Làm bia gừng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mặc dù có thể tìm mua bia gừng từ nhiều thương hiệu khác nhau ở siêu thị nhưng bia gừng tự làm sẽ có hương vị hoàn toàn khác hẳn và ngon hơn rất nhiều. Chỉ cần chuẩn bị đúng nguyên liệu, bạn có thể tự làm ra một chai bia gừng tươi ngon và hấp dẫn từ gừng.

Các bước[sửa]

Phương pháp truyền thống[sửa]

  1. Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bia gừng truyền thống gồm có:
    • 1 cốc (225 g) đường
    • 2 thìa (30 g) củ gừng tươi nạo nhỏ
    • Nước cốt một quả chanh
    • 1/4 thìa cà phê (1,6 g) nấm men tươi làm bánh mì
    • Nước lạnh tinh khiết
  2. Dùng phễu khô để cho 1 cốc đường vào chai. Giữ nguyên phễu cho đến khi cho đường vào hết và sẵn sàng đậy nắp chai.
  3. Đong 1/4 thìa cà phê nấm men tươi. Dùng bất kỳ sản phẩm của thương hiệu nào mà bạn có thể mua được trong cửa hàng.
  4. Dùng phễu để cho nấm men tươi vào chai. Lắc đều chai để hạt men và hạt đường trộn lẫn vào nhau.
  5. Dùng dụng cụ nạo răng sắc để nạo đủ 2 thìa củ gừng. Dùng mặt có răng nhọn nhất của dụng cụ nạo.
  6. Cho gừng nạo vào cốc đong.
  7. Vắt nước một quả chanh. Chanh là nguyên liệu quan trọng để hạ độ pH và chống lại các vi sinh vật không mong muốn. Nếu không thích dùng chanh, bạn có thể dùng nước ép bưởi.
  8. Đổ nước cốt chanh vào gừng nạo.
  9. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp hơi đặc rồi đổ vào chai. Hỗn hợp có thể dính vào phễu nhưng bạn không cần lo lắng vì bước tiếp theo sẽ là rửa trôi hỗn hợp vào trong chai.
  10. Rửa phễu còn dính hỗn hợp gừng nạo và nước cốt chanh bằng nước sạch. Đổ phần nước rửa vào chai.
  11. Đậy nắp và lắc chai. Bước này giúp kích hoạt men và quá trình cacbonat hóa (tạo ga).
  12. Mở chai và đổ thêm nước sạch, mát vào ngập đến cổ chai. Mực nước phải cách miệng chai khoảng 2,5 cm. Sau đó, đậy nắp lại thật chặt. Khoảng trống gần nắp chai cần thiết để chứa khí ga được sản sinh trong quá trình lên men. Đảo ngược chai liên tục để hòa tan đường.
    • Kiểm tra đáy chai để đảm bảo đường không dính thành từng cục bên dưới. Tất nhiên củ gừng nạo sẽ không tan ra.
  13. Đặt chai bia gừng ở nơi ấm áp khoảng 24-48 tiếng. Độ ấm là yếu tố cần thiết để nấm men phát huy tác dụng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không để ở nơi ấm áp quá lâu vì độ cồn sẽ tăng lên và làm thay đổi đáng kể hương vị của bia.
  14. Dùng ngón tay cái bóp mạnh vào chai để xem quá trình cacbonat hóa đã hoàn thành chưa. Nếu chai móp vào như trong hình nghĩa là quá trình chưa kết thúc; quá trình lên men sẽ tạo khí CO2 (giống như trong nước có ga và nước sủi bọt) làm phồng chai và khiến chai khó móp vào.
  15. Khi chai cứng đến mức khó bóp, thường là sau 24-48 tiếng, bạn có thể cho chai vào tủ lạnh. Ủ lạnh ít nhất một đêm trước khi mở nắp. Mở nắp chai bia gừng một chút để từ từ giảm áp suất bên trong. Mở ra quá nhanh có thể làm bia trào ra ngoài.

Sử dụng bếp lửa[sửa]

  1. Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bia gừng trên bếp lửa gồm có:
    • 45 g gừng tươi nạo nhỏ
    • 180 g đường
    • 7 1/2 (1800 ml) nước lọc
    • 1/8 thìa cà phê (0,5 g) men khô
    • 2 thìa (30 g) nước chanh vắt tươi
  2. Chuẩn bị nồi lớn dung tích 1800 ml. Cho gừng nạo, đường và 1/2 cốc (120 ml) nước vào nồi rồi đun nóng dưới ngọn lửa vừa. Khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn. Bước này mất khoảng vài phút nên bạn cần kiên nhẫn.
  3. Sau khi đường tan, nhấc nồi xuống khỏi bếp. Đặt nồi ở một bên, đậy nắp và ủ khoảng 1 tiếng. Trong thời gian này bạn không nên mở nắp hay khuấy hỗn hợp.
  4. Lọc sirô. Cách lọc dễ nhất là đổ sirô qua dụng cụ lọc có lỗ nhỏ được đặt trực tiếp trên bát. Nên ấn nhẹ xuống cho nước chảy hết ra khỏi hỗn hợp. Sau khi đã lọc được nước, bạn có thể cho bát vào bồn nước đá hoặc cho vào tủ lạnh cho đến khi hỗn hợp đạt nhiệt độ phòng 20 đến 22°C.
  5. Chuẩn bị phễu. Đặt phễu trên chai nhựa 2 lít sạch rồi đổ sirô vào. Tiếp theo, cho nấm men, nước cốt chanh cùng 7 cốc nước còn lại vào chai. Đậy nắp cố định và lắc nhẹ để hỗn hợp quyện đều với nhau. Để chai bia gừng một chỗ ở nhiệt độ phòng trong 48 tiếng.
    • Không nên để bia gừng ngoài nhiệt độ phòng quá lâu vì sẽ khiến bia có vị đắng do nấm men lên men.
  6. Mở chai. Mở nắp chai bia gừng và kiểm tra xem quá trình cacbonat hóa đã hoàn thiện chưa. Nếu chưa đủ, bạn nên chờ thêm một chút. Còn nếu quá trình cacbonat hóa có vẻ đã đủ, bạn có thể cho bia gừng vào tủ lạnh để làm mát.
    • Bảo quản bia gừng trong tủ lạnh tối đa 2 tuần, mở nắp chai ít nhất 1 lần mỗi ngày để đẩy khí ga thừa ra ngoài. Nếu không làm vậy, áp suất tích tụ có thể gây phun trào.

Bia gừng không cồn[sửa]

  1. Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bia gừng không cồn gồm có:
    • 1 cốc (200 g) gừng cạo vỏ, băm nhuyễn
    • 2 cốc (450 ml) nước
    • 1 cốc (225 g) đường
    • 1 cốc (225 ml) nước
    • 1/2 cốc (125 ml) soda (nước có ga)
    • Vài giọt nước cốt chanh
    • Chanh cắt miếng để trang trí
  2. Đun sôi 2 cốc nước trong nồi. Cho gừng đã cạo vỏ và cắt nhỏ vào nồi. Hạ nhỏ lửa để đun gừng liu riu trong 5 phút.
    • Tắt bếp và để gừng trong nồi khoảng 20 phút. Để lâu hơn có thể khiến bia có vị gừng quá nồng.
  3. Lọc dung dịch bằng dụng cụ lọc lưới nhỏ. Bỏ phần bã gừng. Phần nước gừng là đủ để tạo vị gừng cho bia nên bạn không cần đến phần bã.
  4. Nấu sirô trong nồi riêng. Hòa tan 1 thìa đường cát vào 1 cốc nước sôi. Đường tan hết là bạn có thể để hỗn hợp qua một bên.
  5. Hòa 1/2 cốc nước gừng với 1/3 cốc sirô và 1/2 cốc soda. Đây là lượng nguyên liệu cần dùng cho 1 cốc bia. Cho vài giọt nước cốt chanh tươi và một miếng chanh vào cốc bia. Thưởng thức khi bia lạnh.

Lời khuyên[sửa]

  • Tất nhiên bạn có thể điều chỉnh lượng đường và/hoặc nước gừng để điều chỉnh hương vị. Bạn không bắt buộc phải dùng nước cốt chanh nhưng nước cốt chanh được khuyến nghị để tiêu diệt vi khuẩn không mong muốn. Bạn có thể tăng lượng gừng nạo nếu muốn thức uống có vị cay hơn.
  • Để biến tấu một chút, bạn có thể đun một miếng gừng đập nhuyễn trong nước khoảng 1 tiếng như một phương pháp thay thế để chuẩn bị nước gừng. Cách này giúp nước gừng có màu vàng/hơi nâu đẹp mắt. Dùng khoảng 20 g củ gừng cho 2 lít nước và có thể tăng/giảm để điều chỉnh hương vị.
  • Quá trình lên men được con người sử dụng từ hàng năm nay để làm nở bánh mì, lên men rượu vang và ủ bia. Khí CO2 khiến bánh mì nở và tạo bọt cho nước uống. Tác động này của men đối với đường được dùng cho đồ uống có ga, như khi tạo bọt cho sâm panh.
  • Đảm bảo chai đựng dùng để lên men được rửa sạch trước khi dùng. Có nhiều sản phẩm khử trùng dạng bột cho bạn lựa chọn.
  • Có thể dùng chất làm ngọt nhân tạo thay thế cho đường nhưng cần đảm bảo vẫn dùng khoảng 2-3 thìa (28-42 g) đường thật; lượng đường này cần thiết để nấm men có thể tạo bọt cho bia.
  • Lọc bia gừng qua dụng cụ lọc nếu thấy có miếng gừng nổi lên. Nếu không làm vậy, miếng gừng sẽ được rót luôn vào 1-2 cốc đầu và cốc cuối (do hầu hết gừng sẽ chìm xuống đáy). Rửa sạch chai ngay sau khi uống hết mẻ bia gừng.
  • Nếu thích, bạn có thể tự thiết kế nhãn hiệu riêng để dán lên chai bia gừng và tự hào đặt chai lên giữa bàn ăn.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi mua men, bạn không nên mua loại "nấm men khô" vì chúng thường là phần men không hoạt động còn dư lại sau quá trình ủ. Đây là men chết và không có tác dụng. Tốt nhất bạn nên mua loại men được bán ở các cửa hàng dành cho người muốn tự ủ bia và rượu vang.
  • Không đặt bia gừng thành phẩm ở nơi ấm áp quá thời gian cần thiết cho chai bia gừng cứng lại. Không để bia gừng ở nhiệt độ phòng quá 2 ngày, đặc biệt là vào ngày hè khi nhiệt độ quá cao vì có thể sinh ra áp suất gây nổ chai. Bia gừng được làm mát sẽ ít có nguy cơ phát nổ hơn.
  • Hai công thức đầu tiên cho ra thành phẩm là bia gừng có cồn. Lượng cồn trong bia sau thời gian lên men 2-3 ngày sẽ còn lại rất ít. Tuy nhiên, nếu được để nhiều ngày, bia sẽ tiếp tục lên men cho đến khi hết đường và độ cồn sẽ tăng đáng kể. Lúc này, bia sẽ không còn có vị của bia gừng nữa. Ngoài ra, bạn cần lưu ý về các điều luật liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ thức uống chứa cồn tại Việt Nam.

Những thứ bạn cần[sửa]

Phương pháp truyền thống[sửa]

  • Chai nhựa sạch, có nắp, dung tích 2 lít
  • Phễu
  • Dụng cụ bào (tốt nhất là loại có răng "sắc")
  • Cốc đong
  • Thìa đong

Sử dụng bếp lửa[sửa]

  • Chai nhựa sạch, có nắp, dung tích 2 lít
  • Phễu
  • Dụng cụ bào (tốt nhất là loại có răng "sắc")
  • Cốc đong
  • Thìa đong
  • Dụng cụ lọc
  • Nồi

Bia gừng không cồn[sửa]

  • Cốc đong
  • Thìa
  • Nồi
  • Dụng cụ lọc

Nguồn và Trích dẫn[sửa]