Nhận biết triệu chứng bệnh viêm ruột

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chung cho tình trạng viêm mãn tính xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần đường tiêu hóa.[1] Bệnh viêm ruột chủ yếu là nói đến bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Một trong các triệu chứng đặc trưng của viêm ruột là đau bụng dữ dội. viêm ruột gây suy yếu và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.[1] Viêm ruột là căn bệnh nghiêm trọng, do đó, bạn nên nắm rõ các triệu chứng bệnh và khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ khuyến nghị cách điều trị giúp bạn kiểm soát bệnh.

Các bước[sửa]

Xác định triệu chứng viêm ruột[sửa]

  1. Nhận biết nguy cơ viêm ruột. Nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm ruột vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, có một số yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn. Nhận biết nguy cơ mắc bệnh giúp bạn phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.[2]
    • Hầu hết mọi người đều được chẩn đoán viêm ruột trước tuổi 30. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể không phát bệnh cho khi ở độ tuổi 50 hoặc 60.[3]
    • Người da trắng, đặc biệt là người Do Thái Ashkenazi, có nguy bị bệnh viêm ruột cao nhất. Tuy nhiên, các chủng tộc khác cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.[3]
    • Bạn có nguy cơ bị viêm ruột nếu có người thân, như cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị viêm ruột.[4]
    • Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh Crohn.[3]
    • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen sodium và Diclofenac sodium có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoặc khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.[4]
    • Yếu tố môi trường, chẳng hạn như sống ở khu vực đô thị hoặc vùng khí hậu phía Bắc và tiêu thụ nhiều thực phẩm tinh chế, thực phẩm nhiều chất béo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.[4]
  2. Nhận biết triệu chứng bệnh Crohn. Triệu chứng bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể tương tự nhau, tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt. Nhận biết triệu chứng bệnh Crohn giúp bạn sớm chẩn đoán và kiểm soát bệnh. Không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, do đó, phải nhận biết được các triệu chứng khác nhau như:
    • Tiêu chảy dai dẳng, chuột rút, đau bụng, sốt, đôi khi có máu trong phân. [5]
    • Chán ăn và sụt cân. Bệnh Crohn cũng có thể ảnh hưởng đến khớp, mắt, da và gan.[5]
    • Biến chứng thường gặp nhất của bệnh Crohn là tắc nghẽn ruột do mô sưng và có sẹo. Triệu chứng tắc nghẽn ruột là đau do chuột rút, ói mửa và đầy hơi. Bạn cũng có thể bị rò đường ruột do loét và đau đớn.[5]
    • Người bị bệnh Crohn có nguy cơ ung thư ruột kết cao hơn và cần xét nghiệm nhiều hơn người bình thường.[5]
  3. Nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng. Như đã đề cập ở trên, triệu chứng viêm loét đại tràng có một số điểm khác biệt so với bệnh Crohn. Nhận biết triệu chứng viêm loét đại tràng giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
    • Triệu chứng điển hình của viêm loét đại tràng là thường đi ngoài ra máu, bụng đau quặn thắt và tiêu chảy nghiêm trọng.[5]
    • Chán ăn và sụt cân cũng là triệu chứng thường gặp của viêm loét đại tràng. Bên cạnh đó, bạn có thể bị mệt mỏi và đầy hơi.[5]
    • Hầu hết trường hợp viêm loét đại tràng đều xuất hiện triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị chuột rút (đau bụng) nặng, sốt, tiêu chảy ra máu và nôn mửa.[5]
    • Chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân viêm loét đại tràng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tổn thương da, đau khớp, rối loạn gan và viêm mắt.[5]
    • Giống như bệnh Crohn, người bị viêm loét đại tràng cũng có nguy cơ ung thư ruột kết cao hơn và cần khám sức khỏe thường xuyên.[5]
  4. Quan sát chặt chẽ chức năng cơ thể. Cần đặc biệt theo dõi cơ thể cùng các chức năng bên trong để phát hiện triệu chứng viêm ruột. Triệu chứng như tiêu chảy hoặc sốt không dứt có thể là dấu hiệu viêm ruột.
    • Theo dõi xem có bị tiêu chảy thường xuyên không.[6]
    • Kiểm tra giấy vệ sinh hoặc bồn cầu xem có máu trong phân không.
    • Kiểm tra đồ lót hoặc khăn tắm xem có dấu hiệu chảy máu hoặc rò đường ruột không.
    • Nhiều người bị viêm ruột thường bị sốt nhẹ dai dẳng và đổ mồ hôi đêm. [7]
    • Một số phụ nữ còn bị trễ chu kỳ kinh nguyệt nếu bị viêm ruột. [8]
  5. Đánh giá mức độ thèm ăn và cân nặng. Để ý xem bạn có gặp tình trạng chán ăn liên tục và sụt cân ngoài ý muốn, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác của viêm ruột. Nên đi khám bác sĩ vì đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn bị viêm ruột .[7]
    • Chán ăn có thể là do đau bụng, co thắt vùng bụng và viêm. Chán ăn có thể dẫn đến sụt cân ngoài ý muốn.[7]
  6. Chú ý khi bị đau và nhức. Khi bị viêm ruột, bạn có xu hướng bị đau nặng và mãn tính ở vùng bụng và khớp. Nếu bị đau bụng không phải do các bệnh khác hoặc không do hoạt động chất thể chất, rất có thể bạn đang bị viêm ruột.
    • Bạn có thể bị đau bụng hoặc co thắt nếu bị viêm ruột.[8]
    • Triệu chứng đầy hơi có thể đi kèm với đau và co thắt.[8]
    • Cơn đau do viêm ruột có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trong cơ thể. Lưu ý nếu bị đau khớp hoặc viêm mắt.[5]
  7. Kiểm tra da. Kiểm tra da để nhận biết những thay đổi ở da như mụn đỏ, loét hoặc phát ban. Những thay đổi này, nếu kèm theo các triệu chứng khác, rất có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm ruột.
    • Tổn thương da có thể dẫn đến bệnh rò da - nhiễm trùng xuất hiện trên da. [9]

Tiếp nhận chẩn đoán và điều trị viêm ruột[sửa]

  1. Khám bác sĩ. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng viêm ruột, hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Chẩn đoán sớm giúp điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời.
    • Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm ruột sau khi loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng mà bạn đang mắc phải.[10]
    • Bác sĩ có thể tiến hành nhiều xét nghiệm để chẩn đoán viêm ruột.[10]
  2. Tiếp nhận xét nghiệm và chẩn đoán. Nếu nghi ngờ bạn bị viêm ruột, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành xét nghiệm sau khi kiểm tra thể chất và loại trừ các nguyên nhân khác. Xét nghiệm là cách chẩn đoán viêm ruột duy nhất.
    • Bạn sẽ được xét nghiệm máu để biết mình có bị thiếu máu hay không. Thiếu máu là một trong các tác dụng phụ thường gặp của viêm ruột. Xét nghiệm máu cũng giúp xác định dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút.[10]
    • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm phân để kiểm tra có máu trong phân hay không.[10]
    • Bác sĩ cũng có thể tiến hành nội soi, ví dụ như nội soi đại tràng hoặc nội soi đường tiêu hóa trên, để kiểm tra đường ruột. Trong phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ đưa một chiếc camera nhỏ vào một phần đường tiêu hóa. Nếu thấy hiện tượng viêm hoặc bất thường trong đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Quy trình này đặc biệt quan trọng trong khâu chẩn đoán bệnh.[10]
    • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang, CT hay MRI (chụp cộng hưởng từ) để kiểm tra mô đường tiêu hóa và phát hiện biến chứng của viêm ruột, chẳng hạn như thủng ruột kết.[10]
  3. Điều trị viêm ruột. Nếu chẩn đoán bạn mắc bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có nhiều cách điều trị và kiểm soát bệnh viêm ruột.
    • Điều trị viêm ruột bằng cách giảm viêm – nguyên nhân kích thích triệu chứng bệnh. Không có cách đặc trị viêm ruột.[11]
    • Điều trị viêm ruột bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp bị bệnh Crohn đều phải tiến hành phẫu thuật.[11]
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm như Aminosalicylates hay Corticosteroids để giảm bớt tình trạng bệnh trong thời gian ngắn. Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ như đổ mồ hôi trộm, mất ngủ, hiếu động và mọc nhiều lông trên mặt. [12]
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporin, Infliximab hoặc Methotrexate.[12]
    • Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Ciprofloxacin để kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng.[12]
  4. Phẫu thuật viêm ruột. Nếu cách uống thuốc hoặc thay đổi lối sống không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật để kiểm soát bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và có thể dẫn đến một tác dụng phụ không mong muốn, mặc dù không kéo dài.[12]
    • Đối với việc phẫu thuật cho cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, bác sĩ sẽ cắt bỏ một số phần của đường tiêu hóa.[12]
    • Có thể bạn sẽ phải đeo túi hậu môn giả để thu chế phẩm đường ruột sau phẫu thuật. Mặc dù sống với túi hậu môn giả rất bất tiện nhưng bạn vẫn có thể hoạt động bình thường.[13]
    • Gần một nửa trường hợp bị bệnh Crohn phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật cũng không thể chữa khỏi căn bệnh này.[12]Phẫu thuật làm hậu môn giả có thể điều trị viêm loét đại tràng nhưng cũng không thể chữa khỏi một số triệu chứng bên trong cơ thể như viêm màng bồ đào, viêm khớp,...

Thử liệu pháp tự nhiên[sửa]

  1. Thay đổi chế độ ăn và dinh dưỡng. Một số bằng chứng cho thấy thay đổi chế độ ăn và uống thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp kiểm soát triệu chứng bệnh viêm ruột. Bên cạnh liệu pháp y tế, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi thói quen ăn và chế độ dinh dưỡng.[12]
    • Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng ống dẫn thức ăn hoặc tiêm chất dinh dưỡng để ruột được nghỉ ngơi và giảm viêm.[12]
    • Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo chế độ ăn ít dư lượng để ngăn ngừa tắc nghẽn đường ruột. Chế độ ăn ít dư lượng bao gồm thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp như sữa chua, súp vị béo, bánh mì trắng, mì ống và bánh quy giòn tinh chế. Bạn cũng nên tránh ăn rau củ quả tươi, các loại hạt và sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.[14]
    • Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt, canxi, vitamin D và vitamin B12 để bù đắp lượng dinh dưỡng mất đi do bệnh viêm ruột gây ra.[12]
    • Ăn bữa ăn nhỏ, ít chất béo và chất xơ để giảm triệu chứng viêm ruột.[15]
    • Uống nhiều chất lỏng để giảm bớt triệu chứng viêm ruột. Nước là sự lựa chọn tối ưu nhất giúp giữ ẩm cho cơ thể.[15]
  2. Cân nhắc các liệu pháp thay thế. Không phải liệu pháp thay thế nào cũng tốt, nhưng ít nhiều cũng mang lại hiệu quả. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp thảo mộc hoặc liệu pháp thay thế.
    • Theo các nghiên cứu gần đây, liệu pháp thay thế như tiêu thụ nhiều chất xơ hòa tan hoặc lợi khuẩn Probiotic, uống trà tinh dầu bạc hà, thôi miên hoặc liệu pháp nhận thức - hành vi có thể giúp giảm triệu chứng bệnh viêm ruột. [16]
  3. Thay đổi thói quen sống. Thay đổi thói quen sống, từ việc bỏ thuốc lá cho đến tránh stress, có thể giúp kiểm soát và giảm bớt triệu chứng bệnh viêm ruột.[17]
    • Bệnh Crohn sẽ trầm trọng hơn nếu bạn hút thuốc lá. Người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị tái phát bệnh và cần phẫu thuật lại. [17]
    • Giảm stress cũng có thể giúp giảm triệu chứng bệnh viêm ruột. Bạn có thể giảm stress bằng cách thường xuyên tập các bài tập hít thở và thư giãn hoặc ngồi thiền.[17]
    • Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng không chỉ giúp giảm stress mà còn giúp bình thường hóa chức năng ruột. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp nhất, giúp kiểm soát bệnh viêm ruột.[17]

Hiểu rõ về bệnh viêm ruột[sửa]

  1. Tìm hiểu về bệnh viêm ruột. Vì bệnh viêm ruột là thuật ngữ chỉ chung cả bệnh Crohn lẫn viêm loét đại tràng nên bạn phải nắm được sự khác biệt giữa hai căn bệnh này. Điều này giúp bạn sớm nhận biết triệu chứng bệnh để điều trị kịp thời. [18]
    • Bệnh Crohn là tình trạng viêm đường tiêu hóa mãn tính. Ngược lại với viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể ảnh hưởng bất cứ phần nào trong đường tiêu hóa, từ miệng cho đến hậu môn. Tuy nhiên phần cuối ruột non, ruột hồi hoặc phần đầu của ruột kết là những vị trí thường bị ảnh hưởng nhất.[18]
    • Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là các phản ứng miễn dịch bất thường, tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ ảnh hưởng một vị trí khác nhau. Viêm loét đại tràng gây viêm mãn tính ở ruột kết, sau đó lan rộng dẫn đến loét ruột kết. [19] Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, trong khi đó, viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến ruột kết.[20]
  2. Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc tìm bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viêm ruột có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bạn và người thân. Vì vậy, bạn nên ham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân viêm ruột hoặc nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để hiểu và kiểm soát căn bệnh.[21]
    • Bạn có thể tìm kiếm các trang mạng xã hội, trong đó có nhiều trường hợp người bệnh viêm ruột chia sẻ về câu chuyện của chính bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các nhóm hỗ trợ bệnh nhân viêm ruột tại địa phương.

Lời khuyên[sửa]

  • Chẩn đoán bệnh có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh viêm ruột mà bạn đang mắc phải vì triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người. Dù chịu nhiều đau đớn và tổn thương, nhiều người bị bệnh viêm ruột vẫn tích cực sống bằng cách kiểm soát bệnh cùng các triệu chứng liên quan một cách khoa học.

Cảnh báo[sửa]

  • Không điều trị bệnh viêm ruột khi không có sự giúp đỡ của chuyên gia y tế. Nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên về tiêu hóa và phương pháp điều trị bệnh viêm ruột cùng các triệu chứng liên quan.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/definition/con-20034908
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/causes/con-20034908
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/risk-factors/con-20034908
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/risk-factors/con-20034908
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 5,7 5,8 5,9 http://www.cdc.gov/ibd/what-is-ibd.htm
  6. http://www.cdc.gov/ibd/what-is-ibd.htm
  7. 7,0 7,1 7,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/symptoms/con-20034908
  8. 8,0 8,1 8,2 http://www.ccfa.org/what-are-crohns-and-colitis/
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anal-fistula/basics/definition/con-20032352
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 10,4 10,5 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/tests-diagnosis/con-20034908
  11. 11,0 11,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/treatment/con-20034908
  12. 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 12,6 12,7 12,8 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/treatment/con-20034908
  13. http://www.huffingtonpost.com/2014/07/01/colostomy-bag-model-picture_n_5548863.html
  14. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000200.htm
  15. 15,0 15,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034908
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2642499/
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034908
  18. 18,0 18,1 http://www.ccfa.org/what-are-crohns-and-colitis/what-is-crohns-disease/
  19. http://www.ccfa.org/what-are-crohns-and-colitis/what-is-ulcerative-colitis/
  20. http://www.ccfa.org/what-are-crohns-and-colitis/what-is-ulcerative-colitis/
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/coping-support/con-20034908