Nhận biết liệu đau cánh tay trái có liên quan đến cơn đau tim

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đau cánh tay trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc đau cơ do luyện tập khắc nghiệt cho đến đau tim cấp tính. Tình trạng da, mô mềm, thần kinh, xương, khớp và mạch máu thay đổi bất thường của cánh tay đều là những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau. Có rất nhiều yếu tố để xác định liệu cánh tay trái bị đau của bạn có xuất phát từ bệnh tim mạch hay không.

Các bước[sửa]

Nhận biết cơn đau tim[sửa]

  1. Ước lượng cấp độ cơn đau.[1] Cơn đau đớn liên quan đến tim hầu hết thường giống như cảm giác tim bị nén lại đột ngột hoặc bị co thắt. Bạn có thể có cảm giác đau nhẹ, tức là không đau lắm (hay còn gọi là "cơn đau tim yên lặng"), cho đến đau dữ dội, tức là cấp độ đau ở cường độ mạnh lên tới 10/10. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện ở khu vực quanh ngực, và có thể lan tỏa xuống cánh tay trái, quai hàm, hoặc lưng.
  2. Xem xét triệu chứng khác, không liên quan đến cơn đau.[1] Bên cạnh việc đau cánh tay, quai hàm, cổ, và lưng, bạn cũng thể trải qua các triệu chứng khác trong quá trình đau tim, như:[2]
    • Buồn nôn
    • Hoa mắt hoặc chóng mặt
    • Đổ mồ hôi lạnh
    • Thởi ngắn hoặc khó thở do tức ngực
    • Nếu bạn đang trải qua bất kỳ triệu chứng trên cộng với việc đau một số nơi trên cơ thể, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để loại trừ khả năng bị cơn đau tim hoành hành.
  3. Gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu y tế nếu bạn rơi vào các triệu chứng được đề cập ở trên.[1] Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sức khỏe hiện tại, cách an toàn ở đây là gọi 115, hay thậm chí là gọi điện thoại cho dịch vụ cấp cứu ở khu vực của bạn sao cho bạn có thể nhanh chóng đến bệnh viện và được kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Luôn nhớ rằng nếu bạn bị đau tim, thì thời gian là quan trọng nhất và bạn không nên lãng phí bất kỳ giây phút nào bởi sự sống của bạn đang bị đe dọa.[3]
    • Trong khi chờ nhân viên cấp cứu y tế đến, bạn nên uống 2 viên aspirin nhỏ (khoảng 180mg), chúng có thể giúp bạn giảm cơn đau tim.[4] Aspirin đóng vai trò trong việc ngăn ngừa tình trạng máu đông. Nguyên nhân đau tim thường do một cục máu đông làm tắc nghẽn một trong những động mạch vành (động mạch xung quanh tim); do đó, uống thuốc aspirin có thể giúp phòng tránh được tình trạng máu đông trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Bạn cũng có thể uống nitroglycerin nếu đang trong tình trạng đau tim và chờ xe cứu thương đến.[4] Thuốc này có thể giảm đau thắt ngực cũng như giúp bạn chống chọi với triệu chứng khắc nghiệt cho đến khi bạn được đưa đến bệnh viện (tại thời điểm này, bác sĩ có thể cho bạn thêm liều thuốc giảm đau, như morphine).
    • KHÔNG dùng nitroglycerin nếu bạn đã dùng Viagra hoặc Levitra trong 24 giờ trước đó, hoặc Cialis trong 48 giờ trước đó. Nó có thể gây ra tụt huyết áp trầm trọng và các biến chứng khác. Thông báo với nhân viên cấp cứu hoặc bác sĩ nếu bạn đã dùng những thuốc này trong khoảng thời gian nêu trên.
  4. Trải qua một chuỗi kiểm tra và chẩn đoán bệnh.[5] Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có thể bị bệnh liên quan đến tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm để xác nhận xem sự phán đoán của bạn có có sở hay không. Hầu hết bạn sẽ được đo điện tâm đồ (ECG) để ước lượng nhịp tim; và sự thất thường của nhịp tim sẽ hiện lên nếu bạn lên cơn đau tim. Hơn nữa, bạn cũng sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu, chủ yếu là để kiểm tra nồng độ cao của men tim (enzymes tim) trong máu và biết được mức độ co thắt cơ tim.
    • Tùy thuộc vào triệu chứng ban đầu của bạn và chẩn đoán chính xác của bác sĩ, bạn có thể hoặc không cần làm thêm một vài tiến trình xét nghiệm khác, như: siêu âm tim, chụp X quang, chụp động mạch vành, và/hoặc kiểm tra vận động gắng sức.

Định ước cấp độ của cơn đau[sửa]

  1. Chú ý khoảng thời gian cơn đau kéo dài. Nếu bạn cảm thấy đau ở cánh tay trái trong khoảng thời gian ngắn (chỉ khoảng vài giây), thì nó có vẻ không liên quan gì đến cơn đau tim. Tương tự như vậy, nếu sự đau đớn đó kéo dài dai dẳng trong khoảng thời gian dài (khoảng vài ngày hoặc thậm chí vài tuần), thì triệu chứng này cũng không liên quan gì đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị đau cánh tay trái trong khoảng vài phút hoặc vài giờ, thì đó có thể là cơn đau tim. Nếu cơn đau thường tái diễn trong khoảng thời gian ngắn, đừng quên ghi lại tất cả khoảng thời gian đó và cường độ cơn đau trên giấy và mang nó đến cho bác sĩ. Đây cũng là cách để phát hiện bệnh liên quan đến tim mạch và bảo đảm chăm sóc y tế kịp thời.
    • Nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu khi vùng ngực chuyển động (vùng giữa xương sống), thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống, đặc biệt thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi. Cơn đau này thường không phải do tim gây ra.
    • Cũng giống như vậy, nếu cơn đau xuất hiện sau khi bạn tập thể dục cường độ mạnh với cánh tay, thì tất nhiên đó chỉ là tình trạng đau cơ. Xem xét thói quen hàng ngày của bạn và xem hành động nào có nguy cơ làm vấn đề trở nên trầm trọng?
  2. Cân nhắc xem liệu tình trạng đau cánh tay trái của bạn có liên quan gì đến chứng đau thắt ngực hay không. Đau thắt ngực thường xảy ra khi thiếu máu chảy vào cơ tim.[6] Chứng đau này thường làm bạn cảm thấy bị co thắt và đè nén. Và bạn cũng sẽ cảm thấy đau nhói ở vai, ngực, cánh tay, lưng, hoặc thậm chí là cổ. Nó cũng có cảm giác tương tự như tình trạng khó tiêu.[7]
    • Mặc dù chứng thắt ngực làm bạn đau ở duy nhất khu vực cánh tay trái không phải là tình trạng điển hình, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
    • Chứng đau thắt ngực thường trở nên nghiêm trọng hoặc có thể bùng phát do stress – cho dù đó là căng thẳng về thể chất (ví dụ như cố gắng hết sức để làm gì đó, như leo cầu thang máy bay), hay áp lực về tinh thần (như sau cuộc thảo luận căng thẳng hay bất đồng quan điểm trong công việc).[8]
    • Nếu bạn nghi ngờ bạn có thể đang bị đau thắt ngực, việc quan trọng ở đây là đến gặp nhân viên chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt.[8] Tuy tình trạng này không đến nỗi đe dọa tính mạng như đau tim, bạn vẫn cần được chẩn đoán và điều trị bệnh thích hợp.
  3. Theo dõi triệu chứng khác. Liên quan đến cơn đau ở cánh tay trái, bạn nên ghi chép lại bất cứ khu vực nào khác trên cơ thể mà bạn cảm thấy đau nhức. Đây được xem là một trong những cách chính xác nhất để nhận biệt liệu cánh tay trái của bạn bị đau có liên qua gì đến tình trạng tim mạch hay không (và liệu nó có nghiêm trọng hay không). Cơn đau tim thường đi kèm với:[9]
    • Đau thắt ngực đột ngột và buốt, thậm chí lan tỏa xuống cánh tay trái. Bạn có thể bị đau cả hai cánh tay. Tuy nhiên, cánh tay trái thường có triệu chứng đau rõ rệt hơn vì nó gần tim nhất.
    • Tình trạng đau và thắt lại ở khu vực quai hàm và thường là đau quai hàm dưới. Bạn có thể đau ở một bên hoặc cả hai bên hàm.
    • Đau lan tỏa xuống bả vai. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác giống như có gì đó nặng và áp lực dồn xuống vai và khu vực quanh ngực.
    • Đau lưng âm ỉ do sự xuất hiện của cơn đau ngực, quai hàm, cổ, và cánh tay.
    • Chú ý rằng cơn đau tim còn có thể xuất hiện "yên lặng," có nghĩa là bạn vẫn bị đau tim, nhưng cơn đau này không quá nghiêm trọng.

Xem xét nguyên nhân không liên quan đến đau tim[sửa]

  1. Kiểm tra tình trạng đau nhức liên quan đến chuyển động cơ cổ.[10] Nếu cơn đau trở nên nặng hơn mỗi khi bạn cử động cổ hoặc lưng trên, thì thoái hóa cột sống cổ có thể là nguyên chính dẫn đến chứng đau này. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc đau cánh tay trái. Hơn 90% bệnh nhân ngoài tuổi 65 có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống cổ. Khi cơ thể con người già đi theo tuổi tác, khoảng trống và vết nứt ở xương sẽ tác động lên đĩa đệm cột sống (đặc biệt là khu vực quanh cổ). Khi đĩa đệm bị mất nước và không giữ được độ dẻo dai linh hoạt, thì đây là lúc thoái hóa cột sống cổ có cơ hội tiến triển. Tình trạng này có nguy cơ trầm trọng hơn theo tuổi tác vì lúc này lưng bạn đã xuống cấp.
    • Việc cử động cơ cổ và khu vực lưng trên có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân cơn đau. Nếu càng cử động và bạn cảm thấy đau, thì bạn có thể đã bị thoái hóa cột sống cổ.
    • Cơn đau tim thường không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn bằng việc cử động hoặc tác động lực lên lưng hoặc cổ.
  2. Kiểm tra tình trạng đau nhức khi bạn cử động vai.[10] Nếu sự đau nhức ở tay trái bùng phát khi bạn cử động vai, thì đây có thể là triệu chứng của viêm khớp vai. Rất nhiều bệnh nhân khi trải qua tình trạng này thường đến trung tâm y tế với nỗi lo sợ rằng họ đang bị đau tim. Thật ra, đây là bệnh có thể hủy hoại lớp bao phủ bên ngoài (xương sụn) của xương. Một khi lớp sụn biến mất, thì không gian bảo vệ giữa xương sẽ đồng thời giảm xuống. Trong quá trình cử động, xương có khuynh hướng chà xát lại với nhau, và là nguyên nhân làm bạn đau vai hoặc đau cánh tay trái.
    • Mặc dù vẫn chưa có cách chữa dứt khoát bệnh viêm khớp vai, vẫn có nhiều phương pháp điều trị khác giúp bạn giảm đau. Nếu điều này mô tả trường hợp của bạn, thì đừng lo lắng quá. Nghe thì có vẻ nghiêm trọng, nhưng tiến triển của bệnh có thể dừng lại được.
  3. Kiểm tra xem liệu bạn có bị tổn thương dây thần kinh hay không. Nếu cánh tay mất đi chức năng cần thiết, thì khả năng cao là điều này có liên quan đến tổn thương dây thần kinh.[10] Dây thần kinh cánh tay thường xuất hiện ở tủy sống ở khu vực cổ thấp, và tạo thành bó dây thần kinh, hay còn gọi là đám rối thần kinh cánh tay. Đám rối này chia ra, và là nguyên nhân xuất hiện dây thần kinh cánh tay. Dây thần kinh tay sẽ gây tổn hại từ vai cho đến tay với cấp độ đau đớn khác nhau, nhưng thường thì cánh tay của bạn sẽ bị mất một vài chức năng (chẳng hạn như bị tê liệt, ngứa ngáy, hoặc giảm khả năng chuyển động). Tình trạng đau cánh tay có thể liên quan đến việc tổn thương dây thần kinh và không có mối liên hệ nào với bệnh tim.
  4. Kiểm tra huyết áp và mạch tim. Nếu hai yếu tố này bị ảnh hưởng chút ít, thì nguyên nhân có thể là do bệnh động mạch ngoại biên. Tình trạng này là do xơ vữa động mạch gây ra và thường phổ biến ở người hay hút thuốc lá.[11]
    • Để biết được chính xác đây có phải là thủ phạm hay không, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Việc kiểm tra huyết áp và nhịp tim có thể giúp câu hỏi của bạn có lời giải đáp xác đáng.
  5. Suy nghĩ đến các chẩn đoán khác khi cánh tay bạn bị đau.[12] Thử hồi tưởng lại xem bạn có thể nhớ bất kì chấn thương nào gần đây mà bạn đã cố gắng chịu đựng hay không. Cánh tay trái bị đau của bạn có thể liên quan đến chấn thương ở tay hoặc vai nào đó gần đây. Hãy nói ngay với bác sĩ nếu cơn đau ở cánh tay vẫn tiếp tục dai dẳng hoặc nếu bạn không thể tìm ra được nguyên nhân nào hợp lý để giải thích tại sao bạn lại đau ở cánh tay trái.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây