạn cũng nên lưu ý triệu chứng viêm nhiễm khác xuất hiện cùng với đau họng. Gồm có:
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Ho
    • Chảy nước mũi
    • Hắt hơi
    • Đau nhức cơ thể
    • Đau đầu
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  3. Gặp bác sĩ để được khám.[3] Cơn đau họng sẽ biến mất sau vài ngày đến 1 tuần với một số cách điều trị đơn giản tại nhà. Nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ xem cổ họng, nghe hơi thở và lấy dịch ở cổ họng Mặc dù việc lấy dịch không đau nhưng nó sẽ không thoải mái nếu nó gây ra phản xạ nôn.[4] Dịch lấy được từ cổ họng sẽ dùng để xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây viêm nhiễm. Khi xác định được virut hoặc vi khuẩn gây đau họng, bác sĩ đưa ra cách điều trị.
    • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc kiểm tra nguyên nhân gây dị ứng.

Trị đau họng tại nhà[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Việc này sẽ ngăn không cho cơ thể bị mất nước và giữ được độ ẩm của cổ họng để giảm sự khó chịu.[5] Hầu hết mọi người đều chọn nước uống ở nhiệt độ phòng khi bị đau họng. Tuy nhiên, nếu nước lạnh hoặc nước nóng làm bạn dễ chịu thì hãy cứ uống.
    • Uống ít nhất 8 đến 10 ly nước 250ml mỗi ngày – uống nhiều hơn nếu bạn bị sốt.
    • Thêm 1 thìa mật ong vào nước. Mật ong có tính năng kháng khuẩn và có thể giúp làm dịu và bảo vệ cổ họng.[6]
  2. Làm ẩm không khí.[5] Không khí khô sẽ làm cho cơn đau họng trở nên tồi tệ hơn mỗi khi bạn thở. Để làm ẩm và làm dịu cổ họng, hãy tăng độ ẩm không khí. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn sống ở nơi có khí hậu khô.
    • Hãy đặt máy làm ẩm không khí trong nhà hoặc ở văn phòng.
    • Nếu không có máy làm ẩm không khí, hãy đặt một bát nước ở nơi mà bạn dành nhiều thời gian nhất.
    • Nếu cổ họng bị ngứa, hãy tắm nước ấm và dành thời gian để xông hơi.
  3. Uống nước súp hoặc nước hầm xương.[7][8] Cách chữa trị cảm từ ngàn xưa với súp gà luôn hữu hiệu! Nghiên cứu cho biết súp gà có thể làm chậm sự di chuyển của một số loại tế bào hệ miễn dịch đặc thù. Khi các tế bào đó di chuyển chậm thì chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Súp gà cũng làm cho những sợi lông nhỏ ở muỗi mọc nhanh hơn, giúp giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và không dính trong một khoảng thời gian.
    • Ví dụ như cơm, cháo, trứng bác, mì ống/mì sợi luộc kỹ, yến mạch, sinh tố và đậu luộc mềm.
    • Tránh những món cay như cánh gà, pizza pepperoni, hoặc những món có tiêu ớt, cà ri hoặc tỏi.
    • Tránh thức ăn cứng hoặc dính làm bạn khó nuốt. Chẳng hạn như bơ lạc, bánh mì khô, bánh mì nướng hoặc bánh quy lạt, rau sống hoặc hoa quả và ngũ cốc khô.
  4. Nhai kĩ.[9] Ăn từng miếng nhỏ và đảm bảo nhai kĩ trước khi nuốt. Nhai và để nước bọt làm ẩm thức ăn sẽ giúp bạn dễ nuốt hơn.
    • Bạn cũng có thể dùng máy xay đa năng để xay nhuyễn thức ăn cho dễ nuốt.[10]
  5. Tự làm nước xịt cổ họng. Bạn có thể mang theo một chai xịt nhỏ trong suốt cả ngày và dùng để làm dịu cơn đau cổ họng khi cần. Thực hiện bằng cách lấy 1/4 cốc nước lọc để có được 60ml dung dịch xịt cổ họng. Sau đó, thêm tinh dầu bạc hà (giúp giảm đau), khuynh diệp và lá xô thơm (kháng khuẩn, chống virut và kháng viêm), mỗi loại 2 giọt. [11][12] Khuấy đều và đổ vào chai xịt có dung tích 30ml hoặc 60ml. Cho phần dư vào tủ lạnh để dùng sau.

Trị đau họng với nước súc miệng[sửa]

  1. Súc miệng với nước muối. Cho 1 thìa muối ăn hoặc muối biển vào 250ml nước ấm và khuấy đến khi muối tan. Súc miệng với dung dịch nước muối trong 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại việc này sau mỗi 1 tiếng.[13] Muối sẽ giảm sưng bằng cách hút hết nước ở lớp mô bị sưng.
  2. Dùng giấm táo.[14] Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học giải thích cho điều này nhưng giấm táo có vẻ hiệu quả hơn so với các loại giấm khác trong việc diệt khuẩn. Tuy nhiên, mùi vị giấm táo có thể gây khó chịu với một số người nên hãy rửa miệng thật sạch sau khi dùng giấm táo!
    • Cho 1 thìa súp giấm táo vào cốc nước ấm. Nếu muốn, bạn có thể pha thêm 1 thìa súp mật ong để có mùi vị dễ chịu hơn.
    • Súc miệng với dung dịch giấm táo 2-3 lần mỗi ngày.
    • Đừng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dùng mật ong. Trẻ nhỏ có thể bị ngộ độc do nhiễm khuẩn gây ra bởi mật ong.[15]
  3. Dùng muối nở thay thế.[13] Muối nở có tính kiềm, có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Ngoài ra, nó cũng làm thay đổi độ pH trong cổ họng, giúp diệt khuẩn. Bạn có thể dùng muối nở để thay thế khi không chịu nổi việc súc miệng với giấm táo.
    • Cho 1/2 thìa muối nở vào 1 cốc nước ấm.
    • Thêm 1/2 thìa muối ăn hoặc muối biển.
    • Súc miệng với dung dịch đó sau mỗi 2 tiếng.

Uống trà để làm dịu cơn đau họng[sửa]

  1. Pha trà ớt cayenne. Mặc dù bạn nên tránh thức ăn cay, nhưng trà ớt cayenne có thể thực sự làm dịu cơn đau họng. Ớt caynne như một loại thuốc kích thích giảm đau: sự kích thích của nó kháng cự lại cơn đau ở cổ họng.[16] Ngoài ra nó cũng làm tan "Chất P" trong cơ thể. Chất P là một chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với sự viêm nhiễm và cơn đau.[17][18]
    • Khuấy 1/8-1/4 thìa ớt cayenne xay nhuyễn vào cốc nước nóng.
    • Thêm 1-2 thìa mật ong đến khi vừa khẩu vị và uống liên tục
    • Thường xuyên khuấy để ớt không lắng xuống.
  2. Uống trà cam thảo.[19] Đây không phải loại được dùng để làm kẹo cam thảo màu đen hoặc đỏ. Trà cam thảo được chiết xuất từ cây cam thảo có tên khoa học là Glycerrhiza glabra. Cam thảo có tính năng chống virut, kháng khuẩn và kháng viêm.[20][21][22] Nó rất hiệu quả trong việc điều trị các loại đau họng, bất kể do nhiễm virut hay vi khuẩn. Hầu hết các cửa hàng đều có trà thảo dược và trà cam thảo rất phổ biến. Cho 1 túi trà vào cốc nước sôi và thêm mật ong đến khi vừa khẩu vị.
  3. Uống trà đinh hương hoặc trà gừng.[18] Đinh hương và gừng là hai loại chống virut và kháng khuẩn. [23][24][25][26] Kể cả khi không bị đau họng, bạn cũng có thể thưởng thức hương vị và mùi vị dễ chịu của hai loại trà này.
    • Với trà đinh hương, hãy thêm 1 thìa hoa đinh hương hoặc 1/2 thìa đinh hương nghiền nhỏ vào cốc nước sôi.
    • Với trà gừng, hãy thêm 1/2 thìa gừng xay nhuyễn vào nước sôi. Nếu dùng gừng tươi (lựa chọn tốt nhất), hãy cho 1/2 thìa gừng đã gọt vỏ và băm nhỏ.
    • Thêm mật ong đến khi vừa khẩu vị.
  4. Thêm 1 nhánh quế vào bất kỳ loại trà nào bạn uống. Quế giàu chất chống oxy hóa và có tính năng kháng khuẩn và chống virut. Bạn có thể ngâm nhánh quế trong nước sôi để làm trà hoặc dùng để khuấy khi uống các loại trà khác. Nó không chỉ giúp chống lại sự viêm nhiễm mà còn thêm mùi vị đậm đà, thơm ngon cho trà!

Trị đau họng cho trẻ nhỏ[sửa]

  1. Làm kem que sữa chua. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là nhiệt độ lạnh có thể làm cơn đau họng trầm trọng thêm. Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện với cách điều trị này, hãy dừng lại ngay. Bạn có thể thực hiện với nguyên vật liệu sau: 2 cốc sữa chua Hy Lạp, 2 đến 3 thìa mật ong và 1 thìa quế xay nhuyễn. Sữa chua chứa vi khuẩn có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sữa chua Hy Lạp đặc hơn nên nó sẽ không chảy nước khi tan. Bạn có thể thêm hoa quả - tùy thuộc vào sở thích của trẻ.
    • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay đa năng hoặc khuấy đều đến khi mịn.
    • Cho hỗn hợp vào một nửa khuôn kem que.
    • Cho que kem vào khuôn và đặt trong tủ đông 6-8 tiếng.
  2. Chuẩn bị trước khi ăn kem que. Nếu bạn cố gắng kéo mạnh que kem ra khỏi khuôn, khi vừa lấy ra khỏi tủ đông, bạn sẽ chỉ lấy được que mà không có kem. Trước khi lấy que kem, hãy nhúng khuôn vòa nước nóng trong 5 giây. Việc này sẽ làm que kem bớt cứng và giúp bạn dễ dàng lấy ra khỏi khuôn.
  3. Làm kem que với trà. Bạn cũng có thể đông lạnh bất kỳ loại trà nào được đề cập trong bài viết này. Chỉ cần cho trà ớt cayenne, cam thảo, đinh hương hoặc gừng vào khuôn và đông lạnh từ 4 đến 6 tiếng. Với trẻ em, bạn có thể thêm mật ong và/hoặc quế để que kem có vị ngọt.
  4. Làm viên ngậm tại nhà cho trẻ trên 5 tuổi. Với trẻ quá nhỏ, viên ngậm có thể khiến trẻ mắc nghẹn. Tuy nhiên, với trẻ lớn tuổi hơn và người lớn, viên ngậm giúp làm tăng lưu lượng nước bọt, làm ẩm cổ họng. Loại viên ngậm này cũng thêm nguyên liệu làm dịu và chữa lành cơn đau họng. Bạn có thể dùng viên ngậm trong 6 tháng nếu bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh xa ánh nắng mặt trời. Để thực hiện, hãy chuẩn các nguyên liệu sau: 1/2 thìa bột rễ cây thục quỳ; 1/2 cốc bột vỏ cây đu; 1/2 cốc nước lọc nóng, 2 thìa mật ong thuốc.
    • Hòa tan bột rễ cây thục quỳ trong nước nóng.
    • Cho 2 thìa mật ong vào cốc đong thủy tinh và thêm nước rễ cây thục quỳ sao cho được 1/2 cốc. Sau đó, cho vào bát khuấy và đổ bỏ phần dư.
    • Cho 1/2 cốc bột rễ cây đu vào bát khác và tạo thành hình 1 cái giếng bột.
    • Đổ hỗn hợp mật ong/nước cây thục quỳ vào giếng bột và khuấy đều hỗn hợp. Bạn nên khuấy sao cho có được viên tròn kích thước như quả nho.
    • Lăn viên ngậm vào phần bột vỏ cây đu để giảm độ dính và hong khô trên đĩa trong 24 tiếng.
    • Khi viêm ngậm khô, gói nó trong giấy nến. Mỗi khi dùng, bạn chỉ cần lấy giấy gói ra và để nó tan dần trong miệng.

Trị đau họng bằng thuốc[sửa]

  1. Tìm hiểu xem khi nào thì nên dùng thuốc.[27] Hầu hết cơn đau họng đều được chữa lành bằng phương pháp tại nhà trong vài ngày đến 2 tuần. Nếu nó kéo dài hơn 2 tuần, có nghĩa là sự viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng và cần dùng đến thuốc. Ngoài ra, trẻ em cũng cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu cơn đau họng không hết sau khi uống nước vào buổi sáng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu trẻ gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt. Tình trạng chảy nước dãi bất thường kèm theo đau họng cũng nên được khám ngay lập tức. Người lớn thường không rõ về việc họ cần điều trị y tế. Bạn có thể tự điều trị tại nhà trong vài ngày nhưng đi khám nếu gặp các trường hợp sau:[28]
    • Cơn đau họng kéo dài hơn 1 tuần hoặc có vẻ nghiêm trọng
    • Khó khăn khi nuốt
    • Khó thở
    • Gặp khó khăn khi mở miệng hoặc cơn đau ở khớp xương hàm.
    • Đau khớp, đặc biệt là xuất hiện những cơn đau mới
    • Đau tai
    • Xuất hiện mẩn đỏ
    • Sốt hơn 38 độ
    • Có máu trong nước bọt hoặc đờm
    • Thường xuyên bị đau họng
    • Sưng ở cổ.
    • Khàn giọng đến hơn 2 tuần.
  2. Xác định xem sự viêm nhiễm gây ra do virut hay vi khuẩn.[13] Virut gây viêm họng thường không cần điều trị y tế. Nó sẽ tự lành trong 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, viêm nhiễm do vi khuẩn có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh được kê bởi bác sĩ.
    • Xét nghiệm sau khi lấy dịch cổ họng sẽ cho biết bạn bị viêm nhiễm do virut hay vi khuẩn.
  3. Uống kháng sinh theo hướng dẫn để trị viêm do nhiễm khuẩn.[29] Bạn phải hoàn thành việc trị liệu với thuốc kháng sinh, kể khi bạn đã thấy khỏe hơn. Nếu bạn không uống đủ liều lượng như bác sĩ kê, cơn đau họng sẽ trở lại. Nếu việc đó xảy ra, nó sẽ làm tăng vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh trong cơ thể. Điều đó sẽ làm cho sự viêm nhiễm trở nên phức tạp hoặc tái lại nhiều lần.
    • Nếu vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh sống trong cơ thể, bạn sẽ tiếp tục bị viêm nhiễm. Lần này, bạn sẽ cần thuốc kháng sinh mạnh hơn để diệt khuẩn.
  4. Ăn sữa chua hoạt tính khi dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm nhưng cũng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột.[30][31] Cơ thể bạn vẫn cần vi khuẩn đường ruột thông thường để có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vi khuẩn có lợi cũng rất quan trọng cho việc tạo ra một số loại vitamin. Sữa chua "hoạt tính" có probiotic – một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ăn các sản phẩm này khi điều trị bệnh với kháng sinh sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh trong khi chờ kháng sinh diệt khuẩn.
    • Luôn luôn tìm loại sữa chua có ghi "hoạt tính" trên nhãn. Sữa chua diệt khuẩn hoặc đã qua chế biến sẽ không giúp duy trì vi khuẩn có lợi trong đường ruột.[32]

Lời khuyên[sửa]

  • Hầu hết mọi người đều thầy dễ chịu khi dùng thức uống nóng nhưng đó không phải là quy tắc cố định. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu khi uống trà ấm hoặc nguội thì hãy cứ duy trì. Nước lạnh cũng rất có lợi, đặc biệt là khi bạn bị sốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi. Mặc dù rất hiếm nhưng việc ngộ độc nhiễm khuẩn là nguy hiểm vì mật ong đôi khi có chứa bào tử vi khuẩn và trẻ sơ sinh thì chưa có hệ miễn dịch phát triển để chống lại.
  • Nên đến gặp bác sĩ nếu bạn không khỏe sau 2-3 ngày.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/causes/con-20027360
  2. 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/symptoms/con-20027360
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/tests-diagnosis/con-20027360
  4. http://www.livescience.com/34110-gag-reflex.html
  5. 5,0 5,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/lifestyle-home-remedies/con-20027360
  6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3609166/
  7. http://www.dailymail.co.uk/health/article-2252167/Souper-broth-An-old-wives-tale-No-chicken-soup-really-CAN-fight-cold-say-scientists.html
  8. http://well.blogs.nytimes.com/2007/10/12/the-science-of-chicken-soup/?_r=0
  9. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003116.htm
  10. http://www.drugs.com/cg/soft-diet.html
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3609378/
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4003706/
  13. 13,0 13,1 13,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/basics/treatment/con-20027360
  14. Cavender, A;, Folk medical uses of plant foods in southern Appalachia, United States. J Ethnopharmacol; 108 (1) 74-84, 2006.
  15. http://kidshealth.org/parent/infections/bacterial_viral/botulism.html
  16. http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/counterirritant
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15334652
  18. 18,0 18,1 Sandhu, D., Heinrich, M. The Use of Health Foods, Spices and other Botanicals in the Sikh Community in London. Phytotherapy Res., 19, 633-642, 2005
  19. https://www.researchgate.net/publication/7332760_Antibacterial_Compounds_from_Glycyrrhiza_u_ralensis
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9055991
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3870067/
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16353966
  23. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17380552
  24. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23123794
  25. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16366855
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3074903/
  27. http://www.osteopathic.org/osteopathic-health/about-your-health/health-conditions-library/general-health/Pages/sore-throat.aspx
  28. https://www.entnet.org/?q=node/1451
  29. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/consumer-health/in-depth/antibiotics/art-20045720?pg=2
  30. http://goaskalice.columbia.edu/lactobacillus-acidophilus-diarrhea
  31. http://www.mayoclinic.org/probiotics/expert-answers/faq-20058065
  32. http://www.health.harvard.edu/blog/probiotics-may-help-prevent-diarrhea-due-to-antibiotic-use-201205094664