Làm sạch vết thương

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chăm sóc đúng cách giữ vai trò quan trọng trong việc phục hồi tốt của vết thương. Một vết thương nhỏ được làm sạch và xử lý thích đáng thường lành mà không có biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được làm sạch, vết thương đó có thể nhiễm trùng và cần đến chăm sóc chuyên nghiệp. Hãy học cách làm sạch vết thương và xác định thời điểm hợp lý để tìm đến sự hỗ trợ của bác sỹ. May mắn thay, điều này không hề khó.

Các bước[sửa]

Làm sạch Vết thương[sửa]

  1. Kiểm tra vết thương. Bước đầu tiên khi xử lý mọi vết thương là kiểm tra vết thương kỹ càng. Bạn cần xác định tính chất và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Hãy quan sát kỹ và chú ý những điểm sau:[1]
    • Lượng máu. Máu chảy nhanh đến mức nào? Máu chảy thành dòng ổn định hay phun theo mạch đập?
    • Ngoại vật trong vết thương. Đó có thể là nguyên nhân gây ra tổn thương, chẳng hạn như móc câu hay mảnh gương vỡ.
    • Bụi bẩn hay các mảnh vụn ở trong và xung quanh vết thương.
    • Dấu hiệu gãy xương, chẳng hạn như lòi xương, sưng tấy trên xương hay mất khả năng cử động. Hãy để tâm đến những điều này nếu người bị nạn bị thương vì ngã.[2]
    • Dấu hiệu chảy máu trong như sưng, thâm tím vùng lớn trên da hay đau bụng.[3]
    • Trong trường hợp bị động vật tấn công, tìm dấu vết cắn hoặc đa thương tổn. Nếu sống ở khu vực có côn trùng hay rắn độc, nhận biết những dấu vết này có thể sẽ hữu ích.
  2. Nhận định mức cần thiết của chăm sóc y tế. Thông thường, bạn có thể tự xử lý vết thương nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bị thương nên gặp bác sỹ ngay lập tức. Hãy tìm đến chăm sóc y tế nếu:
    • Vết thương chảy nhiều máu, máu phun theo mạch đập và/hoặc không cầm được.
    • Vết thương sâu hơn một centimet. Có thể, vết thương này cần được khâu.
    • Có bất kỳ chấn thương đầu quan trọng nào.[4]
    • Có dấu hiệu của gãy xương hoặc chảy máu trong.[3]
    • Vết thương bẩn và người bị thương chưa tiêm phòng uốn ván trong thời gian gần đó.[5] Điều này đặc biệt quan trọng với vết thương được gây ra bởi vật thể kim loại rỉ sét.
    • Người bị loãng máu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp chấn thương đầu.
  3. Cầm máu. Dùng cuộn vải hay gạc ép nhẹ lên vết thương và bọc khu vực bị thương bằng phần vải dư. Nếu có thể, nâng phần bị thương lên cao hơn tim.
    • Nâng vùng bị thương sẽ làm giảm lượng máu chuyển đến và nhờ đó, giảm chảy máu.[6]
    • Nếu không cầm được máu trong vòng từ 10 đến 15 phút, hãy tìm đến hỗ trợ ý tế ngay lập tức.[7]
  4. Loại bỏ ngoại vật nhỏ. Nếu có thể, hãy cẩn thận lấy bất kỳ vật thể nhỏ nào (như hòn sỏi nhỏ, mảnh vỡ hay lưỡi câu) ra khỏi vết thương.
    • Nếu có, hãy dùng nhíp đã được tiệt trùng cho những vật thể nhỏ.
    • Đừng di chuyển vật thể lớn trong vết thương. Bạn có thể khiến vết thương trở nên rộng hơn và trầm trọng thêm tình trạng chảy máu.[6]
    • Nếu có mảnh vụn lớn trong vết thương, đặc biệt là với vết thương lớn (chẳng hạn như chấn thương do "té xe"), hãy tìm đến hỗ trợ y tế. Loại bỏ các mảnh vỡ có thể sẽ rất đau đớn và cần đến gây tê cục bộ.
  5. Rửa vết thương. Một khi đã cầm được máu, bước tiếp theo là rửa sạch toàn bộ vùng bị thương dưới vòi nước ấm. Đây có thể được xem là bước quan trọng nhất trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi.[8] Có một vài cách tốt để thực hiện điều này:
    • Dùng bầu hút (có tại hầu hết các hiệu thuốc) chứa đầy nước máy ấm hoặc nước muối sinh lý bình thường (bạn có thể thay bằng một chai dung dịch nước muối dùng cho kính sát tròng nếu gấp). Xịt dung dịch vào vết thương. Lặp lại cho đến khi được khoảng hai lít. Với da đầu và mặt, bạn không cần rửa kỹ đến vậy. Những vùng này có nhiều mạch máu và có thể làm sạch vết thương một cách tự nhiên thông qua chảy máu.
    • Ống tiêm 60cc với đầu ống thông IV cho dung tích và áp suất dòng phun tốt nhất. Nó cũng có khả năng điều hướng tốt, nhờ đó bạn có thể tiếp cận được phần dưới vạt da và những vị trí khó khác. Nếu nhờ đến bác sỹ, nhiều khả năng dụng cụ này sẽ được sử dụng.
    • Bạn cũng có thể rửa dưới vòi nước máy ấm. Rửa vết thương bằng ít nhất hai lít nước, tương đương thể tích một chai soda lớn. Tiếp tục cho đến khi toàn bộ vết thương đều sạch tạp chất và phần dưới mọi vạt da đều được làm sạch.
    • Nhìn chung, nên rửa vết bỏng với nước lạnh để hạ nhiệt độ.[6] Trong trường hợp bỏng do hóa chất, việc này giúp làm loãng hóa chất và giảm tổn thương mô.
  6. Băng bó vết thương. Sau khi làm sạch, che chắn vết thương bằng băng y tế sạch. Băng giúp cố định vết thương, nhờ đó giữ rìa vết thương gần nhau và giúp vết thương mau lành. Nó cũng ngăn ngừa vết thương lan rộng và nhiễm trùng.
    • Dùng băng y tế có kích thước lớn hơn vết thương một ít.[6]
    • Mọi loại băng y tế có mặt trên thị trường đều dùng được cho hầu hết trường hợp. Phổ biến nhất là băng gạc, có thể dùng dạng cuộn hoặc dạng gạc với kích thước 2x2 hay 4x4 tùy theo độ lớn của vết thương.
    • Nên dùng gạc không dính hoặc gạc Telfa với vết bỏng, vết rầy xướt hay vết thương hở với miệng không bình thường bởi máu khô và da non có thể dính vào gạc.
    • Gạc tẩm iốt tốt nhất cho vết thương cần để hở, chẳng hạn như trường hợp áp xe hay vết đâm.[9]

Kiểm soát Vết thương[sửa]

  1. Kiểm tra lại vết thương mỗi ngày. Sau 48 giờ, hãy kiểm tra lại vết thương hàng ngày. Cẩn thận tháo băng và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng hay bất kỳ biến chứng nào khác. Liên hệ bác sỹ ngay khi phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng.
    • Nếu băng bị dính vào vết thương và không dễ tháo, hãy ngâm với nước ấm.[10]
    • Khi đã mở được băng, kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng. Chúng bao gồm đỏ ở vùng da quanh miệng vết thương hay bộ phận bị thương ngày một đỏ hơn. Quan sát sự tiết mủ hay khu vực có màu vàng xanh.[11]
    • Nhẹ nhàng cảm nhận hơi ấm cũng như sự gia tăng sưng tấy ở vùng bị thương bằng ngón tay. Chúng có thể là tín hiệu xấu, đặc biệt nếu vết thương có dấu hiệu đỏ.
    • Kiểm tra nhiệt độ cơ thể người bị thương nhằm xác định tình trạng sốt. Từ 40 độ trở lên là đáng báo động và bạn cần tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức.
    • Nếu nhiễm trùng dưới da, có thể bác sỹ sẽ phải mở lại vết thương. Một số vết thương nhiễm trùng cần kháng sinh hay thậm chí phẫu thuật gây mê toàn thân. Điều này rất phổ biến với vết thương không được làm sạch đúng cách.
  2. Rửa vết thương. Nếu vết thương sạch, rửa lại để duy trì tình trạng này. Chỉ cần cho nước chảy qua vết thương trong một phút. Làm sạch máu đông với nước và xà phòng.
    • Dùng nước và xà phòng làm sạch phần da xung quanh và phần vết thương không hở rộng. Hát bài chúc mừng sinh nhật hai lần trong lúc rửa xà phòng và bạn đã xong việc!
  3. Bôi kháng sinh. Một khi vết thương đã được rửa sạch, bôi một lớp mỏng neosporin hoặc thuốc mỡ kháng sinh tức thời lên vết thương bằng tăm bông. Nhờ đó, nguy cơ nhiễm trùng sẽ được giảm bớt.[12]
    • Bôi kháng sinh không thay thế được việc rửa và làm sạch kỹ vết thương. Hãy cẩn trọng khi bôi. Trong trường hợp bị ướt, hãy để vết thương khô trước khi bôi bất kỳ loại thuốc mỡ nào.
  4. Băng bó vết thương. Đặt một băng y tế sạch lên vết thương. Giữa những lần kiểm tra, hãy giữ băng sạch và khô.
    • Lặp lại kiểm tra hàng ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
    • Tiếp tục nâng vết thương nếu có thể, ít nhất là trong những ngày đầu. Nó sẽ tối thiểu hóa cơn đau và sưng tấy.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu phải khâu hay cần đến dịch vụ y tế nào khác, hãy chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sỹ.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị nhiễm trùng, hãy nhanh chóng tìm đến chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
  • Ý thức được HIV và một số bệnh khác có thể truyền qua đường máu. Khi rửa vết thương cho người khác, đeo găng cao su và tránh tiếp xúc với máu luôn là việc nên làm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Bret Nicks, Elizabeth Ayello, Kevin Woo, Acute Wound Management : Revisiting the approach to Assessment , Irrigation and Closure, Journal of International Emergency Medicine, 2010, Dec, 3 (4) 399-407)
  2. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-fractures-symptoms
  3. 3,0 3,1 http://www.webmd.com/first-aid/internal-bleeding-causes-signs
  4. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-head-trauma/basics/ART-20056626
  5. Center for Disease Control. Tetanus Vaccines for Wound Management.
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 http://www.dhhs.nh.gov/dcbcs/bds/nurses/documents/firstaid.pdf
  7. Hoffman, R. Benz E.J. Jr., and L.E. Heslop. Hematology: Basic Principles and Practice. Laboratory Evaluation of Hemostatic and Thrombotic Disorders
  8. Bret Nicks, Elizabeth Ayello, Kevin Woo, Acute Wound Management : Revisiting the approach to Assessment , Irrigation and Closure, Journal of International Emergency Medicine, 2010, Dec, 3 (4) 399-407.
  9. Bret Nicks, Elizabeth Ayello, Kevin Woo, Acute Wound Management : Revisiting the approach to Assessment , Irrigation and Closure, Journal of International Emergency Medicine, 2010, Dec, 3 (4) 399-407)
  10. http://www.webmd.com/first-aid/tc/cleaning-and-bandaging-a-wound-topic-overview?page=2
  11. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/symptoms-of-infection-after-a-skin-injury
  12. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-3744-7125/neosporin-top/combinationantibiotic-topical/details

Liên kết đến đây