Kiếm tiền trên blog

Từ VLOS
(đổi hướng từ Kiếm tiền Trên Blog)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kiếm tiền từ blog đòi hỏi bạn phải suy nghĩ cẩn thận về chủ đề. Nếu bạn đã có blog với một lượng độc giả nhỏ, hãy cân nhắc xem chủ đề bạn đang thực hiện có thực sự hấp dẫn và được một blogger khác bao quát hay chưa. Nếu câu trả lời là chưa, rất tốt! Nếu không thì bạn có thể lập blog thứ hai để thu hút độc giả, quảng bá blog và kiếm tiền theo nhiều cách dưới đây.

Các bước[sửa]

Tìm Nguồn Cảm hứng[sửa]

  1. Viết ra các chủ đề bạn hiểu biết và yêu thích. Bạn sẽ có khoảng thời gian "kinh doanh" thoải mái hơn với trang blog bạn yêu thích thay vì cố gắng viết về những thứ bạn không thích chỉ vì bạn nghĩ nó sẽ kiếm được tiền.[1] Bạn có thể viết về sở thích cá nhân, sự nghiệp, một số kiến thức cụ thể và nhỏ lẻ mà bạn có.
    • Một số blog thành công về mặt tài chính cung cấp tin tức về một chủ đề cụ thể hoặc nhắm mục tiêu tới một cá nhân cụ thể. Mashable, blog được tạo bởi một thiếu niên vào năm 2005, tập trung chủ yếu vào tin tức truyền thông xã hội, đến nay đã thu hút cả triệu đô tiền vốn đầu tư.[2][3]
    • Nhiều blog đăng tải đoạn phim và hình ảnh hài hước về chủ đề cụ thể. Fail Blog là một ví dụ điển hình, chuyển đăng tải rủi ro, lỗi chính tả, những hành động "ngốc nghếch". Blog này kiếm tiền chủ yếu nhờ quảng cáo, hiện nay còn rao bán những cuốn sách nổi tiếng.[2]
    • Một số blog tập trung vào việc trả phí để cung cấp liên kết tới bài viết tin tức, cửa hàng công ty, hoặc trang web của bên thứ ba. Thành công về mặt tài chính trong lĩnh vực này là Drudge, blog chuyên đăng bài dẫn liên kết tới Smashing Magazine, trang web đưa ra lời khuyên và đánh giá sản phẩm giúp nhà phát triển phần mềm.[2][4]
    • Một số chủ đề phổ biến được bao quát bởi một số blog nổi tiếng là kinh doanh (Business Insider), thể thao (SBNation), tin đồn của người nổi tiếng (Perez Hilton), và âm nhạc (Pitchfork).
  2. Thu hẹp chủ đề dựa trên lợi nhuận và các mục tiêu khác. Để kiếm được tiền, bạn cần tìm chủ đề mà người khác chưa dùng đến, nhưng phải đủ hấp dẫn để thu hút một lượng độc giả lớn. Bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố khác như ngân sách sử dụng nếu bạn định tập trung vào mảng đánh giá sản phẩm, bạn sẽ phải mua rất nhiều sản phẩm.
    • Chọn chủ đề cụ thể, không phải một chủ đề khái quát. Viết về luyện tập cho cuộc thi chạy marathon, không phải rèn luyện chung chung. Viết về việc chế tạo trang sức thủy tinh, không phải thủ công mỹ nghệ chung chung.
    • Nếu muốn nổi tiếng và tiếp cận được nhiều độc giả, bạn cần chọn chủ đề rộng một chút và làm việc chăm chỉ để đưa ra nội dung tốt nhất cho chủ đề đó. Một chủ đề phụ liên quan đến luyện tập, tài chính, lời khuyên tình cảm sẽ tiếp cận được nhiều người. Cân nhắc một chủ đề cụ thể nhưng phổ biến, chẳng hạn như quản lý tiền bạc khi học đại học, hoặc tư vấn hôn nhân.
  3. Tìm kiếm các blog bao quát chủ đề tương tự. Sử dụng công cụ tìm kiếm và thanh tìm kiếm trong trang lưu trữ để tìm blog khai thác chủ đề giống hoặc liên quan với chủ đề bạn chọn. Đọc một số bài viết của blog nổi tiếng nhất, blog hiển thị ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, có nhiều bình luận hoặc có tới 20000 ngàn lượt xem hoặc cao hơn.[5] Nắm bắt được tính thú vị và cạnh tranh của những blog này.
    • Nếu không tìm thấy blog liên quan nào nổi tiếng tức là chủ đề của bạn hơi quá. Những người quan tâm đến chủ đề nào đó sẽ thường xuyên ghé thăm blog liên quan, blogger có thể liên kết với nhau để có nhiều lượt truy cập hơn.
    • Nếu tìm thấy blog nổi tiếng khai thác chủ đề mà bạn định chọn, hãy thận trọng vì bạn khó có thể cạnh tranh với họ. Thử xoay chuyển một chút, một chủ đề theo hướng khác nhưng vẫn thuộc phạm vi đó, khi đó blog của bạn sẽ bổ sung cho blog nổi tiếng kia thay vì cố gắng vượt qua nó.
  4. Kiểm tra hiểu biết về chủ đề. Nếu không đủ hiểu biết để viết về chủ đề này, thử luyện tập nhiều trước khi tạo blog. Nếu bạn không thể viết ít nhất 30 bài thì nên khai thác chủ đề khác mà bạn nắm rõ hơn.

Quyết định Nền tảng Blog[sửa]

  1. Cân nhắc dịch vụ blog miễn phí. Nhiều người lựa chọn tạo blog miễn phí trên các dịch vụ phổ biến như WordPress.com hoặc Google Blogger. Đây là tùy chọn thích hợp với những người không thông thạo thiết kế web, không muốn trả phí lưu trữ và hoàn toàn hài lòng với sự đơn giản và ổn định của các dịch vụ này. Tuy nhiên chúng cũng có giới hạn về cách thức kiếm tiền, vậy nên bạn cần đảm bảo không vị phạm điều khoản dịch vụ.
    • WordPress.com hỗ trợ quảng cáo, liên kết paypal và liên kết thành viên ở mức giới hạn. Trang web không lưu trữ blog chứa dịch vụ quảng cáo của bên thứ ba, treo bảng quảng cáo, blog được sử dụng để đăng liên kết thành viên, hay bất kỳ quảng cáo để kiếm tiền nhanh chóng nào liên quan đến cờ bạn, khiêu dâm, tiếp thị đa cấp, hoặc "làm tai tiếng thương gia".[6][7][8]
    • Google Blogger hỗ trợ quảng cáo thông qua Google AdSense, liên kết paypal, và liên kết thành viên ở mức giới hạn. Nếu bạn dùng quá nhiều liên kết thành viên, bạn không thể chèn nội dung liên quan hay trả phí để tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm, Google sẽ hạ thấp thứ hạng blog của bạn trong danh sách tìm kiếm, làm giảm số lượng độc giả một cách đáng kể.[9][10]
    • Nếu không nắm rõ điều khoản dịch vụ, bạn có thể tìm hiểu ở phần Monetizing Your Blog (Kiếm tiền trên Blog).
  2. Cân nhắc việc lưu trữ blog. Nếu bạn mua tên miền, bạn cần trả phí cho dịch vụ lưu trữ hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì trang web. Ưu điểm chính là bạn có thể tùy chỉnh, kiểm soát phần lớn cách thức kiếm tiền trên blog, và trực tiếp truy cập thông tin về lưu lượng truy cập blog để phân tích.
    • Nếu không thông thạo thiết kế web, bạn nên nhờ bạn bè giúp. Blog tự lưu trữ sẽ dễ bị tin tặc tấn công hơn, hoặc dễ gặp trục trặc do chủ sở hữu chưa có kinh nghiệm.
    • Chọn tên miền dễ nhớ, sử dụng (tên bạn).com nếu bạn là nhà văn hoặc nhân vật của công chúng. [11]
    • WordPress.org cho phép sử dụng phần mềm WordPress theo cách của bạn, và được coi là blog tự lưu trữ. Đây là lựa chọn tốt nếu bạn đã thông thạo WordPress.com nhưng muốn tận dụng lợi thế riêng, Wordpress.com là dịch vụ lưu trữ blog miễn phí được đề cập ở phía trên.

Tạo Nội dung Hấp dẫn[sửa]

  1. Tạo và tùy chỉnh blog. Nếu sử dụng dịch vụ miễn phí, bạn sẽ thấy phần hướng dẫn để bạn thực hiện các bước thiết lập ban đầu, hoặc có thể vào diễn đàn để hỏi mọi người. Nếu tự lưu trữ blog trên trang cá nhân, bạn cần quen người có kinh nghiệm thiết kế web để tùy chỉnh blog, hoặc dùng phần mềm WordPress.org để tạo cấu trúc trang tương tự như dịch vụ Wordpress miễn phí.
    • Các dịch vụ lưu trữ blog miễn phí thường có gói nâng cấp trả phí, cho phép người dùng tùy chỉnh ở mức độ cao và kèm theo nhiều lợi ích khác. Bạn nên dùng phiên bản miễn phí cho tới khi blog của bạn thành công.
  2. Tự viết nội dung. Đăng bài với chủ đề tự chọn, tự viết bài thay vì sao chép của ai đó. Độc giả sẽ ghé thăm blog nếu họ thích giọng văn và cách chọn chủ đề của bạn, chứ không phải đến để đọc những nội dung "đạo nhái" có thể thấy ở bất kỳ đâu.
    • Bạn có thể lôi kéo độc giả bằng cách đăng nội dung chưa từng có trên mạng, ví dụ như bản quét sách ảnh, v,v. Bạn có thể viết thêm bình luận liên quan.
  3. Cập nhật thường xuyên. Nếu muốn kiếm tiền trên blog thì bạn cần cập nhật thường xuyên. Cố gắng đăng bài ít nhất một tuần một lần, về chủ đề mà bạn chưa khai thác trước đó, nhưng vẫn phù hợp với nội dung tổng thể của blog.

Quảng bá Blog[sửa]

  1. Suy nghĩ về từ khóa cho mỗi bài viết. Từ khóa là từ quan trọng liên quan tới chủ đề blog, đặc biệt liên quan đến từng bài viết. Chọn từ khóa liên quan mà mọi người thường xuyên tìm kiếm để nâng cao khả năng hiển thị của blog, thu hút nhiều độc giả và treo quảng cáo họ có thể nhấp chuột vào.
    • Bạn có thể dùng công cụ Google Keyword Research (Nghiên cứu Từ khóa Google) để ước tính số tiền Google được người quảng cáo trả cho mỗi từ khóa.
  2. Thêm từ khóa vào vị trí quan trọng. Thêm từ khóa vào tiêu đề bài đăng trên blog, phần "tiêu đề" lớn giới thiệu phần mới, câu đầu bài hoặc trong liên kết. Thay đổi cài đặt để tiêu đề bài viết xuất hiện trong URL thay vì ngày tháng đăng bài. Cố gắng thêm từ khóa vào những vị trí quan trọng để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm và thu hút độc giả đích thực.
    • Chữ trên ảnh không được tính là từ khóa.
    • Nếu phần mềm blog có chức năng "gắn thẻ" để thêm từ khóa vào mỗi bài viết, hãy dùng chức năng này một cách thường xuyên và hợp lý.
    • Nếu bạn dùng HTML đăng bài thay vì phần mềm blog, hãy chú ý tới thẻ <tiêu đề>.
  3. Đăng liên kết bài viết lên mạng xã hội hoặc thư mục blog. Cập nhật Twitter, Facebook và mạng xã hội khác thường xuyên để tăng lượng truy cập blog. Tìm cộng đồng blog có nhóm độc giả phù hợp và đăng liên kết bài viết vào phần bình luận hoặc diễn đàn. Việc này làm tăng lượng truy cập blog cũng như tăng thứ hạng tìm kiếm.
  4. Theo dõi blog liên quan và hỏi blogger khác về việc trao đổi liên kết. Liên hệ với blogger khác qua mạng xã hội hoặc trên trang blog, quảng bá bài viết của nhau nếu hai người cùng hướng tới một nhóm độc giả. Nhiều blogger vẫn vui vẻ đăng liên kết lên twitter mặc dù họ không muốn quảng cáo cho blog của bạn.
    • Nếu sử dụng dịch vụ lưu trữ miến phí thì việc đăng quá nhiều liên kết trao đổi có thể bị phạt. Chỉ đăng liên kết tới blog khác khi nó liên quan tới độc giả của bạn. Bạn có thể chia sẻ liên kết chung với độc giả thông qua mạng xã hội.
  5. Quảng bá blog thông qua quảng cáo trả phí nếu cần. Nếu bạn nghiêm túc đầu tư thời gian và tiền bạc để thu hút độc giả, bạn có thể tạo quảng cáo trên Facebook, trả phí để thêm blog vào StumbleUpon, hoặc quảng cáo trên Google AdSense và dịch vụ khác.
  6. Cố gắng lan truyền thông tin. Việc này không hề dễ dàng hay đảm bảo, nhưng bạn sẽ vui nếu cố gắng cho dù kết quả không như mong đợi. Nếu quảng bá blog qua đoạn phim hay hình ảnh vui nhộn để mọi người chia sẻ, và bạn đủ may mắn để nổi bật trong đám đông những người lựa chọn giải pháp tương tự, thì blog sẽ thu hút được lượng độc giả khổng lồ..
    • Tạo thứ gì đó phù hợp với ngân sách. Trừ khi bạn định chạy blog cho công ty, bạn không thể thu hút đám đông hay thiết bị đắt tiền. Hãy suy nghĩ về những ý tưởng có thể thực hiện cùng bạn bè.

Kiếm tiền trên Blog[sửa]

  1. Quảng bá blog. Những thủ thuật kiếm tiền không hữu ích với blog không có độc giả. Trước hết, hãy nghiên cứu về Tiếp thị và Quảng cáo ngay cả khi bạn không có ý định thêm quảng cáo. Ít nhất thì bạn cũng nên đăng liên kết blog lên mạng xã hội để thu hút độc giả.
  2. Sử dụng dịch vụ quảng cáo ngữ cảnh. Một khi nội dung của blog có chất lượng tốt và bắt đầu thu hút độc giả, bạn có thể kiếm tiền bằng Google Adsense, WordAds, hoặc dịch vụ quảng cáo ngữ cảnh khác. Những dịch vụ này tự động tạo quảng cáo theo số lượng, kích thước, vị trí bạn yêu cầu, khớp quảng cáo với nội dung blog. Càng nhiều độc giả nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn càng thu được nhiều tiền quảng cáo.
    • Nhiều dịch vụ lưu trữ blog chỉ cho phép sử dụng quảng cáo độc quyền của họ, blog của bạn có thể bị đóng cửa nếu dùng dịch vụ của công ty khác. Nếu bạn lưu trữ blog trên trang cá nhân, bạn nên nghiên cứu dịch vụ quảng cáo ngữ cảnh và đưa ra lựa chọn thích hợp. Một số dịch vụ cho phép quảng cáo khiêu dâm hay những nội dung khác phù hợp với blog của bạn.
    • Từ khóa đặc biệt quan trọng khi sử dụng dịch vụ quảng cáo của bên thứ ba, bởi vì quảng cáo được chọn dựa trên từ khóa bạn sử dụng. Từ khóa không chính xác hoặc không đầy đủ sẽ không phù hơpj với thị hiếu của độc giả.
    • Nếu gặp vấn đề với google adsense, bạn có thể thử Media.net, BuySellAds, BlogAds, Chitika, Infolinks, v, v, một số dịch vụ thay thế Google Adsense để kiếm tiền trên blog.[12]
  3. Tạo cửa hàng trực tuyến nếu có thể. Nếu blog của bạn chuyên về thủ công mỹ nghệ, tạo cửa hàng trực tuyến thông qua etsy hoặc dịch vụ khác để bán sản phẩm của bạn. Nếu là nhà văn hoặc người vẽ minh họa, tìm kiếm trang web bán áo phông có slogan hoặc hình vẽ của bạn. Nhiều chủ đề blog không dễ gì biến thành sản phẩm. Bạn không cần bán thứ gì để kiếm tiền, chỉ cần chủ đề đó phù hợp với blog của bạn thì cứ tiến hành.
  4. Cho phép độc giả mua sản phẩm của bạn hoặc ủng hộ thông qua blog. Nếu bạn sở hữu cửa hàng trực tuyến bán đồ thủ công, áo phông sáng tạo, hãy đăng liên kết tới trang web cửa hàng. Thêm nút PayPal để thanh toán hoặc ủng hộ nhanh chóng, an toàn là cách phổ biến để kiếm tiền trên blog, hoặc blog tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho những người không đủ khả năng.
    • Tham khảo bài hướng dẫn cách thêm PayPal vào Blog để biết thêm chi tiết.
    • Wordpress chỉ hoạt động với thiết lập nút PayPal cụ thể. Đừng chọn tùy biến nào khác ngoài ảnh. Dùng địa chỉ thư điện tử chính. Cuối cùng, sao chép và dán mã dưới tab email, không phải tab website.[6]
  5. Cân nhắc chương trình liên kết. Với chương trình liên kết phù hợp với blog, bạn đồng ý cung cấp liên kết với sản phẩm công ty, đổi lại bạn sẽ nhận được một khoản tiền nếu có độc giả mua sản phẩm đó thông qua liên kết của bạn. Bạn có thể tìm công ty cụ thể bằng cách tìm thư mục liên kết như ClickBank, hoặc tìm trang web của công ty tư độc lập với chương trình liên kết. Cân nhắc những yếu tố sau trước khi chọn chương trình:
    • Nếu đang dùng dịch vụ lưu trữ blog miễn phí thay vì tên miền riêng, bạn phải cung cấp nội dung chất lượng cao với số lượng liên kết liên quan ở mức giới hạn, nếu không blog sẽ bị dừng hoạt động. Nếu bạn thích viết bài đánh giá sản phẩm ngắn, nahnh chóng để kiếm tiền, bạn cần tự lưu trữ blog. Bạn cần hiểu rằng rằng những blog có chất lượng thấp nhưng đặt nhiều liên kết là blog có độ tin cậy thấp, mặc dù công sức bỏ ra ít nhưng đó là cách để kiếm tiền.
    • Tìm hiểu xem chương trình liên kết thưởng cho người đăng liên kết đầu tiên hay cuối cùng. Nếu bạn được trả tiền nếu là liên kết cuối cùng được truy cập trước khi mua đồ, bạn không nên liên kết đến trang trung gian khác, chẳng hạn như bài đánh giá của blogger khác.[13]
  6. Chọn sản phẩm liên kết mà độc giả sẽ mua. Điều này quá rõ ràng nhưng bạn vẫn cần suy nghĩ về nó. Nếu bạn viết blog nấu ăn thì gợi ý về dụng cụ nhà bếp sẽ thích hợp hơn những trang thiết bị đắt tiền cho đầu bếp chuyên nghiệp. Cân nhắc xem người hâm mộ của bạn sẽ mua gì, chứ không chỉ riêng học viên đang hoạt động.
  7. Để độc giả biết bạn là người liên kết. Ở nhiều quốc gia, luật pháp yêu cầu bạn tiết lộ cho độc giả rằng bạn nhận được lợi ích về vật chất từ nhà sản xuất. Bao gồm khoản thanh toán của liên kết cũng như quà tặng, tiền mặt để trả công cho bài đánh giá.
  8. Nội dung trung thực và phong phú khi liên kết với thành viên. Tự viết nội dung và khuyến cáo sản phẩm bạn đã dùng và cảm thấy thích. Đưa ra đánh giá khách quan, bao gồm cả nhược điểm giống khi bạn giới thiệu một sản phẩm cho bạn bè. Nếu bạn không thích sản phẩm, đừng đề cập hoặc liên kết với nó.
    • Thêm liên kết tới sản phẩm trong ảnh hoặc chữ ở giữa bài đăng là cách hay để thu hút sự chú ý của mọi người.
    • Nếu sử dụng Google Blogger, bạn cần tìm hiểu các điều khoản của họ nếu không muốn trở nên vô hình trên công cụ tìm kiếm. Bất kỳ thẻ <a> nào chứa liên kết thành viên cần có hướng dẫn để ngăn không cho phần giới thiệu được đẩy lên trên công cụ tìm kiếm của người mua quảng cáo: <a rel="nofollow">.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu muốn tùy chỉnh tên miền nhưng không muốn gặp rắc rối với trang cá nhân, hãy tạo blog trên dịch vụ lưu trữ miến phí, sau đó mua tên miền chuyển hướng đến trang blog đó. Liên hệ với dịch vụ lưu trữ nếu bạn chưa biết cách chuyển hướng đến một trang web.
  • Nếu bạn thích viết về một chủ đề rộng đã có nhiều người khai thác, hãy tạo nhiều blog riêng biệt và liên kết chúng với nhau. Ví dụ, nếu bạn là chuyên gia dinh dưỡng, viết một blog về quản lý cân nặng khỏe mạnh, một blog về dinh dưỡng cho trẻ em, và một blog khác về cách tự trồng rau sạch.
  • Viết vài bài một ngày hoặc ít nhất là vài bài một tuần, sử dụng từ khóa đã nghiên cứu trước đó.
  • Nghiên cứu chủ đề với công cụ Google Trends, Google Keyword Search Tool, Wordtracker để xem mọi người có đang tìm kiếm chủ đề đó không. Nếu thấy nhiều kết quả thì tính cạnh tranh sẽ cao.
  • Khi chọn tên miền, bạn nên chọn tên dễ nhớ, bao gồm từ khóa mọi người tìm kiếm. Thử một số từ khóa trước khi chọn xem từ nào có nhiều kết quả tìm kiếm nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức trước khi kiếm được tiền nhờ blog. Ít nhất là vài tháng, trong khoảng thời gian đó hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để thu hút độc giả và kiếm tiền.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây