Nhận biết dấu hiệu dị ứng rượu mạnh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dị ứng rượu mạnh hay còn gọi là chứng không dung nạp cồn có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với bạn. Gây ra do cơ thể không có khả năng phân hủy cồn hoặc do nhiều thành phần khác nhau trong thức uống chứa cồn, triệu chứng dị ứng rượu mạnh rất đa dạng và thường là dấu hiệu của một vấn đề khác. Rất may mắn là có rất nhiều cách giúp bạn xác định có bị dị ứng rượu hay không (mặc dù có thể không dễ chịu cho lắm). Bạn cần xác định xem bản thân có mắc chứng không dung nạp cồn hay không vì tiêu thụ những chất mà cơ thể không thể chuyển hóa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Các bước[sửa]

  1. Hiểu được rằng bản thân cồn không phải là nguyên nhân. Trường hợp dị ứng với cồn khá hiếm gặp nhưng không phải không có. Tuy nhiên, có thể là một trong các loại ngũ cốc dùng làm ra rượu, hoặc chất bảo quản để giữ rượu tươi, mới là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng.[1]
    • Rượu vang, bia, rượu mạnh đều chứa dị nguyên histamine - được sản sinh ra sau quá trình lên men.[2] Tất nhiên, histamine chính là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dị ứng ở người.
    • Bia và rượu vang trắng còn chứa sulfites - dùng làm chất bảo quản.[2] Sulfites khiến tình trạng hen suyễn trở nặng và gây ra các phản ứng dị ứng khác.
    • Một dị nguyên protein gọi là “LTP” có trong vỏ quả nho khiến rượu vang đỏ (từ vỏ nho lên men, khác với rượu vang trắng) trở thành dị nguyên phổ biến.[3]
    • Rượu vang đỏ thường chứa ít chất bảo quản hơn so với rượu vang trắng, đồng nghĩa với việc ít sulfites hơn.[1]
  2. Nhận biết triệu chứng thường gặp khi dị ứng với cồn hoặc bất cứ thứ gì chứa cồn. Các triệu chứng bao gồm:[4] These symptoms include:
    • Nghẹt mũi
    • Da ngứa, đỏ, viêm và ấm khi chạm vào (mề đay)
    • Đau đầu
    • Nhịp tim đập nhanh
    • Buồn nôn và nôn mửa
    • Đau bụng
    • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  3. Thử uống một loại đồ uống chứa cồn một lần. Bạn có thể thử uống một loại bia hoặc rượu vang và xem thử triệu chứng có xuất hiện không. Nếu không, có thể gạch bỏ loại bia/rượu vang/rượu mạnh đó khỏi danh sách gây dị ứng và dần thử một loại khác. Từ đó, bạn có thể xác định được loại bia/rượu vang/rượu mạnh nào chứa và không chứa dị nguyên.
  4. Xác định lượng thức uống chứa cồn bạn có thể uống mà không bị dị ứng. Uống cố định một loại bia/rượu vang/rượu mạnh và xác định xem uống bao nhiêu thì triệu chứng dị ứng sẽ xuất hiện.
    • Trong một số trường hợp, người bị dị ứng rượu có thể chỉ gặp triệu chứng mức độ nhẹ khi uống, hoặc triệu chứng chỉ xuất hiện khi uống quá nhiều hoặc uống một loại thức uống chứa cồn nào đó. Không cần thiết phải đến khám bác sĩ để xét nghiệm nếu bạn có thể chịu được triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, để xác nhận chẩn đoán dị ứng rượu, bạn cần đến khám bác sĩ.
  5. Đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và xác nhận xem có bị dị ứng cồn hay chứng không dung nạp cồn không.
    • Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chích da hoặc xét nghiệm máu để đưa ra kết luận. Xét nghiệm chích da là quy trình dùng kim chứa một trong những dị nguyên tiềm ẩn để chích vào da. Da phản ứng nghĩa là bạn bị dị ứng.
    • Xét nghiệm máu dùng để tìm kiếm kháng thể immunoglobulin E (IgE), giúp đo phản ứng miễn dịch đối với các chất cụ thể. Không may là xét nghiệm này không phải lúc nào cũng chính xác.
    • Bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm khác như thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý và khám tổng quát. Các bệnh như u lympho Hodgkin, người gốc châu Á đang uống thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc lạm dụng chất cồn có khả năng mắc chứng không dung nạp cồn cao hơn.
  6. Chỉ nên uống thức uống chứa cồn không gây ảnh hưởng đến cơ thể và loại chứa ít thành phần. Sau khi đã xác định được loại thức uống chứa cồn nào không gây dị ứng, bạn có thể uống chúng. Ngoài ra, nên cân nhắc các loại thức uống chứa cồn sau:
    • Rượu mạnh không làm từ ngũ cốc, ví dụ như rượu chưng cất từ khoai tây: rượu Vodka, rượu Rum (lên men từ đường) và Tequila (lên men từ cây thùa).
    • Tránh tiêu thụ rượu mạnh có hương liệu.
    • Uống rượu vang đỏ nếu sulfite trong rượu vang trắng gây phản ứng dị ứng. Ngược lại, uống rượu vang trắng nếu protein LTP trong rượu vang đỏ gây dị ứng.
    • Tránh tiêu thụ rượu mạnh có ga. Rượu mạnh có ga (ví dụ như Coolers) có khả năng gây phản ứng dị ứng cao hơn.[1]

Cảnh báo[sửa]

  • Tuyệt đối không uống rượu bia nhiều hơn mức cơ thể có thể chịu được, đặc biệt là nếu bị dị ứng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thức uống chứa cồn có thể gây phản ứng phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Lời khuyên trong bài viết này dành cho người đủ tuổi uống rượu bia.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]