Nhận biết nhiễm trùng xoang

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nhận biết Nhiễm trùng Xoang)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm trùng xoang hay còn gọi là viêm xoang, một căn bệnh ở đường hô hấp trên rất phổ biến với hàng triệu người mắc phải mỗi năm. Bệnh xảy ra khi vách ngăn trong các xoang cạnh mũi bị viêm, xoang chính là những khoảng trống nhỏ chứa không khí nằm trong hộp sọ xung quanh mũi. Viêm xoang làm tích tụ không khí và chất nhầy trong hốc rỗng của mũi, từ đó dẫn tới tăng áp lực xoang.[1][2] Nếu bạn có triệu chứng đau xoang thì có thể làm theo các bước đơn giản dưới đây để xác định xoang có nhiễm trùng hay không, và tìm hiểu một số cách để giảm bớt triệu chứng bệnh.

Các bước[sửa]

Nhận biết Nhiễm trùng Xoang[sửa]

  1. Tìm dấu hiệu nghẹt và đau xoang. Nhiễm trùng xoang có nhiều triệu chứng phổ biến, mà một trong số đó là nghẹt xoang và thường đi kèm với tình trạng này là đau xoang. Cảm giác đau thường xảy ra ở khu vực bên trên và xung quanh mũi, nguyên nhân do hốc xoang bị sưng làm áp lực trong đó tăng lên. Tăng áp lực xoang cũng khiến bạn nhức đầu.[2]
    • Xoang đau mỗi khi bạn cúi đầu về trước hoặc khi sờ vào khu vực nằm trên hốc xoang. Bạn cũng thấy đau hoặc khó chịu khi nhấn hay gõ nhẹ lên các xoang hàm trên nằm dưới hai mắt.
    • Triệu chứng rất giống với cảm lạnh thông thường, sự khác biệt lớn nhất đó là nếu bị cảm lạnh bạn chỉ nghẹt mũi, còn đau xoang và tăng áp lực xoang không nặng lắm.[3]
  2. Quan sát sự đổi màu của dịch tiết từ mũi. Một trong các dấu hiệu nổi bật khác của nhiễm trùng xoang là dịch tiết hay chất nhầy đổi màu chảy ra từ xoang. Chất nhầy thường có màu xanh, vàng hay có nhiễm ít máu. Nguyên nhân khiến dịch nhầy đổi màu là do virus đã xâm nhâm vào cơ thể.
    • Ngoài ra dịch nhầy có thể khá sệt và khó xì ra ngoài.
    • Đây là một cách khác để phân biệt giữa nhiễm trùng xoang và cảm lạnh thông thường. Dịch tiết từ mũi khi cảm lạnh rất nhiều và trong, trong khi đó nhiễm trùng xoang tạo ra dịch nhầy đục và có màu.[2]
  3. Để ý dấu hiệu ho. Cùng với các triệu chứng xảy ra ở mũi đó là ho. Dịch tiết từ mũi thường chảy xuống cổ họng và phổi, người ta còn gọi đây là chứng chảy dịch mũi sau. Bạn cảm thấy như có dịch đang chảy xuống phía sau cổ họng, nó gây ra ho kèm theo đờm hoặc không có đờm.
    • Một triệu chứng khác của nhiễm trùng xoang là sốt nhẹ.
    • Chứng ho này không bắt nguồn từ phổi, vì viêm xoang không làm sản sinh chất nhầy trong phổi. Ho khi viêm xoang thật ra là cách phản ứng của cơ thể với tình trạng chảy dịch mũi sau để đẩy đờm đang chảy xuống phổi ra ngoài.[2]
  4. Nhận biết viêm xoang do dị ứng mãn tính. Dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng xoang. Viêm xoang do dị ứng cũng có cơ chế phát sinh bệnh tương tự, bắt đầu là giai đoạn xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng. Đối với loại nhiễm trùng xoang này, đau và tăng áp lực xoang diễn ra trong vài ngày và từ từ dẫn tới nhiễm trùng. Sự thay đổi màu sắc của dịch nhầy báo hiệu vấn đề đã tiến triển từ dị ứng sang nhiễm trùng.
    • Người bệnh dị ứng mãn tính cũng có thể bị polyp mũi, là chứng bệnh cản trở dòng chảy của dịch nhầy và dẫn tới nhiễm trùng.[4]
  5. Tìm biện pháp chăm sóc y tế. Thời gian diễn ra triệu chứng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định bạn có cần đi khám bệnh hay không. Nếu triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn bảy ngày và không có dấu hiệu cải thiện, bạn cần tìm biện pháp can thiệp y khoa. Rất có khả năng viêm xoang làm tích tụ vi khuẩn trong xoang và gây ra nhiễm trùng thứ phát. Việc này làm tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, đau và khó chịu nhiều hơn.
    • Viêm xoang do vi khuẩn có biểu hiện giống cảm lạnh kèm theo nghẹt và đau xoang nặng kéo dài.
    • Tùy vào mỗi bác sĩ mà cách điều trị sẽ khác nhau. Người ta vẫn còn có chút bất đồng quan điểm về khả năng chữa trị của kháng sinh đối với viêm xoang, vì không có bằng chứng nào cho thấy kháng sinh trị được virus. [5] [6] Các loại virus gây ra viêm xoang là virus bệnh cảm, virus á cúm và virus cúm.
    • Nếu triệu chứng chỉ diễn ra chưa tới một tuần thì bạn không cần phải đi khám bệnh. Có tới 70% số bệnh nhân viêm xoang có thể khỏi bệnh mà không cần uống thuốc hay đi khám bệnh.[2]
    • Nếu bác sĩ lo ngại nhiễm trùng trong sọ hoặc viêm mô tế bào hốc mắt, họ sẽ yêu cầu bạn chụp CT. Ảnh chụp CT các xoang giúp chẩn đoán được các căn bệnh này.
    • Bác sĩ có thể kê thuốc uống trị nghẹt xoang như pseudoephedrine, hoặc dùng thuốc tiêu dịch nhầy và thuốc kháng histamin.
    • Nếu các thuốc này không thể cải thiện tình trạng bệnh, bạn thường phải uống thuốc kháng sinh như amoxicillin hay augmentin.
    • Tái khám nếu cần.

Điều trị Nhiễm trùng Xoang tại Nhà[sửa]

  1. Cung cấp khoáng chất. Có một số phương pháp điều trị và phòng ngừa khi bạn mắc viêm xoang hay cho rằng mình sắp bị nhiễm trùng xoang. Khi mới nghi ngờ bị nhiễm trùng xoang hoặc mới vừa mắc cảm lạnh, bạn nên bổ sung kẽm càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy việc uống kẽm trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng cảm lạnh, bệnh nhân có thể trị khỏi các triệu chứng này nhanh hơn rất nhiều.
    • Cụ thể với liều dùng 75-150 mg kẽm mỗi ngày, thời gian bị cảm sẽ rút ngắn bớt 42%.[7]
    • Bạn có thể ngậm viên bổ sung kẽm có bán ở các tiệm thuốc, và nên dùng những nhãn hiệu phổ biến như Vitamin C & Zinc. Để sử dụng bạn pha viên kẽm vào một cốc nước để uống sau mỗi một tới ba giờ, cho đến khi đủ liều dùng khuyến cáo cho một ngày.
  2. Cung cấp vitamin C. Tiêu thụ một lượng lớn vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, và chống lại các triệu chứng của nhiễm trùng xoang. Nhiều nghiên cứu chứng minh việc tiêu thụ 2000 mg vitamin C mỗi ngày không chỉ giúp rút ngắn thời gian mà còn giảm độ nặng của triệu chứng.
    • Bạn cần tối thiểu 1000 mg để chống lại các triệu chứng bệnh. Thậm chí bạn có thể tiêu thụ nhiều hơn 2000 mg vì đến nay người ta vẫn chưa nhận được báo cáo nào về tác dụng phụ khi tiêu thụ vitamin C nhiều hơn lượng khuyến cáo. [8][9]
    • Vitamin C có trong các thực phẩm hằng ngày như hoa quả họ cam chanh và rau lá xanh. Bạn cũng có thể dùng thực phẩm chức năng cung cấp vitamin C dạng bột, viên uống hay viên nhai.
  3. Sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng. Khi bắt đầu thấy hai lỗ mũi nghẹt bạn có thể sử dụng bình rửa mũi để giảm bớt triệu chứng này. Bình rửa mũi giống như bình trà thu nhỏ có thể làm sạch đường dẫn trong xoang bằng cách rót nước ấm vào lỗ mũi bên này và chảy ra ngoài qua lỗ bên kia. Để sử dụng bạn cho nước ấm khoảng 50 độ C vào bình, hơi ngả đầu về một bên để khi rót nước chảy vào lỗ mũi phải và đi ra ngoài qua lỗ mũi trái.
    • Sử dụng bình rửa mũi không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Nếu bạn thở trong quá trình sục rửa mũi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các xoang và có khả năng dẫn tới viêm phổi.
    • Đã có một số báo cáo về các ca nhiễm trùng a míp hiếm gặp ở nơi có nguồn nước bẩn, loại ký sinh trùng này xâm nhập từ phân vào nguồn nước do điều kiện vệ sinh kém. Đây không phải là vấn đề đáng lo đối với khu vực có chất lượng nước sạch sẽ.[10] Nếu bạn lo ngại về nguồn nước của nhà mình thì nên nấu sôi ít nhất mười phút và để nguội tới nhiệt độ thích hợp trước khi sử dụng.
  4. Sử dụng cúc dại. Bạn có thể sử dụng cúc dại để rút ngắn thời gian diễn ra triệu chứng bệnh. Nhiều nghiên cứu chứng minh hoạt chất của cúc dại có hiệu quả điều trị đối với viêm xoang. Mặc dù các nghiên cứu không thống nhất về liều lượng khuyên dùng, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế gợi ý bạn nên uống khoảng ba viên mỗi ngày với hàm lượng mỗi viên 176-300 mg và uống trong một tuần khi có triệu chứng nhiễm trùng xoang.[11]
  5. Sử dụng thuốc chống dị ứng. Có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng (mua không cần toa) có thể hữu hiệu đối với bệnh viêm xoang do dị ứng mãn tính. Thuốc được bán dưới dạng viên uống hoặc dung dịch xịt mũi. Bạn nên thử uống thuốc viên như Claritin hoặc Zyrtec với liều lượng từ 5-10 mg mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc xịt mũi như Flonase, là thuốc chứa steroid không gây nghiện mà trước đây chỉ được bán theo toa, nhưng hiện nay bạn mua được mà không cần chỉ định của bác sĩ.
    • Ngoài Flonase còn có các loại thuốc xịt mũi khác nhưng chúng gây ra tác dụng phụ tiêu cực. Thuốc xịt trị nghẹt mũi Neo-Synephrine có tính gây nghiện, nghĩa là tình trạng nghẹt mũi sẽ trở nên nặng hơn nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc mỗi ngày.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.niaid.nih.gov/topics/sinusitis/Pages/Index.aspx
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.niaid.nih.gov/topics/sinusitis/Pages/symptoms.aspx
  3. Merle Sande, Jack Gwaltney. Acute Community Acquired Bacterial Sinusitis, Continuing Challenges and Current Management Clinical Infectious Disorders 2004, 39, (supp 3) s151-s 158
  4. http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/allergies/sinusitis.aspx
  5. Merle Sande, Jack Gwaltney. Acute Community Acquired Bacterial Sinusitis, Continuing Challenges and Current Management Clinical Infectious Disorders 2004 39 (supp 3) s151-s 158
  6. American Academy of Pediatrics : AAP Issues New Guidelines in treating bacterial sinusitis for children 1-18 years of age
  7. John Hickner MD MSc Zinc, for the common cold, not if but when, The Journal of family Practice, November, 60 (11) 669-671
  8. Hemilia, H Vitamin C Supplementation and the common cold: Factors Affecting the Magnitude of the Benefit, Medical Hypotheses, 2012, 52 (2) 171-178.
  9. Magini, S, Beverly S, Suter M, Combination High Dose Vitamin C plus Zinc, Journal of Internal Medicine Residency 2012 40 1-28-42
  10. Dunn, JD GR Mc Mannus KC Efficacy if Nasal Irrigations and Nebulization for Nasal Symptoms Relief. Current Opinions if Otolaryngology Head Neck Surgery 2013 June 21 (3) 248-51
  11. Melanie Jackson,L Jackson, The Effect of Echinacea on Duration of Upper Respiratory tract Infections 2nd Year Residents Elective Journal,Volume VI 200-2001
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-sinusitis/basics/treatment/con-20022039

Liên kết đến đây