Phát hiện ung thư buồng trứng, chỉ có bạn mới giúp được chính mình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn này sống còn 5 năm > 94%.

Bạn có thể giúp gì cho chính bạn?[sửa]

Điều quan trọng là bạn hiểu cơ thể của bạn và nhận thức được các triệu chứng của bệnh. Có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm các phương tiện tầm soát ung thư buồng trứng, nhưng kết quả thu được vẫn còn giới hạn. Có 2 xét nghiệm được một số tổ chức y khoa sử dụng cho tầm soát ung thư buồng trứng là: Siêu âm qua ngã âm đạo và kiểm tra nồng độ CA-125 trong máu. Khuyến cáo 2 xét nghiệm này chỉ nên dùng để tầm soát cho những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng (Hội chứng di truyền liên quan đến ung thư buồng trứng).

Xét nghiệm Pap-smear có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung, nhưng nó không giúp phát hiện ra ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng hiếm khi được phát hiện qua xét nghiệm Pap-smear, khi phát hiện được thì những trường hợp đó bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.

Các triệu chứng[sửa]

Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm thường không có triệu chứng đặc hiệu. Các triệu chứng đó có thể do các nguyên nhân khác gây ra. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, đặc biệt nếu bạn cảm thấy chúng không bình thường đối với bạn hoặc chúng lặp lại liên tục, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Bụng báng hoặc bụng to
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu
  • Chán ăn, cảm thấy nhanh no hoặc khó tiêu
  • Có những rối loạn đi tiểu như: tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần
  • Thay đổi thói quen đi cầu, ví dụ như táo bón
  • Giảm cân không giải thích được hoặc tăng cân
  • Mệt mỏi không giải thích được

Tham khảo[sửa]

  1. https://www.cancer.org/cancer/ovarian-cancer/detection-diagnosis-staging/detection.html
  2. https://ovarian-cancer.canceraustralia.gov.au/awareness

Tác giả[sửa]

  • Chịu trách nhiệm nội dung: BS Hoàng Đình Kính
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này