Làm quen với trang tài nguyên truy cập mở Zenodo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Zenodo [1] là kho dữ liệu nghiên cứu. Nó đã được OpenAIRE[2] và CERN[3] tạo ra vào năm 2013 để cung cấp địa điểm cho các nhà nghiên cứu ký gửi các tập hợp dữ liệu với kích thước tối đa 50 GB. Bài viết này giới thiệu trang Zenodo.

Các bước[sửa]

Giới thiệu trang Zenodo[sửa]

  1. Đi tới trang chủ Zenodo tại địa chỉ https://zenodo.org/.
  2. Giới thiệu trang Zenodo. Bạn có thể nhận thấy trang Zenodo được chia thành 4 phần chính và chúng sẽ được giới thiệu lần lượt ở bên dưới:
    • Phần đầu trang.
    • Phần thân trang bên tay trái.
    • Phần thân trang bên tay phải.
    • Phần chân trang.
  3. Giới thiệu phần đầu trang Zenodo. Phần này gồm các thành phần sau:
    • Biểu tượng Zenodo. Nhấn vào đây sẽ đưa bạn về trang chủ Zenodo, dù trước đó bạn ở bất cứ trang thành phần nào của Zenodo.
    • Công cụ tìm kiếm của trang Zenodo, gồm trường tìm kiếm với từ mặc định Search (Tìm kiếm) và biểu tượng chiếc kính lúp nhỏ xíu đứng ngay bên cạnh. Xem bài ‘Khai thác kết quả nghiên cứu trên Zenodo’ để biết thêm thông tin chi tiết về chức năng tìm kiếm này trên Zenodo.
    • Upload - Tải lên. Đây là chức năng chính được thiết kế cho Zenodo. Zenodo đã được OpenAIRE[2] và CERN[3] tạo ra vào năm 2013 để cung cấp địa điểm cho các nhà nghiên cứu ký gửi các tập hợp dữ liệu với kích thước tối đa 50 GB. Theo khuyến cáo trong Chương trình Khung Nghiên cứu thứ 7, gọi tắt là FP7, thì các nhà nghiên cứu của châu Âu nên ký gửi các bài báo hoặc các bản thảo cuối cùng vào:
      • Kho cơ sở[4] của cơ sở nghiên cứu mà với nó họ có liên quan; hoặc
      • Kho dựa vào chủ đề[5] thích hợp; hoặc
      • Zenodo, kho đứng độc lập cho các bài báo có thể không được lưu trữ trong các kho cơ sở, hoặc không được lưu trữ trong các kho dựa vào chủ đề. Vì lý do này, Zenodo chỉ chứa một phần, chứ không phải tất cả các tài nguyên truy cập mở của châu Âu.
      • Để tải dữ liệu lên Zenodo, bạn phải là thành viên của trang. Để trở thành thành viên của trang Zenodo, bạn phải mở tài khoản trên nó.
    • Communities - Các cộng đồng. Số lượng các cộng đồng nghiên cứu tham gia trên trang Zenodo là rất đông đảo. Tại thời điểm viết bài này, có 1.591 cộng đồng nghiên cứu tham gia trên Zenodo. Ngay trên đầu của trang cộng đồng, bạn sẽ thấy biểu tượng cộng đồng với dòng chữ Communities created and curated by users, trong tiếng Việt có nghĩa là Các cộng đồng được những người sử dụng tạo ra và giám tuyển. Với trang cộng đồng này, bạn có thể:
      • Tìm kiếm các cộng đồng bằng việc gõ cụm từ cần tìm kiếm vào trường tìm kiếm cộng đồng, nơi mặc định có dòng chữ Search Communities (Tìm kiếm các cộng đồng) rồi sau đó nhấn phím Enter để thực hiện việc tìm kiếm.
      • Sắp xếp các cộng đồng. Nhấn vào hộp liệt kê có cụm từ Sort by (Sắp xếp theo) để mở hộp liệt kê rồi chọn sắp xếp các cộng đồng theo title (tên cộng đồng) hoặc ranking (xếp hạng cộng đồng). Mặc định, Zenodo liệt kê các cộng đồng theo xếp hạng lần lượt ở bên tay trái của màn hình, không theo tên cộng đồng.
      • Xem thông tin chi tiết về từng cộng đồng. Nhấn vào núm View (Xem) nằm bên phải tên của từng cộng đồng, bạn sẽ tới được trang có thông tin chi tiết về cộng đồng đó với danh sách các bản (tập hợp dữ liệu) tải lên Zenodo gần đây nhất. Để làm việc với từng bản tải lên đó, xem bài ‘Khai thác kết quả nghiên cứu trên Zenodo’.
      • Đăng nhập để có tài khoản thành viên của Zenodo. Ở bên tay phải màn hình các cộng đồng, bạn được mời chào cộng đồng của bạn tham gia vào trang Zenodo bằng việc nhấn vào núm Sign Up (Đăng ký). Nếu có tài khoản thành viên của Zenodo, bạn có thể:
        • Curate (Giám tuyển) - chấp nhận/từ chối những gì đang có trong bộ sưu tập của cộng đồng của bạn.
        • Export (Xuất khẩu) - bộ sưu tập của cộng đồng của bạn được tự động xuất khẩu qua OAI-PMH.
        • Upload (Tải lên) - có được đường liên kết tải lên tùy ý để gửi cho mọi người.
      • Đi tới các trang liệt kê trong danh sách liệt kê các cộng đồng trên Zenodo. Bằng việc nhấn vào các núm số ở cuối trang cộng đồng, bạn có thể đi tới các trang bạn mong muốn. Mặc định, mỗi trang có 10 cộng đồng.
    • Các núm Log in (Đăng nhập) và Sign up (Đăng ký). Nếu bạn đã có tài khoản thành viên của Zenodo, hãy nhấn núm Log in để đăng nhập. Nếu chưa là thành viên, bạn có thể nhấn núm Sign up để đăng ký trở thành thành viên của Zenodo. Mẫu đăng ký tài khoản để trở thành thành viên của Zenodo như trong hình minh họa. Hãy điền các thông tin theo mẫu rồi nhấn núm Sign Up ở bên dưới cùng để đăng ký.
  4. Giới thiệu phần thân trang Zenodo bên tay trái. Phần này liệt kê các bản tải lên (các tập hợp dữ liệu) gần đây nhất trên Zenodo của các cộng đồng nghiên cứu. Cách thức khai thác các bản tải lên này, xem trong bài ‘Khai thác kết quả nghiên cứu trên Zenodo’.
  5. Giới thiệu phần thân trang Zenodo bên tay phải. Hiện tại, phần này gồm các nội dung sau:
    • Zenodo gợi ý bạn tham gia chương trình Google Summer of Code[6], nếu bạn là sinh viên đang học lập trình máy tính. Đây là chương trình thường niên của hãng Google dành cho các sinh viên lập trình toàn thế giới, diễn ra vào thời gian nghỉ hè. Hãy nhấn vào đường liên kết Join us (Tham gia với chúng tôi) để biết thêm thông tin.
    • Nếu bạn đã và đang sử dụng GitHub[7], một kho chuyên cho các dự án nguồn mở trên thế giới, hãy sử dụng các đường liên kết có trong hình minh họa để nhanh chóng làm việc được với Zenodo.
    • Zenodo in a nutshell - Cốt lõi của Zenodo. Đây là nơi giới thiệu khái quát các tính năng chính của Zenodo, chúng bao gồm:
      • Research (Nghiên cứu) - tất cả các kết quả đầu ra nghiên cứu từ khắp tất cả các lĩnh vực nghiên cứu sẽ được chào đón! Các khoa học và Nhân văn, thực sự đấy!
      • Citeable (Trích dẫn được). Discoverable (Phát hiện được). - các bản tải lên có Mã định danh Đối tượng Số - DOI (Digital Object Identifier) để làm cho chúng trích dẫn được một cách dễ dàng và duy nhất.
      • Communities (Các cộng đồng) - tạo ra và giám tuyển cộng đồng của riêng bạn cho hội thảo chuyên đề, dự án, phòng ban, tạp chí, trong đó bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối các bản tải lên. Kho số hoàn chỉnh của riêng bạn đấy!
      • Funding (Cấp vốn) - nhận diện các trợ cấp, được tích hợp trong các dòng báo cáo cho nghiên cứu được Ủy ban châu Âu cấp vốn qua OpenAIRE.
      • Flexible liceensing (Cấp phép mềm dẻo) - vì không phải bất kỳ điều gì cũng là theo Creative Commons[8].
      • Safe (An toàn) - kết quả đầu ra nghiên cứu của bạn được lưu trữ an toàn cho tương lai trong cùng y hệt hạ tầng đám mây như các dữ liệu nghiên cứu LHC của riêng CERN.
      • Hãy nhấn vào đường liên kết của cụm từ features (các đặc tính) ở dòng dưới cùng của phần này để biết thêm thông tin về các đặc tính của Zenodo.
    • Thông tin về Zenodo trên Twitter, tại địa chỉ https://twitter.com/ZENODO_ORG.
  6. Giới thiệu phần chân trang Zenodo. Phần này có nhiều thông tin liên quan tới trang Zenodo mà bạn có thể thấy thú vị để tự khám phá.

Khuyến cáo[sửa]

  • Zenodo chỉ chứa một phần các tài nguyên truy cập mở của châu Âu. Bạn có thể tìm thêm các tài nguyên truy cập mở của châu Âu trong các kho cơ sở[4] của cơ sở nghiên cứu mà với nó các nhà nghiên cứu có liên quan; hoặc trong các kho dựa vào chủ đề[5] thích hợp;
  • Xem thêm các nội dung khác có liên quan tới khoa học mở và truy cập mở trong phần 'Các tài nguyên truy cập mở' của bài: Liên kết các nội dung được cấp phép mở, truy cập mở trên wikiHow.vn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]