Nguyên lý của phương pháp điều trị triệu chứng và ba hệ thống miễn dịch(MR)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

5. Nguyên lý của phương pháp điều trị triệu chứng và ba hệ thống miễn dịch.(MR) Có một nguyên lý tương tác giữa các cấu trúc vật chất mà chúng ta vẫn áp dụng trong chữa bệnh, đó là nguyên lý điều trị triệu chứng. Xét về mặt bản chất, điều trị triệu chứng là phương pháp dùng các chất hoá học có khả năng làm mất độc tính của các chất độc do các loại vi khuẩn tạo ra trong khi không hoặc chưa có loại hoá chất nào trực tiếp tiêu diệt được vi khuẩn. Các chất hoá học hoặc cả những phương pháp có thể cung cấp đúng loại năng lượng mà các chất độc do vi khuẩn tạo ra có nhu cầu hấp thụ sẽ làm vô hiệu độc tính của các chất độc đó, kết quả là các cấu trúc của cơ thể không còn bị chất độc đó tấn công, vi khuẩn không có dinh dưỡng từ các cấu trúc cơ thể bị tan rã bởi chất độc nên không thể sinh sôi, bệnh được ngăn chặn . Khi bị cúm dùng aspirin, nhưng cũng có thể đánh gió bằng miếng bạc hay lòng trắng trứng gà luộc, và cũng có thể giã nát lá đinh lăng, ngải cứu, cúc tần kèm thêm một ít rượu ngâm tỏi để xoa lên cơ thể. Năng lượng từ aspirin ,từ miếng bạc, lòng trắng trứng gà và từ lá đinh lăng, ngải cứu, cúc tần (dưới tác dụng của rượu tỏi )sẽ vô hiệu hoá chất độc do vi rút cúm tạo ra , ngăn chặn không cho bệnh cúm phát triển. Chúng ta cũng có một phương pháp cung cấp năng lượng để làm giảm độc tính của chất độc tương tự như trên là phương pháp dùng chính các chất độc cùng loại đã hấp thụ nhiều năng lượng để làm nguồn cung cấp năng lượng khử độc (như sản xuất huyết thanh chống độc của rắn từ nọc rắn) hay tạo ra các kho chứa năng lượng phòng độc trong cơ thể (bằng cách tiêm hay uống các chất độc với liều lượng không gây nguy hiểm mà cách đang làm là tiêm văcxin chỉ với chất độc do vi khuẩn hay vi rút tạo ra mà không tiêm vi khuẩn hay vi rút bị làm yếu ). Cơ thể xây dựng các kho chứa năng lượng sau khi bị kích thích như vậy có thể từ các nguyên liệu là các độc tố đó hoặc từ nguyên liệu trong cơ thể. Thời hạn sử dụng của các kho chứa này cũng có thể giống hoặc không giống nhau với những chất độc khác nhau. Yêu cầu đặt ra là các kho chứa này không làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể. Việc xây dựng các kho chứa năng lượng để phòng độc cho cơ thể cũng sẽ giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật. Các kho chứa này trong cơ thể tạo nên hệ thống miễn dịch thứ ba hay hệ thống miễn dịch hỗ trợ. Chúng giúp cơ thể chống lại tác dụng của một số dạng chất độc mà cơ thể đã được làm quen trước đó. Còn hệ thống miễn dịch thứ nhất chính là khả năng tự chống lại chất độc của các cấu trúc trong cơ thể nhờ độ bền cao hay mức dự trữ năng lượng cao trong các cấu trúc đó. Khi các cấu trúc có độ bền cao thì chúng có khả năng chống được tác động của nhiều loại chất độc, còn việc tích luỹ được nhiều năng lượng sẽ giúp cho các cấu trúc chống lại được một số dạng chất độc nhất định.. Có thể hình dung ba hệ thống miễn dịch trong cơ thể như sau : hệ thống miễn dịch thứ nhất được so sánh với độ bền vững của thành trì trước sự tấn công bằng vũ khí của kẻ địch hoặc trước sự phá hoại của bất kì yếu tố tự nhiên nào. Còn hệ thống miễn dịch thứ hai - là hệ thống các tế bào bạch cầu- giống như việc sử dụng quân trong thành phản công lại kẻ địch. Hệ thống miễn dịch thứ ba là hệ thống phòng thủ chống lại vũ khí của kẻ địch, mà trong đó bao gồm cả việc lấy vũ khí của địch, cải tiến lại để chống lại sự tấn công bằng vũ khí của kẻ địch. Hệ thống miễn dịch thứ nhất là hệ thống miễn dịch cơ bản có trong tất cả các cơ thể sống, từ các cấu trúc sống đơn giản nhất dưới dạng một tập hợp các prô tê in tới các cấu trúc sống phức tạp nhất như con người bởi đây là một tính chất chung của các cấu trúc vật chất. Hệ thống này được tăng cường hay suy giảm khi cung cấp bổ xung hay làm thoát năng lượng liên kết cho các cấu trúc vật chất trong cơ thể. Các phương pháp làm tăng cường cho hệ thống này có thể được sử dụng là cung cấp cho cơ thể các chất chứa nhiều năng lượng ( lưu ý: không phải là năng lượng cho vận động mà là năng lượng tạo và nâng cao độ bền cho các cấu trúc vật chất) hay như phần trước đã nêu là cung cấp các chất có tác dụng bổ hoặc áp dụng các biện pháp làm giảm khoảng cách giữa các phần tử trong cấu trúc nhằm làm tăng cường độ của lực liên kết . Còn muốn làm cho hệ thống này suy giảm thì có thể cho các cấu trúc cơ thể tiếp xúc với các chất có tác dụng độc. Có hai khả năng xảy ra cho hệ thống này là: - Khả năng miễn dịch không suy giảm, khả năng này có khi độ bền của cấu trúc là rất cao để có thể chống lại tác dụng làm suy giảm năng lượng của các chất độc. Trong trường hợp này năng lượng của các cấu trúc không bị mất vì vậy cơ thể có khả năng chịu được sự tác động của chất độc không giới hạn liều lượng, còn chất độc không bị suy giảm độc tính. - Khi các cấu trúc sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của chúng để làm giảm độc tính của các chất độc thì năng lượng trong các cấu trúc đó và độc tính của chất độc đều bị suy giảm. Vì vậy khi liều lượng chất độc vượt quá một giới hạn nào đó thì các cấu trúc sẽ bị phá huỷ. Hệ thống miễn dịch thứ hai là một hệ thống cấu trúc chuyên môn của cơ thể và nó chỉ được tạo ra khi động vật đã tiến hoá đến một giai đoạn phát triển nào đó. Vì vậy hệ thống này chỉ có ở những động vật bậc cao như các loài động vật máu nóng. Còn hệ thống miễn dịch thứ ba có thể có hoặc không tuỳ thuộc vào sự phát triển và môi trường sống của sinh vật. Trong nền y học phương đông có nhiều phương pháp giúp cơ thể người hấp thụ được nguồn năng lượng sẵn có trong không khí và điều chuyển đến các bộ phận trong cơ thể. Nguồn năng lượng này được gọi là khí. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn khái niệm này với không khí. Khi tồn tại trong không khí, nguồn năng lượng này có thể tồn tại tự do hoặc được các chất khí, các cấu trúc vật chất hấp thụ nhưng cũng dễ thoát ra để trở về trạng thái tự do. Chúng là yếu tố không thể thiếu để giúp cho các prôtêin trong tơ nhện hay tơ tằm liên kết với nhau tạo ra sợi tơ khi được phun ra ngoài. Lúc còn trong bụng nhện hay tằm, do bị cách li với không khí, cách li với nguồn năng lượng nên chúng tồn tại ở dạng keo lỏng. Khi máu còn ở trong hệ thống tuần hoàn hay trong các ổ kín (các vết thương kín ) nó sẽ không bị đông lại. Nhưng khi tiếp xúc với năng lượng trong không khí, máu bị đông dưới tác dụng tạo ra cấu trúc của năng lượng , cấu trúc vật chất ở đây là cục máu đông. Sự tích luỹ năng lượng dần dần theo tuổi tác của các tế bào máu đã làm cho máu bị đông ngay trong các mạch máu, dẫn đến hiện tượng tắc mạch máu ở người có tuổi. Khi trong cơ thể tích luỹ được nhiều năng lượng có ích và cơ thể có khả năng điều chuyển dòng năng lượng đó thì khả năng của cơ thể chống lại chất độc là rất cao.Những người luyện khí công đạt đến một mức độ nào đó thì họ có thể uống được rất nhiều rượu mà không say. Với họ, nhiều khi rượu chỉ là nước lã bởi độc tính của rượu đã bị nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thể họ làm vô hiệu. ( Để hiểu rõ, xin xem thêm các bài " Quan niệm mới về vật chất và năng lương", bài "chất bổ, chất hại và tác dụng của chất chất độc, chất bổ, chất hại" -Phùng văn Hoà)