Phân bố chương trình tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường trong quá trình đào tạo trình độ cử nhân tiếng Anh công nghệ - kĩ thuật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tóm tắt[sửa]

Báo cáo khoa học đề cập đến vấn đề phân bố hợp lí chương trình đã nêu theo mục tiêu đào tạo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là chương trình tiếp nối các chương trình tiếng Anh cơ bản và kết nối của quá trình đào tạo trình độ cử nhân tiếng Anh chuyên ngành công nghệ-kĩ thuật tại Trường về giảng dạy các kĩ năng ngôn ngữ, biên và phiên dịch.

Abstract[sửa]

This scientific article is to touch on the rational arrangement of the named program according to the training aims of HUT with observing the rules and stipulations of Ministry of Education and Training. It is a program, joining the general English program and the connecting program in the process of training bachelor's level ESP at University, on teaching language skills, translating and interpreting.


Nội dung[sửa]

Khóa I của chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh chuyên ngành kĩ thuật và công nghệ được bắt đầu từ năm học 2000 - 2001 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh chuyên ngành dành cho khối các ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ, được xây dựng trên cơ sở qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời lượng và khối lượng kiến thức cần đạt được ở giai đoạn đào tạo Đại học tiếng Anh đối với nhóm ngành đào tạo tiếng nước ngoài. Chương trình tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường là chương trình tiếp nối các chương trình tiếng Anh cơ bản và kết nối, tuân thủ mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh chuyên ngành kĩ thuật và công nghệ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chương trình này xác lập cụ thể các giai đoạn, cấp độ thực hiện và các chủ đề, số giờ cần thiết cho từng chủ đề trong quá trình dạy và học phần V và VI trên cơ sở thuật ngữ chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường cơ bản đã được thực hiện trong chương trình đào tạo ở giai đoạn kết nối (học phần IV).

Chương trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường qui định:

- Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản;

- Các yêu cầu về khả năng sử dụng ngôn ngữ và các thủ thuật cần có trong cách hành văn đơn giản và giao tiếp bằng tiếng Anh chuyên ngành đã được học;

- Nội dung môn học bao gồm: các chủ điểm và ngữ pháp tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường, các bài tập theo chủ đề luyện kĩ năng kĩ xảo và các chuyên đề tổng kết cho từng học phần thuộc khối chuyên ngành nói trên;

- Khối lượng kiến thức được phân chia theo từng học phần;

- Số lượng kiến thức được phân chia theo từng học phần;

- Ngữ pháp tối thiểu cần nắm và sử dụng thông thạo;

- Các kí hiệu và công thức toán, lí, hóa có liên quan tới khối chuyên ngành này cần nắm vững và sử dụng thông thạo;

- Phần phụ lục gồm các từ loại, thành tố cấu tạo từ, động từ bất qui tắc cần thiết cho tiếng Anh chuyên ngành cấp độ I và II thuộc khối công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường.

Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản:[sửa]

Chương trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường đòi hỏi người học đã hoàn thành giai đoạn đào tạo tiếng Anh cơ bản và kết nối gồm 48 đơn vị học trình, tương đương với trên 1200 tiết học trên lớp với trình độ Proficiency theo cách phân chia quốc tế về trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh được áp dụng trong chương trình giáo dục Đại học đại cương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và lượng thuật ngữ Hóa - Sinh - Môi trường cơ sở được qui định ở giai đoạn kết nối.

Căn cứ vào khung chương trình tiếng Anh chuyên ngành và điều kiện thực tế của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chương trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường qui định khối lượng kiến thức tiếng Anh cho giai đoạn đào tạo tiếng Anh chuyên ngành đã nêu trên là 24 đơn vị học trình, tương đương với 570 tiết học trên lớp và 30 tiết học dành cho thi và kiểm tra, tổng cộng là 600 giờ trên lớp.

Sau mỗi đơn vị học trình đều có kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành. Có thể kiểm tra từng kĩ năng đơn lẻ hoặc tổng hợp toàn bộ các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch thuật (dịch viết và nói từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ ở mức độ cơ sở).

Trình độ cần đạt được sau các học phần V và VI:[sửa]

Sau khi học xong chương trình này gồm 2 học phần với thời lượng là 24 đơn vị học trình, tương đương 570 tiết học trên lớp và 30 giò giảng đường dành cho thi và kiểm tra, người học có khả năng:

Đọc: Có thể hiểu được các văn bản, tài liệu về công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường, hiểu được nội dung của bài đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài đọc với số lượng từ vựng từ 1500 từ trở lên. Đọc hiểu bài đọc với lượng từ 500 - 1000 từ ở giai đoạn thực hành cấp độ II, có nội dung theo chuyên môn của người học trong giai đoạn thực hành cấp độ I phải đạt tốc độ 200 đến 250 từ / phút, ở giai đoạn thực hành cấp độ II tốc độ phải lên từ 250 đến 350 từ / phút.

Viết: Có thể viết được các bài tóm tắt hoặc báo cáo ngắn, viết thư trao đổi công việc về chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường. Mỗi bài viết có lượng từ vựng trong khoảng từ 300 - 500 từ / bài ở giai đoạn thực hành cấp độ I, từ 500 đến 1000 từ / bài ở giai đoạn thực hành cấp độ II trong thời gian 90 phút.

Nghe: Có thể nghe hiểu được các cuộc tọa đàm, báo cáo khoa học có liên quan đến chuyên ngành đang học với tốc độ trung bình 250 - 300 từ / phút ở giai đoạn thực hành cấp độ I, 300 - 500 từ / phút ở giai đoạn thực hành cấp độ II.

Nói: Có khả năng sử dụng lời nói tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành kĩ thuật và công nghệ đã được học để tham gia vào quá trình giao tiếp có liên quan đến các vấn đề về chuyên môn tại các cuộc họp, hội thảo hoặc tọa đàm quốc tế. Người học cần nắm vững được các kĩ năng kĩ xảo để thực hiện lời nói của mình theo tốc độ tương đương với tốc độ lời nói bằng tiếng mẹ đẻ về sức bật và độ chính xác của lời nói.

Dịch thuật: (Dịch viết và nói từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ ở mức độ cơ sở - Background Level): Có thể biên dịch hoặc phiên dịch các tài liệu, văn bản, thư từ trao đổi, hội thoại trực tiếp về chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường với lượng từ vựng 1000 từ trở lên đối với giai đoạn thực hành cấp độ I và 1500 từ trở lên đối với giai đoạn thực hành cấp độ II.

Nội dung chương trình:[sửa]

Dưới đây là qui định nội dung cho 2 học phần V và VI (tương đương với 600 giờ trên lớp) theo các khối ngành học.

A. Nội dung ngôn ngữ (Language Input) gồm có:

1. Nhóm chủ điểm (Topics) theo các nhóm ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường. Các chủ điểm này có thể và cần thiết phải được nâng cao và mở rộng ở các học phần VII và VIII. Các nhóm ngành chuyên môn thuộc khối công nghệ nói trên đang được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bao gồm:

• Công nghệ hóa lí (Physical Chemistry Technology)

• Công nghệ Hữu cơ - Hóa dầu (Petro-chemical and Organic Chemisty Technology)

• Công nghệ nhiên liệu rắn (Solid Fuel Technology)

• Công nghệ các chất cao phân tử (Macromolecular Technology)

• Công nghệ in (Cellulose Paper Technology)

• Công nghệ các chất vô cơ và phân bón hóa học (Technology of Inorganic Chemistry and Fertilizers)

• Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại (Technology of Electrochemistry and Metal Protection)

• Công nghệ vật liệu Silicat (Technology of Silicate Materials)

• Máy - Thiết bị công nghiệp hóa chất và dầu khí (Equipment and Machinery for the Petrochemical Industry)

• Công nghệ các sản phẩm lên men (Food Fermenting Technology)

• Công nghệ thực phẩm nhiệt đới (Tropical Food Technology)

• Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm (Food Quality)

• Máy - Thiết bị chế biến lương thực và thực phẩm (Equipment and Machinery for the Food Industry)

• Công nghệ sinh học (Biotechnology)

• Công nghệ vật liệu (Material Technology)

• Công nghệ môi trường (Environmental Technology)

Cấp độ I (Level I)

Giai đoạn đào tạo tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường cấp độ I (học phần V) cung cấp lượng kiến thức chuyên môn về định nghĩa khái niệm cơ bản và khoa học cơ sở của các chuyên ngành được học như Hóa đại cương, Hóa phân tích, Hóa tổng hợp, Hóa vi sinh, Vật liệu học, Môi trường học cho người học gồm 10 đơn vị ngôn ngữ theo các chủ điểm với các bài đọc chuyên ngành cho từng bài học và số giờ thực hiện trên lớp là 60 giờ thực dạy trên lớp.

Cấp độ II (Level II)

Chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường ở cấp độ II (học phần VI) cung cấp lượng kiến thức về chuyên ngành nói trên cho người học ở mức độ cao hơn, đi sâu hơn về bản chất và sự phát triển của khối các ngành nêu trên. Chương trình ở cấp độ II bao gồm 10 đơn vị ngôn ngữ và các bài đọc chính được thực hiện trong 60 giờ thực dạy trên lớp.

2. Ngữ pháp tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường (Grammar ESP of Chemical Technology - Biotechnology - Environmental Technology)

Ngữ pháp tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường (Grammar ESP) bao gồm các cấu trúc được sử dụng có tần số trong chuyên ngành này. Trong học phần V và VI, người học phải nắm vững được cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp theo phong cách chức năng khoa học kĩ thuật và công nghệ, vận dụng các kĩ năng kĩ xảo để đưa các cấu trúc ngữ pháp đã học vào thực hành theo các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch thuật. Để phù hợp với số đơn vị ngôn ngữ được chia thành hai giai đoạn với hai cấp độ, ngữ pháp tiếng Anh chuyên ngành tương ứng được chia thành hai giai đoạn với hai cấp độ theo trình độ các cấu trúc cú pháp và chức năng ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp.

3. Từ vựng (Vocabulary)

Lượng từ vựng và cụm từ cần thiết mà người học cần nắm vững và sử dụng thành thạo cho giai đoạn tiếng Anh chuyên ngành cấp độ I là khoảng 1500 đơn vị từ, cho giai đoạn tiếng Anh chuyên ngành cấp độ II là khoảng 2000 đơn vị từ.

B. Phát triển các kĩ năng (Skills Development)

1. Đọc (Reading)

2. Nói (Speaking and Interpreting)

3. Nghe (Listening)

4. Viết (Writing and Translating)

Quá trình phát triển các kĩ năng ở học phần V và VI là quá trình phát triển và hoàn thiện cơ bản các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết trên cơ sở ngữ pháp của các học phần I, II, III, IV và ngữ pháp văn phong khoa học chuyên ngành đang được học tại các học phần này. Các kĩ năng được phát triển theo 5 chủ điểm mở rộng về kiến thức chuyên ngành Hóa - Sinh cho mỗi học phần. Để nâng cao tính sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo cho người học trong quá trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành, sau 5 chủ điểm qui định cho phát triển kĩ năng cho phát triển kĩ năng của một học phần là phần tự chọn của người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên ở dạng:

• Đọc hiểu một vấn đề mà người học quan tâm (không khống chế lượng từ và tốc độ đọc) và viết tóm tắt về vấn đề đó ngay trên lớp với thời lượng 1000 từ / giờ trên lớp đối với cấp độ I và 2200 từ / giờ trên lớp đối với cấp độ II hoặc đọc hiểu với tốc độ 200 - 250 từ / phút đối với cấp độ I, 250 - 400 từ / phút đối với cấp độ II và trình bày vấn đề đã đọc trước tập thể;

• Viết báo cáo về một vấn đề khoa học mà người học đang quan tâm trong chuyên ngành được học với thời lượng 800 từ / giờ trên lớp đối với cấp độ I và 2000 từ / giờ trên lớp đối với cấp độ II hoặc dịch các câu đơn giản từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ đối với cấp độ I và dịch các bài đọc về chuyên môn từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ với thời lượng 1500 từ / giờ trên lớp đối với cấp độ II;

• Nghe, nói và dịch theo phong cách khoa học kĩ thuật thường được sử dụng tại hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước (không khống chế lượng cấu trúc cú pháp và tốc độ sử dụng ngôn ngữ).

Số giờ được thực hiện trên lớp ở cấp độ I và II là 280, bao gồm các chủ điểm phát triển kĩ năng đọc, nói, nghe, viết và dịch đối với cả hai cấp độ.

Để kết thúc một học phần và tạo sức bật cho việc lĩnh hội kiến thức, phát triển các kĩ năng ở học phần tiếp theo, người học được tổng kết kiến thức và kĩ năng của từng học phần bằng các cuộc trao đổi, tham luận và viết thu hoạch dưới dạng hội thảo. Phần hội thảo theo chuyên đề của mỗi học phần gồm 5 chuyên đề lớn của 5 chuyên ngành với 45 giờ trên lớp. Mỗi chuyên đề lớn gồm các vấn đề đang được đề cập đến trong lĩnh vực chuyên ngành đó. Như vậy, nội dung của chuyên đề có thể thay đổi theo nhu cầu và tính cấp bách của chuyên ngành. Công nghệ đựoc trình bày tại hội thảo ở các thời điểm khác nhau. Mỗi chuyên đề được tính bằng 9 giờ trên lớp dành cho cả 4 kĩ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch ở mức độ cơ sở trong học phần V và VI.

C. Các chuyên đề hội thảo hoặc tham luận (Seminars)

Để kết thúc một học phần và tạo sức bật cho việc lĩnh hội kiến thức, phát triển các kĩ năng ở học phần tiếp theo, người học được tổng kết kiến thức và kĩ năng của từng học phần bằng các cuộc trao đổi, tham luận và viết thu hoạch dưới dạng hội thảo. Phần hội thảo theo chuyên đề của mỗi học phần gồm 5 chuyên đề lớn của 5 chuyên ngành với 45 giờ trên lớp. Mỗi chuyên đề lớn gồm các vấn đề đang được đề cập đến trong lĩnh vực chuyên ngành đó. Như vậy, nội dung của chuyên đề có thể thay đổi theo nhu cầu và tính cấp bách của chuyên ngành công nghệ được trình bày tại hội thảo ở các thời điểm khác nhau. Mỗi chuyên đề được tính bằng 9 giờ trên lớp dành cho cả 4 kĩ năng nói, nghe, đọc, viết và dịch (Trong học phần V và V dịch thuật ở mức độ cơ sở - Background Level).

Phân phối và định lượng chương trình:[sửa]

1. Định mức thời lượng tích lũy kiến thức ở học phần V:

1.1. Bổ trợ kiến thức ngữ pháp thường được sử dụng trong chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường trên cơ sở kiến thức ngữ pháp của 4 học phần đã được thực hiện và rèn luyện tổng hợp các kĩ năng (Integrated skills), ưu tiên sử dụng các kĩ năng Nghe (Listening) và Nói (Speaking) trong quá trình bổ trợ kiến thức ngữ pháp chuyên ngành để đạt được trình độ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đã nêu ở mức trung bình (với thời lượng và tốc độ cần thiết được trình bày cụ thể ở phần nội dung bài học). Quá trình bổ trợ kiến thức và rèn luyện kĩ năng này bao gồm 6 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
3 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 45 tiết
3 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 90 tiết
= 135 tiết

1.2. Bổ trợ kiến thức đọc hiểu chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường cấp độ I gồm kĩ thuật đại học các loại câu đơn, câu phức, tập hợp câu, phân đoạn bài đọc, tổng thể một bài đọc ở mức trung bình có lượng từ tối thiểu là 250 từ đến tối đa là 1000 từ cho mỗi bài đọc với số lượng sinh viên tối đa là 35 người / lớp và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu (Reading Comprehension) phong cách chuyên ngành công nghệ nói trên ở trình độ trung bình với tốc độ đọc hiểu của người học phải đạt được là 200 - 220 từ / phút. Quá trình bổ trợ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu này bao gồm 3 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
1 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 15 tiết
2 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 60 tiết
= 75 tiết

1.3. Bổ trợ kiến thức viết theo phong cách chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường ở cấp độ I gồm viết các câu đơn, câu phức, các tập hợp câu, các đoạn văn về chuyên ngành được học một cách ợn giản trong khoảng 100 đến 500 từ / bài. Quá trình bổ trợ kiến thức và rèn luyện kĩ năng Viết (Writing) và Biên dịch (Translating - Background Level) theo phong cách khoa học chuyên ngành nói trên bao gồm 3 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
1 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 15 tiết
2 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 60 tiết
= 75 tiết

Tổng cộng số đơn vị học trình cho định mức kiến thức ở học phần V là 12 đơn vị học trình tương đương với 285 tiết thực học trên lớp cho 15 tuần học, trung bình có số giờ học là 12 tiết / tuần.

2. Định mức thời lượng tích lũy kiến thức ở học phần VI:

2.1. Bổ trợ kiến thức ngữ pháp thường được sử dụng trong chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường trên cơ sở kiến thức ngữ pháp của 5 học phần đã thực hiện và rèn luyện tổng hợp các kĩ năng (Integrated skills), ưu tiên sử dụng các kĩ năng Nghe (Listening) và Nói (Speaking) - Phiên dịch (Interpreting - Background) trong quá trình bổ trợ kiến thức ngữ pháp chuyên ngành để đạt được trình độ sử dụng tiếng Anh ở mức độ khá của kiến thức về chuyên ngành được học. Quá trình bổ trợ kiến thức và rèn luyện kĩ năng này bao gồm 6 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
3 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 45 tiết
3 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 90 tiết
= 135 tiết

2.2. Bổ trợ kiến thức đọc hiểu chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường ở giai đoạn II gồm kĩ năng đọc hiểu các loại bài đọc tổng thể có nội dung về một vấn đề của chuyên ngành được học có thể là kiến thức đại cương hoặc khoa học cụ thể ở mức khá có lượng từ tối thiểu là 1250 từ đến tối đa là 2000 từ cho mỗi bài đọc với số lượng sinh viên tối đa là 35 người / lớp và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu (Reading Comprehension) phong cách chuyên ngành nói trên ở trình độ với tốc độ đọc hiểu của người học phải đạt được là 250 - 400 từ / phút. Quá trình bổ trợ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu này bao gồm 3 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
1 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 15 tiết
2 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 60 tiết
= 75 tiết

2.3. Bổ trợ kiến thức Viết (Writing) và Biên dịch (Translating - Background Level) theo phong cách chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường. Đây là giai đoạn II đối với Viết gồm viết các đoạn văn, báo cáo, tóm tắt nội dung vấn đề về chuyên ngành được học theo phong cách khoa học kĩ thuật phổ cập trong khoảng 500 - 1000 từ / bài và là giai đoạn I đối với biên dịch gồm biên dịch các câu đơn, câu phức, tập hợp câu, trích đoạn các bài về chuyên ngành Hóa - Sinh - Môi trường ở dạng đơn giản với số lượng từ trong khoảng 500 - 700 từ / bài dịch xuôi (Anh - Việt) và 100 - 300 từ / bài dịch ngược (Việt - Anh). Quá trình bổ trợ kiến thức về phong cách khoa học chuyên ngành nói trên và rèn luyện kĩ năng Viết (Writing) - Biên dịch (Translating) bao gồm 3 đơn vị học trình, trong đó:

Số đơn vị học trình Số tiết/đvht Tổng số tiết thực hiện
1 đơn vị học trình lí thuyết × 15 tiết = 15 tiết
2 đơn vị học trình thực hành × 30 tiết = 60 tiết
= 75 tiết

Tổng cộng số đơn vị học trình cho định mức kiến thức ở học phần VI là 12 đơn vị học trình tương đương với 285 tiết thực học trên lớp cho 15 tuần học, trung bình có số giờ học là 12 tiết / tuần.

Giáo trình được sử dụng cho chương trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường ở học phần V và VI là một bộ sách giáo khoa và giáo trình dành riêng cho khối ngành trên, là quá trình nối tiếp các học phần I, II, III và IV, đồng thời là quá trình chuyên sâu và nâng cao về tiếng Anh chuyên ngành với đặc thù về loại hình đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và mục tiêu cuối cùng phải đạt được là người học sau khi kết thúc chương trình đào tạo có thể đáp ứng được các nhu cầu xã hội về nói, nghe, đọc, viết, dịch thuật theo chuyên ngành công nghệ đã được học. Bộ sách giáo khoa của hai học phần V và VI bao gồm:

1. Sách cho người học (Student's book)

2. Sách bài tập luyện (Workbook)

3. Sách cho giáo viên (Teacher's book)

Các giáo trình luyện tập và phát triển các kĩ năng theo chuyên ngành:

1. Giáo trình luyện nghe

2. Giáo trình luyện đọc hiểu

3. Giáo trình luyện viết và biên dịch theo chuyên đề

4. Tài liệu hội thảo và tham luận.

Bộ sách giáo khoa và giáo trình cho các học phần V và VI cần được tham khảo, lựa chọn và biên soạn sao cho phù hợp với yêu cầu của mục tiêu đào tạo, có tính đến thực chất kiến thức đầu vào của người học theo từng giai đoạn lịch sử để bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Thời gian thực học trong các học phần:[sửa]

Tổng quĩ thời gian đào tạo tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Sinh - Môi trường học phần V và VI có 600 giờ thực học trên lớp, cụ thể được phân bố như sau:

Học phần Quĩ thời gian Số giờ thực học Thi và Kiểm tra
V 300 285 15
VI 300 285 15

Việc sử dụng sách giáo khoa và giáo trình cho quá trình giảng dạy ở hai học phần được tiến hành như sau:

Học phần V: 300 giờ trên lớp
Sách học trên lớp - 10 units × 10 (c/hrs} = 100 class hours
Giáo trình đọc hiểu = 40 c/hrs
Giáo trình viết - biên dịch = 40 c/hrs
Giáo trình nghe hiểu = 35 c/hrs
Giáo trình nói - phiên dịch = 35 c/hrs
Tài liệu hội thảo, tham luận = 35 c/hrs
Ôn tập, Thi, Kiểm tra = 15 c/hrs



Học phần VI: 300 giờ trên lớp
Sách học trên lớp - 10 units × 10 (c/hrs} = 100 class hours
Giáo trình đọc hiểu = 35 c/hrs
Giáo trình viết - biên dịch = 40 c/hrs
Giáo trình nghe hiểu = 35 c/hrs
Giáo trình nói - phiên dịch = 40 c/hrs
Tài liệu hội thảo, tham luận = 35 c/hrs
Ôn tập, Thi, Kiểm tra = 15 c/hrs

Tài liệu tham khảo[sửa]

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương (dùng cho các trường đại học và các trường cao đẳng sư phạm). Hà Nội, 1995.

2. Dự án đào tạo cử nhân ngoại ngữ (chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1999.

3. Chương trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Hóa - Thực phẩm - Sinh - Vật liệu - Môi trường (thuộc Dự án đào tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội). Đào Hồng Thu (chủ biên), Hà Nội, 1999.

Bản quyền[sửa]

Đào Hồng Thu

Tuyển tập Công trình Khoa học 45 năm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tháng 10/2001

Liên kết đến đây