Nhận biết có xương gãy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Gãy xương là tình trạng chấn thương cơ học nghiêm trọng, trong đó cơ, gân, dây chằng, mạch máu và thậm chí dây thần kinh có thể bị tổn thương do xương gãy gây ra. Gãy xương “hở” thường kèm theo vết thương nhìn thấy được và có khả năng bị nhiễm trùng. Gãy xương “kín” là khi xương gãy mà không kèm theo vết thương ngoài da, ít bị tổn thương hơn trường hợp gãy xương hở nhưng vẫn đau và cần thời gian lành. Trong phạm vi hai kiểu gãy xương cơ bản này người ta còn phân loại rất nhiều kiểu gãy khác.

Các bước[sửa]

Nhận biết kiểu gãy xương[sửa]

  1. Tìm hiểu gãy xương hở. Đây là tình trạng xương gãy chọc qua da, còn gọi là gãy chồi xương và có nguy cơ vi trùng xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.[1] Nhìn kỹ khu vực xung quanh chỗ va chạm hay nghi ngờ có xương gãy, nếu bạn thấy xương nhô ra ngoài da hoặc thấy bất kì phần xương nào, đó chính là gãy xương hở.
  2. Tìm hiểu gãy xương kín. Gãy xương kín, như tên gọi đã nói rõ, xảy ra khi xương gãy nhưng không chọc qua da.[2] Với trường hợp gãy này xương có thể nằm nguyên tại vị trí, gãy ngang, gãy xiên hoặc gãy vụn.
    • Gãy nằm nguyên tại vị trí là khi xương gãy vẫn nằm thẳng hàng, hầu như không lệch ra khỏi vị trí ban đầu và còn gọi là gãy xương không xê dịch.[3]
    • Gãy xiên là khi chỗ gãy xảy ra trên một góc nghiêng tương đối với đường thẳng của xương.
    • Gãy vụn (còn gọi là gãy phân mảnh) là khi xương gãy thành 3 đoạn trở lên.[4]
    • Gãy ngang là khi chỗ gãy xảy ra trên một đường tương đối thẳng và vuông góc với đường thẳng của xương.
  3. Nhận biết xương bị gãy lún. Có hai kiểu gãy xương đáp ứng được tiêu chí này nhưng không dễ để phân biệt chúng.[5] Gãy lún (còn gọi là gãy bánh bơ) thường xảy ra ở cuối các xương dài khi mảnh xương này bị ép vào mảnh xương kia. Gãy ép cũng tương tự gãy lún nhưng thường xảy ra ở đốt sống khi xương xốp xẹp xuống.
    • Gãy ép thường tự lành theo thời gian nhưng bạn nên theo dõi quá trình lành. Gãy lún phải được điều trị bằng phẫu thuật.
  4. Phân biệt gãy xương không hoàn toàn. Gãy không hoàn toàn không làm xương tách thành hai mảnh riêng biệt, những vẫn biểu hiện các triệu chứng điển hình của gãy xương. Có nhiều biến thể khác nhau của gãy xương không hoàn toàn:[6]
    • Gãy cành tươi là trường hợp xương gãy ngang không hoàn toàn, chủ yếu xảy ra ở trẻ em vì xương chưa trưởng thành không gãy hoàn toàn thành hai phần khi chịu áp lực.[7]
    • Gãy sợi tóc (còn gọi là gãy xương vì sức nén) khó có thể phát hiện bằng ảnh chụp X-quang vì chỉ biểu hiện dưới dạng một đường rất mảnh. Chúng sẽ dễ nhìn thấy hơn sau khi xương gãy nhiều tuần.
    • Gãy lõm là khi xương bị lõm vào trong. Toàn bộ phần xương tại chỗ giao nhau của các đường nứt mảnh có thể lõm xuống.
    • Gãy xương không hoàn toàn cũng có hầu hết các triệu chứng tương tự như gãy hoàn toàn. Nếu chân hoặc tay sưng lên, bầm tím hoặc bị bẻ cong, đó là dấu hiệu gãy xương. Chúng có thể biến dạng và đu đưa ở một góc bất thường. Nếu cơn đau diễn ra dữ dội đến độ bạn không thể sử dụng tay hay chân vào công việc hằng ngày thì có khả năng xương đã gãy.
  5. Hiểu các kiểu gãy xương khác. Có nhiều cách phân loại gãy xương khác dựa trên vị trí gãy và cách thức xảy ra chấn thương.[6] Nhận biết được các kiểu gãy xương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, từ đó tìm cách tránh hoặc điều trị xương gãy.
    • Gãy xoắn xảy ra khi lực xoắn quá lớn tác động vào chân hay tay dẫn đến gãy xương.
    • Gãy dọc xảy ra khi xương gãy trên trục thẳng đứng dọc theo chiều dài xương.
    • Gãy bong là trường hợp một mảnh xương tại vị trí dây chằng bám vào xương chính bị kéo bong ra khỏi xương chính. Chấn thương này có thể xảy ra trong tai nạn xe máy khi nạn nhân cố gắng dùng tay và chân đỡ khi ngã, dẫn đến chấn thương vai và đầu gối.[8]

Nhận biết triệu chứng[sửa]

  1. Để ý nghe tiếng tách. Nếu bạn nghe thấy tiếng tách phát ra từ tay hay chân khi ngã hoặc va chạm đột ngột, nhiều khả năng xương đã gãy. Tùy thuộc vào lực tác động, độ nghiêm trọng và góc gãy, xương sẽ gãy ra thành hai hay nhiều phần.[9] Âm thanh bạn nghe được thật ra là tiếng kêu khi xương hoặc nhóm xương bị gãy dưới tác động đột ngột.
    • Một số tài liệu còn gọi tiếng tách khi xương gãy là tiếng "rắc".
  2. Cảm thấy đau ngay lập tức và dữ dội, theo sau đó là tê buốt và ngứa ran.[10][11] Bạn cũng cảm thấy đau nóng rát (ngoại trừ vỡ xương sọ) với mức độ thay đổi sau khi gặp chấn thương. Tê buốt hoặc lạnh nếu khu vực bên dưới vị trí xương gãy không nhận đủ máu. Vì cơ phải cố gắng nhiều hơn để giữ cố định xương gãy nên bạn cũng nhận thấy hiện tượng cơ co rút.
  3. Tìm cảm giác đau khi sờ, sưng và bầm tím, có hay không chảy máu.[12] Các mô tế bào xung quanh sưng lên vì mạch máu bị tổn thương và khiến máu chảy tại vị trị gặp chấn thương. Tình trạng này kéo theo chất lỏng tích tụ, gây sưng và đau khi sờ.
    • Máu chảy trong mô tế bào có thể nhìn thấy được dưới dạng vết bầm tím. Vết bầm bắt đầu với màu tím/xanh dương, sau đó chuyển sang màu xanh lá cây và vàng vì máu được hấp thu trở lại. Có thể bạn sẽ thấy vết bầm nằm cách chỗ gãy xương một đoạn vì máu từ các mạch máu bị vỡ di chuyển đến đó.[11]
    • Chảy máu ngoài chỉ xảy ra nếu bạn bị gãy xương hở và xương lộ hay chồi ra khỏi da.
  4. Tìm dấu hiệu biến dạng ở chi.[12] Tùy vào mức độ gãy xương mà tay hay chân bạn có thể bị biến dạng, chẳng hạn cổ tay bị cong ở một góc bất thường, hoặc chân hay tay có độ cong không tự nhiên ở vị trí không có khớp xương nào. Với trường hợp gãy xương kín thì cấu trúc xương bên trong chi bị thay đổi. Với trường hợp gãy xương hở thì xương sẽ chồi ra ngoài tại vị trí gặp chấn thương.
  5. Để ý dấu hiệu bị sốc. Khi cơ thể mất nhiều máu (bao gồm chảy máu trong), huyết áp có thể giảm đột ngột và gây sốc cho nạn nhân.[11] Khi bị sốc cơ thể nạn nhân trở nên xanh xao, ấm hay đỏ bừng, nhưng sau đó khi mạch máu giãn rộng quá mức thì da họ trở nên lạnh và ẩm ướt. Họ trở nên im lặng, lơ mơ, buồn nôn và/hoặc choáng váng. Ban đầu nhịp thở nhanh nhưng giảm từ từ đến mức nguy hiểm nếu mất nhiều máu.[13]
    • Vấn đề bị sốc khi xảy ra chấn thương là điều bình thường. Tuy nhiên, một số người chỉ cảm thấy rất ít triệu chứng của sốc nên họ không thể nhận ra mình đã gãy xương. Nếu bạn va chạm mạnh và cho dù chỉ nhận thấy một triệu chứng sốc duy nhất thì cũng phải đến bệnh viện ngay lập tức.
  6. Phạm vi cử động suy giảm hoặc biểu hiện bất thường.[11] Nếu xương gãy nằm gần khớp xương, thông thường bạn sẽ gặp khó khăn khi cử động tay chân, đây là dấu hiệu của gãy xương. Bạn khó có thể cử động tay chân mà không thấy đau, hoặc phần cơ thể bị chấn thương không thể chịu được tải trọng.

Nhờ bác sĩ chẩn đoán[sửa]

  1. Đi khám bệnh ngay lập tức. Bác sĩ thường sẽ hỏi bạn về tình huống xảy ra chấn thương, đây là thông tin giúp họ xác định vị trí có khả năng bị gãy xương.
    • Nếu trước đây bạn từng bị gãy xương thì phải cho bác sĩ biết.
    • Họ thường kiểm tra các dấu hiệu khác của gãy xương như nhịp mạch, da đổi màu, thân nhiệt, xuất huyết, sưng hay vết thương ngoài. Tất cả những thông tin này giúp bác sĩ đánh giá nhanh chóng tình trạng gãy xương và lên lộ trình điều trị.
  2. Chụp X-quang. Đây là hành động đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ hay phát hiện có xương gãy.[14] Ảnh chụp X-quang cho phép tìm ra chỗ gãy và giúp bác sĩ phân tích mức độ chấn thương.
    • Trước khi bắt đầu họ sẽ yêu cầu bạn tháo hết trang sức và vật dụng kim loại trên người, tùy vào vị trí cơ thể cần chụp. Bạn có thể phải đứng, ngồi hoặc nằm, và họ còn yêu cầu bạn phải giữ yên người hoặc nín thở trong khi chụp ảnh.
  3. Chụp cắt lớp xương. Nếu chụp X-quang không thể tìm ra chỗ gãy thì họ phải chụp cắt lớp xương. Chụp cắt lớp xương không giống như chụp CT hoặc MRI. Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một lượng nhỏ vật chất phóng xạ trước khi chụp ảnh vài giờ, sau đó theo dõi đường đi của vật chất phóng xạ trong cơ thể để phát hiện ra vị trí xương đang có dấu hiệu phục hồi.[15][14]
  4. Yêu cầu chụp CT (chụp cắt lớp vi tính). Chụp CT rất phù hợp để kiểm tra các chấn thương bên trong hay chấn thương thể chất khác. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm này khi họ nhận ra có xương gãy phức tạp hay gãy thành nhiều mảnh. Sau khi kết hợp nhiều ảnh chụp X-quang vào một ảnh duy nhất bằng máy vi tính, người ta thu được ảnh ba chiều tại chỗ gãy với ảnh chụp CT.[16]
  5. Cân nhắc chụp MRI (chụp cộng hưởng từ). Kỹ thuật chụp MRI sử dụng các xung nhịp sóng vô tuyến và máy vi tính để thu về hình ảnh chi tiết của phần cơ thể. Trong trường hợp gãy xương, ảnh chụp MRI có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về mức độ chấn thương, rất hữu ích để phân biệt giữa tổn thương xương và tổn thương sụn với dây chằng.[17]

Lời khuyên[sửa]

  • Đi khám bệnh ngay nếu bạn cho rằng mình đã gãy xương.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]