Nuôi dạy trẻ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Nuôi dạyTrẻ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng phải nhìn nhận rằng nuôi dạy trẻ thành người đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong khi có con gần như là một điều tự nhiên thì việc làm tốt vai trò cha mẹ lại phức tạp hơn nhiều. Nếu bạn muốn biết cách nuôi dạy trẻ, hãy theo các bước sau.

Các bước[sửa]

Phát triển các Thói quen Lành Mạnh[sửa]

  1. Đặt nhiệm vụ cha mẹ lên trên hết. Điều này khó trong một thế giới có rất nhiều việc cần làm. Một người cha mẹ tốt luôn chủ động sắp xếp và dành thời gian chăm sóc con cái. Họ đưa việc phát triển tính cách con trẻ lên hàng đầu. Khi đã là cha mẹ, bạn phải học cách đặt các ưu tiên khác duới ưu tiên cho trẻ và hy sinh, dành thời gian cho trẻ nhiều hơn cho bản thân. Dĩ nhiên, bạn không nên bỏ mặc bản thân mà nên tập làm quen với ý tưởng đặt các nhu cầu của trẻ lên trên hết.
    • Nếu có vợ hoặc chồng thì hai người thay phiên nhau chăm sóc trẻ để người kia có "thời gian cho mình."
    • Khi bạn sắp xếp công việc hàng tuần, phải đặt trọng tâm vào các nhu cầu của trẻ.
  2. Đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Đến 15 tuổi trẻ sẽ đặc biệt nhận thức rất rõ điều này. Được vun đắp tình cảm với thế giới chữ viết, trẻ sẽ phát triển tình cảm với việc đọc sách sau này. Định thời gian đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày – thường là vào giờ ngủ đêm hay trong giấc ngủ ngắn. Dành ít nhất 30 phút đến một tiếng để đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày nếu không thể dành nhiều hơn. Trẻ không những sẽ phát triển tình yêu với chữ viết mà còn có cơ hội thành công về học vấn và hành vi. Các nghiên cứu cho thấy trẻ con được nghe đọc sách mỗi ngày sẽ có ít hành vi xấu trong nhà trường hơn.[1]
    • Khi trẻ bắt đầu tập đọc hay tập viết, hãy để trẻ tự làm. Không nên cứ vài giây là sửa lỗi của trẻ vì như vậy trẻ sẽ chán nản.
  3. Ăn tối chung với gia đình. Một trong các khuynh hướng nguy hại trong các gia đình hiện đại là bữa ăn gia đình đang mất dần. Bàn ăn không chỉ là nơi ăn để sống và làm công việc gia đình mà còn là nơi dạy dỗ và lưu truyền các giá trị của chúng ta. Các phong thái và nền nếp gia đình sẽ được thấm nhuần tinh tế qua bàn ăn. Thời gian ăn chung trong nhà nên là lúc để truyền đạt và lưu giữ các lý tưởng mà trẻ sẽ gắn bó suốt đời.[2]
    • Nếu trẻ kén ăn, trong giờ ăn bạn không nên cứ mãi trách móc thói quen ăn uống của trẻ và nhìn chằm chằm như cú vọ vào những thứ trẻ không thích ăn. Làm như thế trẻ sẽ trở nên tiêu cực trong các bữa ăn với gia đình.
    • Cho trẻ có vai trò trong bữa ăn. Bữa ăn tối sẽ vui hơn nếu trẻ "giúp" bạn chọn món ăn ở tiệm thực phẩm hay giúp bạn dọn bàn ăn hay làm những việc nho nhỏ liên quan đến thức ăn như rửa món rau bạn sắp nấu. Trẻ lớn tuổi hơn chắc chắn sẽ làm nhiều hơn việc rửa rau. Nên để cả nhà tham gia lập thực đơn cho cả gia đình.
    • Nói chuyện cởi mở và nhẹ nhàng trong bữa ăn tối. Đừng nghiêm nghị quá với trẻ. Chỉ hỏi đơn giản như "Hôm nay có gì vui không con?"
    • Hãy tham khảo qua bài viết “Dành thời gian ăn tối với gia đình”.
  4. Đặt giờ ngủ cố định. Mặc dù không bắt buộc trẻ phải đi ngủ ngay trong vòng năm phút cố định hàng đêm, bạn nên định giờ đi ngủ để trẻ làm theo. Các nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp thu của trẻ sụt giảm trọn hai bậc sau khi mất một giờ ngủ, do đó để cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trước khi đến trường là điều rất quan trọng.[3]
    • Lịch làm việc phải gồm cả thời gian nghỉ ngơi thư giản. Tắt nhạc trên TV hay trên các thiết bị điện tử khác, nói chuyện thủ thỉ với trẻ hay đọc truyện cho trẻ nghe.
    • Đừng cho trẻ ăn đồ ăn vặt có đường trước khi đi ngủ vì sẽ làm cho trẻ khó ngủ.
  5. Động viên trẻ phát triển kỹ năng hàng tuần. Dù không bắt buộc phải đưa ra mười hoạt động khác nhau cho trẻ mỗi tuần, bạn phải tìm ít nhất một hoặc hai hoạt động trẻ thích làm và đưa vào danh sách các việc trẻ thường xuyên làm trong tuần. Có thể chọn mọi thứ, từ bóng đá đến vẽ tranh – không có gì đáng lo chừng nào trẻ còn thể hiện một tài năng hay sở thích nào đó. Hỏi trẻ sau này thích làm nghề gì nhất và khuyến khích trẻ duy trì ý muỗn đó.
    • Cho trẻ dự nhiều lớp học khác nhau sẽ giúp trẻ hòa đồng với các trẻ em khác.
    • Đừng lười biếng. Nếu trẻ càu nhàu không muốn đến lớp học dương cầm, nhưng sâu thẳm bên trong bạn biết trẻ vẫn thích nhạc thì bạn đừng nhượng bộ chỉ vì bạn không thích lái xe đến đó.
  6. Cho trẻ có thời gian chơi mỗi ngày. "Giờ chơi" không có nghĩa là cho trẻ ngồi trước TV hay ngồi ngậm đồ xếp hình trong miệng còn bạn thì đang rửa bát. "Giờ chơi" có nghĩa là cho trẻ ngồi trong phòng riêng hay chỗ vui chơi và mãi mê với những món đồ chơi hấp dẫn còn bạn thì chỉ cách giúp trẻ khám phá các trò chơi mới. Cho dù có thể đang rất mệt mỏi, bạn cần cho trẻ thấy các lợi ích khi chơi đồ chơi để trẻ thấy thích thú và tự học cách chơi đồ chơi.
    • Không sao cả nếu bạn không có 80 triệu món đồ cho trẻ chơi. Điều quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng đồ chơi. Và có khi bạn còn thấy rằng món đò chơi mà trẻ thích trong tháng lại là cái ống giấy vệ sinh đã dùng hết.

Yêu Trẻ[sửa]

  1. Học cách lắng nghe trẻ. Tác động đến cuộc sống của trẻ là một trong những việc to lớn nhất mà bạn có thể làm. Thường ta không chịu nghe trẻ nói, và một lần như thế là mất một cơ hội để đưa ra hướng dẫn đầy ý nghĩa cho trẻ. Nếu bạn không bao giờ nghe trẻ nói mà chỉ biết ra lệnh cho trẻ thì trẻ sẽ không có cảm giác được tôn trọng hay được chăm sóc.
    • Hãy khuyến khích trẻ nói. Giúp trẻ tự thể hiện sớm từ nhỏ có thể giúp chúng phát triển khả năng truyền đạt tốt sau này.
  2. Tôn trọng trẻ. Đừng quên rằng trẻ là một con người thực đang sống, đang hít thở, có nhiều nhu cầu và ý muốn như bao nhiêu người khác. Nếu trẻ kén ăn, đừng lãi nhãi mãi điều đó trên bàn ăn; nếu trẻ chậm chạp mãi mới chịu ngồi bô, đừng nói chuyện đó cho nhiều người biết làm nó lúng túng; nếu bạn đã hứa đưa trẻ đi xem phim nếu trẻ ngoan ngoãn thì đừng rút lại lời hứa vì bạn quá mệt.[4]
    • Nếu bạn tôn trọng trẻ, nhiều khả năng sau này trẻ sẽ tôn trọng lại bạn.
  3. Cần nhớ tình yêu đối với trẻ không bao giờ là quá nhiều. Sẽ sai lầm khi cho rằng yêu trẻ “quá mức”, khen ngợi trẻ “quá nhiều”, bày tỏ với trẻ “quá nhiều” tình cảm có thể làm trẻ hư hỏng. Cho trẻ tình yêu, tình thương, và sự quan tâm là tích cực khuyến khích trẻ phát triển nên người. Cho trẻ đồ chơi mà không cho tình yêu, hay không la rầy trẻ khi chúng có hành vi xấu sẽ đưa trẻ đến chỗ hư hỏng.
    • Hãy nói với trẻ là bạn yêu chúng vô cùng ít nhất một lần mỗi ngày – nhưng tốt hơn, hãy nói càng nhiều lần càng tốt.
  4. Hãy tham gia vào đời sống hàng ngày của trẻ. Đúng là sẽ mất nhiều công sức để tham gia với trẻ mỗi ngày, nhưng nếu bạn muốn khuyến khích trẻ phát triển các sở thích và tính cách, bạn phải tạo ra một loạt các hỗ trợ vững chắc. Điều này không có nghĩa là bạn phải đi theo trẻ từng giây từng phút mà là bạn phải có mặt ở tất cả các khoảng khắc nho nhỏ, từ trận đấu bóng đầu tiên của trẻ đến buổi vui chơi trên bãi biển của gia đình.
    • Khi trẻ bắt đầu đi học, bạn cần biết trẻ học lớp nào và tên các thầy cô của trẻ. Cùng trẻ ôn bài, giúp trẻ giải các bài khó, nhưng đừng làm thay cho trẻ.
    • Khi trẻ lớn dần, bạn có thể tách xa ra một chút và khuyến khích trẻ tự khám phá các sở thích riêng, không cần lúc nào bạn cũng phải có mặt bên cạnh.
  5. Khuyến khích tính độc lập. Bạn vẫn có thể ở bên cạnh trẻ để khuyến khích trẻ tự khám phá các sở thích riêng. Đừng bảo trẻ phải học bài nào; để trẻ tự chọn trong nhiều phương án khác nhau. Bạn có thể giúp trẻ mặc quần áo, nhưng khi đi mua quần áo thì nên có trẻ đi cùng để trẻ có tiếng nói về vẻ bề ngoài của trẻ. Còn nếu trẻ muốn tự chơi với bạn bè hay với đồ chơi, hãy để cho trẻ có cơ hội tự thể hiện.[4]
    • Khuyến khích tính độc lập nơi trẻ càng sớm, trẻ sẽ càng có nhiều khả năng tự suy nghĩ như một người lớn.

Cho Trẻ quen với Kỷ luật[sửa]

  1. Bạn nên biết là trẻ con cần có giới hạn. Đôi khi trẻ cũng lờ đi các giới hạn đó. Phạt trẻ đúng cách là một trong những cách học của loài người. Trẻ phải hiểu mục đích của kỹ luật và cần biết kỹ luật xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ.
    • Là cha/mẹ, bạn cần có một số công cụ nhận thức để điều chỉnh những hành vi không mong muốn. Thay vì đưa ra một hình phạt khó hiểu không liên quan như “Nếu con đạp xe ra đường, con phải giữ cân bằng một quyển sách trên đầu”, bạn nên dùng cách truất quyền lợi. Tự nhiên trẻ sẽ thấy mối liên hệ giữa việc mất quyền lợi với hành vi không được phép của chúng.[5]: "Nếu con đạp xe ra đường, con sẽ không được phép dùng xe đạp nữa trong ngày hôm nay."
    • Đừng áp dụng hình thức kỹ luật bằng bạo lực như tát hay đánh trẻ. Bị tát hay bị đánh, trẻ cũng chẳng chịu nghe nhiều hơn. Cha mẹ không nên đánh trẻ trong bất kỳ tình huống nào. Trẻ bị tát, bị đánh, bị vả sẽ dễ phát sinh tính đánh nhau với trẻ con khác. Chúng dễ trở thành tay anh chị thích dùng cách bạo lực để giải quyết tranh chấp với những đứa trẻ khác.[4] Trẻ con trong các gia đình bạo hành rất dễ bị chấn thương tâm lý. [6].
  2. Thưởng khi trẻ ngoan. Thưởng cho trẻ khi trẻ có hành vi tốt còn quan trọng hơn phạt khi trẻ có hành vi xấu. Cho trẻ biết khi trẻ đang làm một việc tốt sẽ khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai. Khi trẻ có hành vi tốt, chẳng hạn như biết chia sẻ đồ chơi trong ngày dành cho vui chơi hay biết nhẫn nhịn trong một cuộc đua xe hơi, hãy cho trẻ biết là bạn đã nhận ra hành vi tốt đó; đừng giữ im lặng khi trẻ có hành vi tốt và phạt trẻ khi trẻ không như thế.
    • Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc khen ngợi khi trẻ có hành vi tốt. Nói “Ba/mẹ rất hãnh diện khi con…” có thể làm cho trẻ thấy là hành vi tốt của mình được đánh giá cao.
    • Có lúc bạn cho trẻ đồ chơi hay chiều trẻ một chút nhưng chớ làm cho trẻ nghĩ là trẻ đáng được một món đồ chơi bất cứ khi nào làm một việc tốt.
  3. Giữ tính nhất quán. Nếu muốn phạt trẻ một cách hữu hiệu, hãy nhất quán. Đừng phạt trẻ vì trẻ làm điều gì đó hôm nay rồi hôm khác lại cho trẻ kẹo để trẻ đừng làm điều đó, hoặc thậm chí không nói gì cả vì bạn đã quá mệt nên không muốn đấu tranh nữa. Nếu trẻ làm một việc tốt như sử dụng nhà tắm đúng cách trong thời kỳ tập ngồi bô, thì nên nhớ khen trẻ mỗi lần trẻ làm thế. Nhất quán trong cách xử phạt là cách tăng cường hành vi cho trẻ.
    • Nếu cả cha lẫn mẹ đều chăm sóc trẻ thì hai người nên thống nhất cách cư xử với trẻ, nên áp dụng các biện pháp kỹ luật như nhau. Trong nhà không nên có cách dạy con kiểu công an tốt, công an xấu.
  4. Giải thích rõ các qui định. Nếu bạn thật sự muốn trẻ nhận ra các biện pháp kỹ luật, bạn phải giải thích cho trẻ thấy rõ vì sao trẻ không được làm một số việc. Không nên chỉ dừng lại ở chỗ bảo trẻ đừng tỏ ra thấp kém hơn các trẻ khác hay bảo trẻ lau chùi đồ chơi; hãy cho trẻ biết vì sao các hành vi đó là tốt đối với trẻ, đối với bạn và đối với xã hội. Tạo ra mối liên hệ giữa các hành động của trẻ với ý nghĩa của hành động đó sẽ giúp trẻ hiểu được tại sao bạn phải quyết định vậy.
  5. Dạy trẻ biết nhận trách nhiệm về hành động của trẻ. Đây là một phần quan trọng trong việc tập cho trẻ quen với kỹ luật xây dựng nhân cách của trẻ. Nếu trẻ làm điều gì sai quấy như ném đồ ăn xuống đất, phải làm cho trẻ nhận đã làm thế và giải thích vì sao lỗi thay vì đỗ lỗi cho người khác hay chối tội. Sau khi trẻ làm một điều nghịch ngợm, hãy nói chuyện với trẻ để biết vì sao trẻ làm thế.
    • Điều quan trọng mà trẻ cần biết là ai cũng có thể mắc sai lầm. Sai lầm không quan trọng bằng cái cách trẻ phản ứng với sai lầm.

Xây dựng Tính cách[sửa]

  1. Giáo dục tính cách chỉ bằng lời nói là chưa đủ. Đức hạnh được hình thành qua thực hành. Cha mẹ nên giúp trẻ nâng cao hành vi đạo đức bằng cách biết tự giữ kỹ luật, giữ thói quen tốt trong làm việc, giữ hành vi tử tế, biết “mình vì mọi người, mọi người sẽ vì mình”. Mức sàn trong việc phát triển tính cách là hành vi – hành vi của trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ quá chưa có được các hành vi nhân văn thực sự, bạn vẫn có thể dạy trẻ biết giữ tính đàng hoàng với mọi người, bất kể tuổi tác của trẻ.
  2. Hãy nêu gương tốt. Nhìn vào gương tốt: con người chủ yếu học thông qua các gương tốt. Trong thực tế, bạn không thể né tránh việc làm ví dụ cho trẻ, dù tốt hay xấu. Vậy thì làm gương tốt có lẽ là việc làm quan trọng nhất của bạn. Nếu bạn la hét với trẻ mà lại bảo trẻ đừng bao giờ la hét, đá vào tường khi tức giận hay nói xấu hàng xóm thì trẻ sẽ nghĩ là các hành vi đó là chấp nhận được.[4]
    • Bắt đầu làm gương tốt từng ngày một. Trẻ sẽ cảm nhận được tâm trạng và hành vi của bạn sớm hơn bạn tưởng.
  3. Phát triển tai, mắt cho trẻ khi chúng học hỏi. Trẻ con giống như một miếng xốp. Hầu hết những điều trẻ tiếp thu phải có giá trị đạo đức và có tính chất tốt . Sách báo, bài hát, TV, Internet, và phim ảnh liên tục truyền các thông điệp – hợp và không hợp đạo đức – đến các con chúng ta. Là cha mẹ, chúng ta phải điều khiển được các luồng ý tưởng và hình ảnh đang tác động đến con cái chúng ta.
    • Nếu bạn và trẻ nhìn thấy điều gì đó gây náo động, chẳng hạn như hai người cãi nhau tại một tiêm tạp hóa hay một đoạn phim bạo động trong chương trình tin tức, đừng bỏ qua cơ hội nói chuyện với trẻ về những điều đó.
  4. Dạy các phong thái tốt. Những lời dạy như "Cám ơn", "vui lòng", và biết tôn trọng người khác sẽ đồng hành với trẻ lâu dài và sẽ giúp trẻ thành công trong tương lai. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc dạy trẻ biết cách cư xử đúng đắn với người trưởng thành, kính trọng người già, tránh đánh nhau hay bỡn cợt trẻ con khác. Phong cách tốt sẽ đi theo trẻ đến hết đời, do đó bạn phải là tấm gương về phong cách cho trẻ càng sớm càng tốt.
    • Một trong những phong cách tốt là biết tự lau chùi quét dọn sau khi làm một việc gì. Hãy dạy trẻ biết dọn dẹp đồ chơi khi trẻ còn có mặt tại chỗ, đến tuổi hai mươi ba trẻ sẽ giữ gìn nhà cửa ngăn nắp như có khách đến thăm.
  5. Muốn trẻ nói năng thế nào, bạn phải nói năng thế đó. Dù thậm chí bạn có muốn chửi thề, chê bai hay nói những điều không tốt nào đó về một người quen biết trước mặt trẻ, hay thậm chí nói qua điện thoại, nên nhớ trẻ luôn luôn để ý nghe. Nếu có nói chuyện gì gay gắt với vợ/chồng, tốt nhất là đóng chặt cửa phòng mà nói nếu không trẻ lại bắt chước hành vi tiêu cực của bạn!
    • Lỡ như bạn đã nói một lời thô tục và trẻ đã nghe thấy thì đừng giả vờ như không có điều đó. Hãy xin lỗi và nói rõ điều đó sẽ không lặp lại nữa. Nếu bạn không nói gì cả, trẻ sẽ nghĩ rằng nói những lời đó cũng được.
  6. Dạy trẻ biết thông cảm với người khác. Thông cảm là một kỹ năng quan trọng và là thứ mà bạn không thể nói chưa dạy vì còn sớm quá. Nếu trẻ biết cảm thông với người khác thì trẻ sẽ có thể nhìn thế giới với một nhãn quan không khắt khe và có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Ví dụ như trẻ về nhà và cho bạn biết là bạn Jimmy đã chơi xấu trẻ; bạn hãy cố gắng nói chuyện để tìm hiểu điều gì đã xảy ra và cố hình dung ra cảm giác của Jimmy ra sao và điều gì đã dẫn Jimmy đến hành vi tiêu cực đó.[7] Hoặc giả nếu cô hầu bàn quên các món mà bạn đã gọi trong nhà hàng, đừng nói với trẻ là cô đó lười biếng hay ngu ngốc; thay vào đó, hãy nói chắc là cô ấy đã quá mệt vì phải đứng suốt ngày.
  7. Dạy trẻ biết nhớ ơn. Dạy trẻ biết thực sự nhớ ơn ai không giống như lúc nào cũng buộc trẻ nói “cám ơn”. Muốn dạy trẻ biết nhớ ơn thực sự, chính bạn lúc nào cũng phải nói "cám ơn" để trẻ thấy hành vi tốt. Nếu trẻ phân bì là ai trong trường cũng có món đồ chơi mới mà bạn không chịu mua cho trẻ thì bạn nên nói cho trẻ biết là còn nhiều người kém may mắn hơn trẻ.[8]
    • Hãy cho trẻ cơ hội nhìn thấy mọi nẻo đường đời để trẻ hiểu ra rằng trẻ vẫn còn có nhiều đặc quyền, thậm chí khi điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không còn nhận được món quà Giáng Sinh Nintendo DS trong tương lai nữa.
    • Nói "Ba/mẹ không nghe con nói cám ơn... " sau khi trẻ bỏ qua điều đó thực sự sẽ không có nhiều tác dụng như chính bạn nói tiếng "cám ơn" và phải chắc chắn là trẻ đã nghe rõ lời bạn nói.

Lời khuyên[sửa]

  • Gặp gỡ cha mẹ của các bạn của trẻ. Có thể bạn sẽ phát triển tình bạn thân thiết trong quá trình này, nhưng ít nhất bạn cần biết chắc là trẻ sẽ an toàn khi ở chơi tại nhà các bạn đó.
  • Đọc các sách “chỉ dẫn” một cách cẩn trọng. Hôm nay nó có thể là phương pháp nuôi dạy trẻ, ngày mai có thể chúng sẽ thành tựa đề các sai lầm mà phương pháp nuôi dạy trẻ hay gặp phải.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây