Nhận biết triệu chứng ung thư âm hộ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư âm hộ, nhưng trường hợp này rất hiếm. Tuy bệnh này ít khả năng xảy ra, nữ giới vẫn nên tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo. Nếu phát hiện triệu chứng, bạn cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán ung thư âm hộ. Bệnh này có thể được chữa khỏi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng ung thư âm hộ[sửa]

  1. Xác định triệu chứng tiềm ẩn. Ung thư âm hộ giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng, nhưng có thể xuất hiện một vài dấu hiệu. Việc nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn chẩn đoán và điều trị kịp thời.[1]
    • Triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo ung thư âm hộ đó là vùng da âm hộ phát triển bất thường, ngứa ngáy hoặc đau đớn, và chảy máu.[1]
    • Lưu ý tình trạng âm hộ mọi lúc nhằm xác định hiện tượng bất thường.[2]
  2. Nhận thức nguy cơ ung thư âm hộ. Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây nên loại ung thư này, nhưng bác sĩ có thể nhận biết một số yếu tố và hành vi có thể làm gia tăng rủi ro mắc ung thư âm hộ. Bạn nên nhận thức nguy cơ ung thư để nhận biết và tiến hành chẩn đoán cũng như chữa trị càng sớm càng tốt.[3]
    • Nguy cơ tăng dần theo độ tuổi, với độ tuổi trung bình mắc ung thư âm hộ là 65.[3]
    • Tiếp xúc với virus gây u nhú ở người (HPV) có thể tăng rủi ro mắc ung thư âm hộ.[3]
    • Người hút thuốc lá thường dễ mắc ung thư âm hộ.[3]
    • Mắc HIV làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc ung thư âm hộ.[3]
    • Tiền sử mắc bệnh về da hoặc tiền ung thư âm hộ, chẳng hạn như xơ cứng, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư âm hộ.[3]
  3. Cảm nhận cục u hoặc dấu hiệu bất thường trong âm hộ. Đây có thể là hiện tượng cảnh báo ung thư âm hộ. Bạn có thể dùng ngón tay sờ nắn vùng âm hộ để nhận biết sự phát triển bất thường.[2]
    • Không nên cảm thấy ngại ngần hay e dè khi chạm vào âm hộ. Bạn đang làm điều đúng đắn và bảo vệ sức khỏe của mình.[2]
    • Nhẹ nhàng sờ nắn quanh âm hộ để cảm nhận dấu hiệu bất thường như là khối u hoặc nhiễm trùng giống mụn cóc. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra bên trong môi âm hộ.[2]
    • Bạn cần kiểm tra âm hộ thường xuyên để nhận biết điều gì là bình thường.[2]
    • Đi khám bác sĩ kịp thời ngay khi phát hiện triệu chứng.[2]
  4. Lưu ý cơn đau, ngứa ngáy, hoặc chảy máu. Bạn cần hết sức cẩn trọng khi thấy xuất hiện cảm giác ngứa ngay, nóng ran, hoặc chảy máu bất thường hoặc kéo dài. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư âm hộ, đặc biết khi chúng trở nên dai dẳng.[2]
    • Lưu ý cảm giác đau vùng chậu, đặc biệt khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.[2]
    • Nhận biết hiện tượng chảy máu không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, vì đây có thể là dấu hiệu ung thư âm hộ.[2]
    • Đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng này.[2]
  5. Kiểm tra bộ phận sinh dục. Ung thư âm hộ hình thành ở âm hộ, trong đó bao gồm cả âm vật, môi âm hộ, âm đạo, và vùng da hoặc mô xung quanh.[4] Bạn cần kiểm tra bộ phận sinh dục cùng với theo dõi triệu chứng để nhận biết ung thư âm hộ tiềm ẩn.[1]
    • Dùng gương để kiểm tra âm hộ.
    • Kiểm tra vùng da âm hộ thường xuyên để xác định tình trạng bình thường và nhận biết vấn đề rủi ro.[2]
    • Lưu ý thay đổi bên ngoài da âm hộ chẳng hạn như màu sắc hoặc độ dày của da. Sự xuất hiện của mụn thịt hoặc u nhọt có thể là dấu hiệu ung thư âm hộ.[1]
    • Ung thư âm hộ thường xảy ra ở phía bên trong môi âm hộ, hai miếng da lộ ra ngoài vùng kín của phụ nữ.[5]
    • Bạn có thể hỏi đối tác xem liệu họ có nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở âm hộ hay không. Người này sẽ nhận thấy dấu hiệu nhanh hơn bạn.[2]
    • Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện một trong những triệu chứng này.[2]

Chẩn đoán và điều trị[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu cảnh báo ung thư âm hộ, bạn cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Ung thư âm hộ có thể được chữa khỏi, nhưng việc chẩn đoán sớm có tác dụng giảm thiểu thời gian và mức độ điều trị.[6]
    • Nếu có thể, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa có chuyên môn chẩn đoán ung thư âm hộ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ hoặc chuyên gia khác nếu cần thiết.
    • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát nhằm phát hiện dấu hiệu ung thư âm hộ và sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe, bao gồm thói quen chăm sóc sức khỏe và bệnh tật trong quá khứ.[6]
    • Kiểm tra tổng quát sử dụng thiết bị phóng đại kiểm tra âm hộ.[7]
  2. Xét nghiệm và chẩn đoán. Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư âm hộ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sau khi kiểm tra tổng qua. Các xét nghiệm này là biện pháp duy nhất để chẩn đoán ung thư âm hộ.[6]
    • Xét nghiệm phổ biến để nhận biết ung thư âm hộ đó là sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào hoặc mô âm hộ và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra dấu hiệu ung thư.[6]
    • Nếu kết quả là dương tính, bạn cần tiến hành thêm một vài xét nghiệm để xác định xem ung thư có lan sang bộ phận khác hay không.[6]
    • Một số xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm vùng chậu, dò âm đạo, chụp x-quang, chụp CT hoặc MRI, và sinh thiết hạch bạch huyết.[6]
  3. Tiến hành điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị đối với ung thư âm hộ tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có nhiều loại hình điều trị khác nhau và có khả năng thành công nếu bệnh được phát hiện sớm.[6]
    • Bốn loại điều trị ung thư âm hộ tiêu chuẩn bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, và liệu pháp sinh học.[6]
    • Phẫu thuật là một trong những biện pháp phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư âm hộ và có thể loại trừ ung thư hoàn toàn mà không làm ảnh hưởng đến chức năng tình dục của phụ nữ.[6]
    • Bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của ung thư âm hộ.
    • Cân nhắc tham gia thử nghiệm lâm sàng áp dụng phương pháp chữa trị mới nhất. Ung thư giai đoạn một và hai chỉ cần tiến hành phẫu thuật, nhưng giai đoạn ba và bốn cần phải phẫu thuật triệt để kèm theo hóa trị và xạ trị.[8]

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên bỏ qua triệu chứng. Nếu tế bào ung thư chạm đến hạch bạch huyết vùng chậu, bệnh ung thư thứ cấp có thể lan sang bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
  • HPV không có phương pháp điều trị triệt để nếu bạn mắc phải. Vì thế nếu đang dưới 30, bạn nên tiêm ngừa HPV nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]