Không cảm thấy cô đơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi thế giới thực sự được kết nối thì bạn cũng dễ dàng cảm thấy bị bỏ rơi. Bạn có hay cảm thấy vậy không? Bạn không phải là người duy nhất, chắc chắn là như vậy. Bạn tự hỏi cách nào để đối phó với cảm giác cô đơn. Trước hết, bạn phải hiểu bản thân hơn. Sau đó, tạo ra thay đổi để vượt qua cảm giác cô đơn.

Các bước[sửa]

Hành động[sửa]

  1. Trở nên bận rộn. Làm việc để tiêu tốn thời gian. Khi lịch trình của bạn có nhiều hoạt động khiến bạn trở nên bận rộn, bạn chẳng có thời gian để suy nghĩ về việc mình cô đơn nữa. Làm tình nguyện. Tìm một công việc bán thời gian. Tham gia câu lạc bộ sách, phòng tập thể hình mới với nhóm bạn thú vị. Thực hiện một vài dự án DIY. Chỉ cần ngừng suy nghĩ. [1]
    • Sở thích của bạn là gì? Bạn giỏi việc gì? Bạn vẫn luôn muốn làm gì mà không nhận ra? Hãy nắm bắt cơ hội này và thực hiện nó.
  2. Thay đổi môi trường xung quanh. Ngồi ở nhà và dành cả ngày để xem bộ phim yêu thích thật dễ dàng. Nhưng khi bạn cứ ở mãi trong một môi trường như thế, nỗi đau của sự cô đơn sẽ chỉ tồi tệ hơn. Bạn nên ra quán cà phê làm việc. Hay ra công viên và ngồi trên ghế đá ngắm mọi người đi qua. Đây là cách kích thích não bộ để phân tán sự tập trung khỏi cảm giác tiêu cực.
    • Dành thời gian với thiên nhiên có hiệu quả tích cực cho tinh thần.[2] Ra ngoài giúp giảm căng thẳng, đồng thời cải thiện thể chất. Vậy nên bạn có thể đọc sách ở bãi cỏ ngoài công viên. Việc làm này sẽ giúp bạn có thêm cảm hứng.
  3. Làm điều khiến bạn thấy vui. Làm những việc bạn đam mê có thể giảm thiểu cảm giác cô đơn. Suy nghĩ về điều khiến bạn cảm thấy vui. Tập thiền? Đọc văn học Châu Âu? Ca hát? Đừng ngần ngại. Hãy dành thời gian quý báu của bạn để nuôi dưỡng đam mê. Bạn có thể rủ bạn bè cùng tham gia với mình.[3]
    • Không sử dụng chất giảm đau để thoát khỏi cảm giác cô đơn. Tìm các hoạt động lành mạnh để giúp bạn cảm thấy tốt hơn thay vì khắc phục tạm thời để che đậy vết thương.
  4. Quan sát dấu hiệu cảnh báo. Đôi khi, bạn quá tuyệt vọng tìm cách vượt qua cảm giác cô đơn nên sẵn sàng nắm lấy bất kỳ cơ hội nào để thoát khỏi nó. Bạn nên thận trọng để không bị ảnh hưởng xấu hay gặp phải người muốn lợi dụng bạn. Đôi khi, những người bị tổn thương và cô đơn chính là mục tiêu của sự lạm dụng. Sau đây là dấu hiệu của người không quan tâm đến mối quan hệ lành mạnh và bình đẳng:[4]
    • Họ có vẻ "quá tốt so với thực tế". Họ liên tục gọi bạn, lên kế hoạch cho các hoạt động và mọi thứ dường như quá hoàn hảo. Thông thường, đây chính là dấu hiệu cảnh báo sớm của người lạm dụng muốn kiểm soát hành động của bạn.
    • Họ không đền đáp bạn. Bạn giúp họ trong công việc, giúp họ vào cuối tuần, v, v nhưng họ không bao giờ đáp lại. Những người này chỉ lợi dụng sự tổn thương của bạn để kiếm lợi.
    • Họ không vui khi bạn dành thời gian ở nơi khác. Bạn có thể thích thú khi tương tác với người mà sự kiểm soát hành vi của họ không ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên, nếu những người này kiểm tra bạn, cố gắng theo dõi nơi bạn đến, người ở cùng bạn hay thể hiện sự quan tâm khi bạn thân với người khác hơn họ, đây là dấu hiệu cảnh báo.
  5. Tập trung vào người bạn yêu thương. Mặc dù điều này khá khó khăn với người khao khát tự lập, đôi khi chúng ta cũng phải phụ thuộc vào người khác. Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy tìm đến người họ hàng hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng cho dù họ có cách xa cả ngàn cây số. Một cuộc điện thoại cũng giúp bạn lên tinh thần.
    • Nếu bạn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, thậm chí người thân yêu của bạn không biết. Bạn không bắt buộc phải nói toàn bộ cảm nhận của mình với họ nếu không thoải mái. Bạn chỉ cần chia sẻ những gì bạn muốn. Người thân yêu của bạn sẽ cảm thấy tự hào vì bạn chia sẻ cảm nhận với họ.
  6. Tìm người giống bạn. Điểm khởi đầu dễ dàng nhất là internet. Có rất nhiều nguồn để kết nối với mọi người, chẳng hạn như Meetups.[5] Thử kết nối với người có sở thích giống bạn trên internet. Suy nghĩ về cuốn sách và bộ phim bạn thích, quê hương và nơi bạn sống. Có nhiều nhóm phù hợp với mọi tình huống.
    • Tìm cơ hội hòa nhập xã hội. Tìm các nhóm phù hợp trên mạng. Bạn có thể tìm một nhóm người hâm mộ truyện tranh. Đăng ký tham gia giải đấu hay một cái gì đó. Tạo cơ hội. Khởi xướng cuộc trò chuyện. Đó là cách duy nhất thay đổi sự cô đơn.[6]
    • Điều này có thể liên quan tới việc ra khỏi vùng an toàn của bản thân, tuy nhiên bạn nên coi đây là điều tốt, một thử thách. Nếu bạn không thích, bạn có thể chọn không tham gia. Bạn sẽ không bị tổn thương từ tình huống này, nhưng bạn có thể học hỏi được điều gì đó.
  7. Nuôi thú cưng. Mọi người rất cần sự kết nối nên họ đã lai tạo ra loài động vật có lông.[7] Nếu Tom Hanks có thể sống với Wilson nhiều năm, bạn cũng có nhiều ích lợi nếu nuôi chó hoặc mèo. Vật nuôi có thể làm bạn đồng hành tuyệt vời. Bạn cần chắc chắn sự hiện diện của chúng là không thể thay thế. Cố gắng duy trì kết nối với một số người để trò chuyện và dựa vào họ ở bất kỳ lúc nào.
    • Đừng chi quá nhiều tiền mua một chú chó. Bạn có thể tới trạm cứu hộ chó và nhận một con chó về nuôi.
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài sự đồng hành, vật nuôi còn cải thiện tâm lý và giúp bạn sống lâu hơn.[8]
  8. Suy nghĩ cho người khác. Nghiên cứu xã hội đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự tự cho mình là trung tâm và cô đơn.[9] Điều này không có nghĩa là bạn không được suy nghĩ về cảm xúc của bản thân, nhưng không nên biến nó thành tâm điểm duy nhất. Nếu bạn mở rộng sự tập trung sang những thứ khác, sự cô đơn sẽ phai nhạt dần. Nghiên cứu cho rằng làm tình nguyện, giúp đỡ người khác kết nối với xã hội và đáp ứng tình cảm chính là cách chống lại cảm giác cô đơn. [10][11]
    • Cách đơn giản nhất để mở rộng sự tập trung là tìm một nhóm người bạn có thể giúp đỡ. Làm tình nguyện ở bệnh viện, nhà bếp hay nơi hỗ trợ người vô gia cư. Tham gia một tổ chức hỗ trợ hoặc từ thiện. Trở thành một người anh, người chị lớn. Mỗi người trong chúng ta đều có trận chiến của riêng mình, bạn nên giúp đỡ họ.
    • Bạn thậm chí có thể tìm cách giúp những người cảm thấy cô đơn. Người tàn tật, người cao tuổi thường ít được giao tiếp với xã hội. Tình nguyện tới thăm nhà người cao tuổi hoặc làm tình nguyện ở bệnh viện có thể giúp người khác hết cô đơn.

Thay đổi Suy nghĩ[sửa]

  1. Thể hiện cảm xúc với bản thân. Viết nhật ký có thể giúp bạn hiểu cội nguồn sự cô đơn. Ví dụ, nếu bạn có nhiều bạn nhưng cảm thấy bối rối và cô đơn. Bạn có thể lần ra thời điểm nào bạn bắt đầu có cảm giác đó trong nhật ký. Chúng xuất hiện lúc nào? Chúng như thế nào? Chuyện gì xảy ra khi bạn cảm thấy như vậy?[3]
    • Ví dụ, bạn xa gia đình đến một thành phố mới. Bạn có những người bạn mới nhưng vẫn cảm thấy cô đơn vào buổi tối khi ở nhà một mình. Bạn nên tìm một người có cảm xúc mạnh mẽ và ổn định để tâm sự.
    • Hiểu được nguồn gốc của sự cô đơn có thể giúp bạn chiến đấu với nó và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Ví dụ, bạn vui vẻ với những người bạn mới nhưng vẫn nhớ cảm giác khi ở bên gia đình thì đây là cảm giác hoàn toàn tự nhiên.
  2. Sắp xếp lại suy nghĩ tiêu cực. Chú ý tới suy nghĩ lập lại trong đầu. Tập trung vào suy nghĩ về bản thân hay người khác. Nếu đó là suy nghĩ tiêu cực, thử điều chỉnh và thay thế nó bằng suy nghĩ tích cực: thay thế "Không ai ở chỗ làm hiểu tôi" bằng suy nghĩ "Tôi chưa kết nối được với mọi người trong công việc."[12]
    • Sắp xếp lại tự chuyện với chính mình là thử thách khó khăn. Thông thường, con người không nhận thức được toàn bộ suy nghĩ tiêu cực hàng ngày. Bạn nên dành 10 phút mỗi ngày để chú ý đến suy nghĩ tiêu cực. Sau đó, cố gắng thay thế suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Làm theo cách của bạn cho tới khi bạn dành cả ngày để theo dõi tự chuyện của chính mình và giành quyền kiểm soát. Toàn bộ quan điểm của bạn có thể thay đổi sau khi hoàn thành bài tập này.
  3. Ngừng suy nghĩ trắng đen rạch ròi.[13] Những suy nghĩ như vậy là sự bóp méo nhận thức và cần được giải quyết. Suy nghĩ "Bây giờ tôi đang cô đơn, nên tôi sẽ mãi cô đơn" hoặc "Không có ai quan tâm đến tôi" chỉ cản trở sự tiến bộ của bạn bằng cách khiến bạn cảm thấy khổ tâm hơn.
    • Thách thức suy nghĩ. Ví dụ, bạn có thể nghĩ về lần mình không cảm thấy cô đơn. Bạn kết nối với ai đó, bạn cảm thấy được hiểu cho dù chỉ là một phút. Thừa nhận và chấp nhận rằng những tuyên bố bắt nguồn từ suy nghĩ trắng đen rạch ròi không đủ phức tạp để phản ánh sự thật về cuộc sống giàu cảm xúc của ta.
  4. Suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến thực tế tiêu cực. Suy nghĩ của bạn thường tạo ra lời tiên đoán của bản thân.[14] Nếu suy nghĩ tiêu cực, quan điểm của bạn về thế giới sẽ trở nên tiêu cực. Nếu bạn đến bữa tiệc với suy nghĩ không ai thích mình và mình sẽ không vui vẻ gì, bạn sẽ chỉ ngồi thu lu một góc, không giao tiếp với mọi người và cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, với suy nghĩ lạc quan thì điều tích cực có thể xảy ra.
    • Điều ngược lại cũng đúng. Nếu bạn mong đợi mọi chuyện tốt đẹp thì nó có xu hướng diễn ra theo ý bạn. Kiểm tra quy luật này bằng cách suy nghĩ lạc quan về tình huống trong cuộc sống. Dù cho kết quả không thật sự tuyệt vời nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu đón nhận điều này bằng tinh thần lạc quan.
    • Cách tốt nhất để luyện tập suy nghĩ tích cực là ở cạnh những người lạc quan. Bạn sẽ để tâm đến cách những người này nhìn cuộc sống và mọi người xung quanh, và rồi sự lạc quan của họ sẽ tác động đến bạn.[15]
    • Một chiến thuật suy nghĩ tích cực khác là tránh nói với bản thân những điều bạn không muốn nói với một người bạn. Ví dụ, bạn không bao giờ nói bạn mình là kẻ thua cuộc. Vậy nên không được nói bản thân là "Tôi là kẻ thua cuộc" hãy thay thế suy nghĩ tiêu cực này bằng một điều gì đó tích cực hơn "Đôi khi tôi mắc lỗi, nhưng tôi thông minh, vui tính, chu đáo và tự nhiên."
  5. Gặp chuyên gia. Đôi khi, cô đơn là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn cảm thấy như cả thế giới bỏ rơi bạn và không thể suy nghĩ rạch ròi, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn.
    • Cảm giác cô đơn dai dẳng đôi khi là dấu hiệu của trầm cảm.[16] Bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để đánh giá chính xác và giúp bạn nhận ra dấu hiệu trầm cảm và điều trị chứng rối loạn.
    • Chỉ cần nói chuyện với ai đó về tình trạng này cũng giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nó có thể giúp bạn nhận ra điều bình thường và bất thường, bạn có thể làm gì để hòa nhập hơn, bạn cảm thấy tốt hơn khi thay đổi thói quen.

Hiểu Bản thân[sửa]

  1. Xác định kiểu cô đơn của bạn. Sự cô đơn có nhiều hình thái khác nhau và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Với nhiều người, cô đơn là một ý niệm mơ hồ đến và đi liên tục, với người khác đó là phần không ngừng nghỉ của thực tế. Bạn có thể cảm thấy cô đơn về mặt xã hội hoặc cô đơn về cảm xúc.[9]
    • Cô đơn xã hội. Kiểu cô đơn này bao gồm cảm giác không có mục đích, buồn chán và bị xã hội loại trừ. Điều này xảy ra khi bạn không có mối quan hệ xã hội vững chắc (hoặc bạn bị tách khỏi ai đó, chẳng hạn như chuyển đến nơi ở mới).
    • Cô đơn cảm xúc. Kiểu cô đơn này bao gồm cảm giác lo âu, trầm cảm, bất an và hoang vu. Điều này xảy ra khi bạn không có mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ với người bạn cần.
  2. Nhận ra cô đơn chỉ là một cảm giác. Bước trung gian và bắt buộc trong cuộc chiến chống cô đơn chính là nhìn nhận nó, mặc dù có thể đau đơn nhưng đây chỉ là cảm giác. Nó không phải là thực tế, nó không kéo dài mãi mãi. Diễn đạt bằng từ ngữ: "bạn nên vượt qua điều này". Nó không ảnh hưởng tới bạn dưới vai trò cấu tạo xã hội và thật không may mọi hoạt động với tế bào thần kinh trong đầu vẫn chưa thay đổi. Bạn dễ dàng tấn công suy nghĩ về sự cô đơn và cảm thấy tốt hơn.[17]
    • Cuối cùng, bạn xác định điều gì tạo ra tình thế này. Hãy coi đây là cơ hội để hiểu rõ bản thân hơn và tạo sự tiến bộ. Sự tiến triển trong hiểu biết về cô đơn đưa ra giả thuyết nỗi đau có thể thúc ép bạn hành động và trở thành một ai đó mà bạn không bao giờ có khả năng đạt được.[9]
  3. Xem xét cá tính của bản thân. Sự cô đơn của người hướng ngoại và hướng nội rất khác nhau.[18] Cô đơn và ở một mình không giống nhau.[3] Suy nghĩ xem đối nghịch với cô đơn là gì, nhớ rằng mỗi người có suy nghĩ khác nhau.[19]
    • Người hướng nội mong muốn một mối quan hệ thân thiết với một hoặc hai người. Họ không cần gặp bạn bè hàng ngày. Thay vào đó, họ có thể tận hưởng thời gian cho các hoạt động khác và chỉ cần sự khuyến khích từ người khác lúc cần thiết. Tuy nhiên, nếu sự hòa nhập xã hội không đáp ứng được cảm xúc, người hướng nội vẫn có thể cảm thấy cô đơn.[19]
    • Người hướng ngoại cần ở cạnh một nhóm người để đáp ứng nhu cầu xã hội. Họ có thể cảm thấy thất vọng khi không tương tác với những người khuyến khích họ. Nếu sự kết nối của họ không mang tính xã hội và đáp ứng cảm xúc, người hướng ngoại vẫn cảm thấy cô đơn dù ở bên cạnh nhiều người.[19]
    • Bạn rơi vào tình huống nào? Hiểu được cách thức mà cá tính của bạn ảnh hưởng đến cảm giác cô đơn có thể dẫn dắt bạn tới quyết định đúng đắn để vượt qua những cảm giác này.
  4. Nhận ra bạn không một mình trong cảm giác cô đơn. Một cuộc khảo sát gần đây chỉ ra rằng cứ 4 người thì có 1 người thừa nhận không có ai để chia sẻ về vấn đề cá nhân. Khi không tính thành viên gia đình vào diện có thể chia sẻ, thì con số lên đến 50% số người tham gia khảo sát.[20] Điều này tức là khi cảm thấy cô đơn, bạn không có ai để chia sẻ, 25-50% dân số Mỹ có cảm giác tương tự.
    • Các nhà khoa học đề cập đến sự cô đơn như một vấn ngại sức khỏe cộng đồng.[21]Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người cảm thấy bị cô lập, dù theo khoảng cách vật lý hay suy nghĩ chủ quan, thì tuổi thọ có thể ngắn hơn người khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Thế giới rộng lớn và cho dù sở thích của bạn là gì thì cũng sẽ có người phù hợp với bạn, điều quan trọng là bạn phải tìm người đó.
  • Chấp nhận rằng có thể sửa đổi cô đơn. Nếu sắp xếp suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, bạn có thể học cách trở nên vui vẻ và chấp nhận rủi ro khi kết nối với mọi người.
  • Hoạt động tích cực hơn trên mạng xã hội. Theo báo cáo, những người đăng nhiều bài lên mạng xã hội là người ít cảm thấy cô đơn.[22].
  • Nếu bạn chỉ ngồi cô đơn một chỗ và không làm gì thì không thay đổi được gì. Ít nhất bạn cũng phải thử. Hãy hành động! Ra khỏi nhà và gặp gỡ bạn mới.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh tình huống tiêu cực. Bạn không nên uống nhiều, dùng thuốc hay dành nhiều thời gian xem TV. Đây là lựa chọn tồi tệ nếu tâm trạng bạn không tốt hay cảm thấy cô đơn. Tới gặp nhà tâm lý học nếu bạn không thể thoát khỏi sự cô đơn sau khi áp dụng các bước trên.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.utdallas.edu/counseling/loneliness/
  2. http://www.takingcharge.csh.umn.edu/enhance-your-wellbeing/environment/nature-and-us/how-does-nature-impact-our-wellbeing
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.counseling.ufl.edu/cwc/how-to-deal-with-loneliness.aspx
  4. http://www.scu.edu/wellness/topics/relationships/warningsigns.cfm
  5. http://www.meetup.com/
  6. http://www.up.edu/healthcenter/default.aspx?cid=5060&pid=1802
  7. http://www.the-scientist.com/?articles.view/articleNo/38279/title/Origin-of-Domestic-Dogs/
  8. http://www.med.upenn.edu/psychotherapy/user_documents/PetOwnership.html
  9. 9,0 9,1 9,2 http://psychology.uchicago.edu/people/faculty/cacioppo/jtcreprints/hc09.pdf
  10. http://www.health.harvard.edu/blog/volunteering-may-be-good-for-body-and-mind-201306266428
  11. http://wellbeing.rice.edu/Content.aspx?id=62
  12. http://www.academia.edu/1097848/Stress_and_Coping_Activity_Reframing_Negative_Thoughts
  13. http://daphne.palomar.edu/di/allor.htm
  14. https://public.psych.iastate.edu/madon/PAPERS%20ON%20HOMEPAGE/OFFPRINT.COMPASS.pdf
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/positive-thinking/art-20043950?pg=2
  16. http://psychology.uchicago.edu/Cacioppo_Loneliness&DepressiveSymptoms_Psych&Aging_2006.pdf
  17. http://www.uwec.edu/Counsel/pubs/selfhelp/upload/What-is-Loneliness.pdf
  18. http://www.academia.edu/7623859/Social_Interactions_on_Facebook_and_Feelings_of_Loneliness_vs._Connectedness_for_Introverts_and_Extroverts
  19. 19,0 19,1 19,2 http://www.myersbriggs.org/my-mbti-personality-type/mbti-basics/extraversion-or-introversion.htm
  20. http://spectator.org/articles/59230/loneliness-american-society
  21. http://time.com/3747784/loneliness-mortality/
  22. http://spp.sagepub.com/content/4/5/579.abstract

Liên kết đến đây