Nhận biết hội chứng nhiễm rượu ở thai nhi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Uống đồ uống chứa cồn trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi đang phát triển và dẫn đến hậu quả lâu dài về sức khỏe được gọi là Rối loạn ở Thai nhi do Nhiễm rượu (FASD).[1] Một trong những rối loạn đáng tiếc nhất do uống rượu khi mang thai đó là Hội chứng Nhiễm rượu ở Thai nhi (FAS). Bệnh sẽ theo trẻ cả đời và dù có thể ngăn ngừa được nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, khuyết tật trí tuệ ở trẻ. Nếu thấy trẻ có triệu chứng FAS, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để lên kế hoạch điều trị giúp giảm triệu chứng cho trẻ.

Các bước[sửa]

Nhận biết Triệu chứng của Hội chứng Nhiễm rượu ở Thai nhi[sửa]

  1. Cẩn thận với nguy cơ mắc FAS của trẻ. Nguyên nhân chính xác gây hội chứng FAS là do tiêu thụ rượu. Người mẹ càng uống nhiều rượu trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, thì nguy cơ mắc hội chứng FAS của thai nhi càng cao.[2] Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh của trẻ có thể giúp bạn nhận ra bệnh và đưa trẻ đi chẩn đoán, điều trị đúng lúc.
    • Đồ uống chứa cồn tiếp cận thai nhi đang phát triển thông qua nhau thai và khiến nồng độ tập trung cồn trong máu của thai nhi cao hơn của mẹ. Trong khi đó, thai nhi lại chuyển hóa cồn với tốc độ chậm hơn nhiều.[3]
    • Đồ uống chứa cồn cản trở quá trình oxi hóa và quá trình đưa chất dinh dưỡng đến thai nhi. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô và cơ quan đang phát triển của thai nhi, bao gồm não bộ.[3]
    • Có thể bạn đã uống quá nhiều rượu và không nhận ra bản thân đang mang thai, từ đó làm tăng nguy cơ mắc FAS ở thai nhi. Bạn cần lưu ý điều này trong và sau khi mang thai.[3]
  2. Nhận biết triệu chứng về thể chất của hội chứng FAS. Các triệu chứng khác nhau về thể chất khi mắc hội chứng FAS có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Triệu chứng có thể là đường nét khuôn mặt khác biệt hay trẻ chậm phát triển. Xác định những dấu hiệu thông thường này có thể hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán và điều trị cho trẻ.
    • Triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ vẫn đang phát triển trong tử cung hoặc khi sinh ra. Hoặc triệu chứng cũng có thể xuất hiện về sau, ví dụ như các vấn đề về hành vi.[3]
    • Đặc điểm khuôn mặt như mắt cách nhau; môi trên quá mỏng; mũi ngắn và hếch; không có đường gấp giữa mũi và môi trên có thể là dấu hiệu của hội chứng FAS. [4] Trẻ mắc hội chứng FAS cũng có thể có mắt nhỏ và gần nhau.[5]
    • Gân và tay chân biến dạng có thể là dấu hiệu của FAS.[4]
    • Trẻ chậm phát triển trước và sau khi sinh có thể là dấu hiệu của FAS.[4]
    • Vấn đề về thị lực và thính lực có thể là dấu hiệu của FAS.[4]
    • Chu vi vòng đầu nhỏ và não chậm phát triển có thể là dấu hiệu của FAS.[4]
    • Dị tật tim và các vấn đề về thận cũng có thể là dấu hiệu của FAS.[4]
    • Nhiều triệu chứng của FAS giống với triệu chứng của các bệnh khác. Nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng FAS, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và/hoặc tiếp nhận ý kiến tư vấn từ nhiều chuyên gia.
  3. Quan sát não bộ và triệu chứng của hệ thần kinh trung ương. Hội chứng FAS có thể xuất hiện ở dạng vấn đề về não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ. Triệu chứng có thể là khả năng ghi nhớ kém, hiếu động. Quan sát triệu chứng thần kinh thông thường có thể giúp bạn xác định hội chứng FAS và sớm đưa trẻ đi chẩn đoán, điều trị.
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể có khả năng phối hợp và thăng bằng kém.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể bị khuyết tật về trí tuệ, rối loạn trong việc học hỏi, trí nhớ kém, mất tập trung hoặc hiếu động.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể gặp vấn đề trong việc xử lý thông tin, lý luận và khả năng phán đoán kém.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS cũng có thể thay đổi tâm trạng nhanh chóng hoặc luôn lo âu.[4]
  4. Chú ý đến các vấn đề xã hội và hành vi. Hội chứng Nhiễm rượu ở Thai nhi (FAS) cũng có thể xuất hiện ở dạng vấn đề về xã hội và hành vi. Triệu chứng có thể là kỹ năng xã hội kém, vấn đề về kiểm soát xung đột. Chú ý đến các dấu hiệu về hành vi này có thể giúp bạn xác định hội chứng FAS và sớm đưa trẻ đi chẩn đoán, điều trị.
    • Kỹ năng xã hội kém, bao gồm việc kết thân với người khác, có thể là dấu hiệu của hội chứng FAS.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể gặp khó khăn ở trường học hoặc khó tập trung hoàn thành nhiệm vụ để đạt mục tiêu.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi hoặc khó khăn trong việc xử lý xung đột.[4]
    • Trẻ mắc hội chứng FAS có thể có nhận thức kém về khái niệm thời gian. [4]

Tiếp nhận Chẩn đoán và Điều trị[sửa]

  1. Đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng FAS. Phát hiện sớm và can thiệp tích cực có thể giúp giảm các vấn đề lâu dài ở trẻ mắc hội chứng FAS. [4]
    • Liệt kê danh sách những triệu chứng mà bạn nhận thấy ở trẻ để giúp bác sĩ chẩn đoán dễ hơn.[6]
    • Cho bác sĩ biết liệu bạn có uống đồ uống chứa cồn trong giai đoạn mang thai không. Lưu ý nên cung cấp cả thông tin về tần suất cũng như liều lượng cồn mà bạn đã tiêu thụ.[6]
    • Cung cấp thông tin về lượng và thời gian uống rượu có thể giúp bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc hội chứng FAS.[7]
    • Xác định triệu chứng của hội chứng FAS nhưng không đi khám bác sĩ có thể dẫn đến hậu quả kéo dài ở trẻ.[1]
  2. Hiểu rõ cách bác sĩ chẩn đoán hội chứng FAS. Bác sĩ cần có kiến thức nhất định để chẩn đoán xác định hội chứng FAS ở trẻ. Cởi mở và trung thực trong việc trao đổi với bác sĩ có thể giúp quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng, thành công, từ đó giúp ích cho trẻ sớm nhất có thể.
    • Bác sĩ sẽ đánh giá một số yếu tố nhất định trong quá trình chẩn đoán, bao gồm: tần suất uống rượu của bạn trong khi mang thai, đặc điểm thể chất của trẻ, sự phát triển và tăng trưởng về thể chất lẫn thần kinh của trẻ. [7]
    • Bác sĩ cũng có thể đánh giá: khả năng cũng như khó khăn trong việc nhận thức, các vấn đề về sức khỏe, xã hội và hành vi. [7]
  3. Cùng bác sĩ kiểm tra triệu chứng của trẻ. Sau khi bạn miêu tả về triệu chứng của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dấu hiệu của hội chứng FAS. Bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng FAS thông qua một bài kiểm tra đơn giản về thể chất, cùng với các xét nghiệm chuyên sâu hơn.[1]
    • Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng về thể chất ở trẻ, bao gồm tình trạng mắt cách xa nhau; môi trên quá mỏng; mũi ngắn và hếch; mắt nhỏ và quá gần nhau; khớp và tay chân biến dạng; vấn đề về thị lực và thính lực; chu vi vòng đầu nhỏ; khuyết tật ở tim ví dụ như tiếng thổi của tim.[5]
  4. Tiếp nhận xét nghiệm và chẩn đoán. Nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng FAS, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm sau bài kiểm tra về thể chất. Các xét nghiệm này có thể giúp xác định chẩn đoán và giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị toàn diện.
    • Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành nghiên cứu hình ảnh não bộ, ví dụ như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).
    • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu để loại trừ các bệnh khác có thể gây triệu chứng tương tự.
    • Nếu bạn vẫn đang mang thai, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc siêu âm thai.[1]
  5. Tiếp nhận chụp CT hoặc MRI. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể giúp bác sĩ xác định chẩn đoán đối với hội chứng FAS. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI cho trẻ để đánh giá các vấn đề về thể chất lẫn thần kinh.[1]
    • Chụp CT và MRI sẽ ghi lại hình ảnh não bộ của trẻ và giúp bác sĩ xác định tổn thương ở não. Điều này giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị tốt hơn.[1]
    • Bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT và trong quá trình này, trẻ sẽ nằm xuống để được kỹ thuật viên chụp lại hình ảnh não bộ. Hình dạng ảnh từ tia X-quang này giúp bác sĩ quan sát não bộ tốt hơn và có thể cho thấy sự phát triển của vấn đề ở não. [1]
    • Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI và trong quá trình này, trẻ sẽ nằm bên trong một chiếc máy quét lớn trong vài phút. Chụp MRI có thể giúp đưa ra những hình ảnh rõ nét hơn về mức độ thương tổn ở não bộ của trẻ.[1]
  6. Lên kế hoạch điều trị. Không may là hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi cũng như phương pháp điều trị cụ thể cho hội chứng FAS. Nhiều triệu chứng có thể kéo dài suốt đời.[8] Tuy nhiên, can thiệp sớm có thể giúp giảm ảnh hưởng của hội chứng FAS và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa một số khuyết tật thứ cấp.[8]
    • Bạn cần biết rằng việc chẩn đoán và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng.[8]
    • Khiếm khuyết về thể chất và tinh thần có thể theo trẻ suốt cả đời. [8]
    • Bác sĩ có thể kê đơn hoặc đề nghị dùng thuốc để giúp giảm một số triệu chứng như tăng động. Bác sĩ cũng có thể đề nghị tiến hành các phép điều trị y tế đối với các vấn đề sức khỏe như tình trạng bất thường ở tim hoặc thận.[8]
    • Bác sĩ có thể đề nghị tiến hành vật lý trị liệu , liệu pháp nghề nghiệp, tâm lý trị liệu để giúp trẻ trong việc đi lại, nói chuyện và cải thiện kỹ năng xã hội. [8]
    • Bác sĩ có thể đề nghị bạn cho trẻ học với giáo viên đặc biệt để giúp trẻ thể hiện tốt hơn trong môi trường học tập.[8]
    • Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn cho cả gia đình.[8]

Lời khuyên[sửa]

  • Trong giai đoạn mang thai, tất cả phụ nữ đều nên tiếp nhận chương trình chăm sóc bà mẹ trước khi sinh.
  • Nếu đang mang thai hoặc muốn mang thai, bạn nên ngừng việc uống rượu lại. Bỏ rượu càng sớm sẽ càng tốt cho thai nhi.
  • Hội chứng FAS là do người mẹ tiêu thụ và/hoặc lạm dụng đồ uống chứa cồn.

Cảnh báo[sửa]

  • Không có mức an toàn nào đối với thức uống chứa cồn dành cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Cũng không có thời điểm nào là an toàn để uống rượu bia trong khi mang thai. Đồ uống chứa cồn có thể gây hậu quả khó lường đối với thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Bất cứ thức uống chứa cồn nào cũng đều có hại cho thai nhi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây