Phòng chống bệnh Lyme ở trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Loài bọ ve gây bệnh Lyme được tìm thấy ở châu Á, Hoa Kỳ, vùng Tây Bắc Âu, Trung Âu và Đông Âu.[1] Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính mỗi năm có 300.000 ca bệnh Lyme xảy ra ở Mỹ.[2][3] Theo CDC, số vùng có “nguy cơ cao” ở Mỹ đã gia tăng đáng kể.[4] Bệnh Lyme do một loại vi khuẩn gọi là borrelia burgdorfer thường tìm thấy ở hươu nai và chuột gây ra. Căn bệnh lây truyền sang người qua các vết cắn của bọ ve sống ký sinh trên hươu nai, còn gọi là bọ ve chân đen, sau khi đã hút máu các loài động vật này. Bệnh Lyme không lây nhiễm, nhưng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.[5] Khi biết cách phòng tránh bọ ve và hiểu về việc điều trị sớm với các loại thuốc và kháng sinh thích hợp, bạn sẽ có thể giúp các con của mình tránh xa lũ bọ ve hoặc hồi phục nhanh hơn nếu đã nhiễm bệnh.[6]

Các bước[sửa]

Phòng chống bọ ve[sửa]

  1. Tránh các khu vực có bọ ve sinh sống. Bọ ve rất nhỏ và không dễ nhìn thấy. Bọ ve non (thiếu trùng) nhỏ bằng hạt hoa anh túc, và bọ ve trưởng thành cũng chỉ to bằng hạt vừng.[5] Do bọ ve có kích thước nhỏ, gần như bạn không thể nhìn thấy chúng cho đến khi chúng bò lên da. Để tránh tiếp xúc với bọ ve, bạn cần tránh những khu vực chúng sinh sống. Bọ ve được tìm thấy trong cùng một kiểu môi trường, dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Chúng yêu thích các vùng rừng ẩm ướt và rợp bóng với nhiều bụi rậm và cây có nhiều lá. Lá mục, cỏ mọc cao, các đống gỗ và tường đá là môi trường an toàn và kín đáo cho bọ ve sinh sống.
    • Bọ ve sẽ chờ sẵn ở những nơi đó cho đến khi chúng có cơ hội tiếp xúc với loài vật hoặc con người.
    • Bọ ve không chỉ sống trong rừng. Chúng có thể ẩn nấp ở nhiều khu vực trong sân sau nhà bạn, nhất là những nơi cỏ mọc cao, bụi rậm, cây leo hoặc các nơi có bóng râm.
  2. Tìm hiểu về các mùa cao điểm của bọ ve. Một điều rất quan trọng là biết về mùa cao điểm của bọ ve, khoảng thời gian chúng sinh sôi nảy nở. Thời gian bọ ve lây lan thường là vào mùa xuân và mùa hè (từ tháng năm đến tháng chín ở bán cầu bắc). Thông tin về điều này sẽ giúp bạn sẵn sàng đối phó.[2][3]
    • Ví dụ, nếu có dự định đi cắm trại hoặc tổ chức tiệc ngoài vườn trong mùa bọ ve, bạn có thể đề phòng cẩn thận hơn để tránh bị bọ ve đốt.
  3. Cho con mặc quần áo thích hợp. Khi cho con ra khỏi nhà và biết rằng những nơi sắp đến có thể có bọ ve sinh sống, bạn và con nên mặc quần dài khi đi vào những vùng có nhiều cây cỏ mọc. Nếu có thể, bạn nên cho gấu quần vào trong tất. Phần lớn bọ ve đều bám vào vùng cẳng chân.[7]
    • Bạn và con cũng nên mặc áo dài tay, đi găng tay và đội mũ.[8]
    • Ăn mặc như vậy là để đảm bảo toàn bộ cơ thể được che đậy và bọ ve không có đường tiếp cận với da. NHẮC LẠI, việc cho gấu quần vào trong tất sẽ giúp ngăn chặn bọ ve bò lên chân của trẻ.
    • Mặc quần áo sáng màu. Bạn sẽ dễ phát hiện ra bọ ve hơn nếu chúng bò lên quần áo màu sáng.
  4. Bôi thuốc chống côn trùng. Trẻ em nên bôi thuốc chống côn trùng khi ở trong vùng có thể nhiễm bọ ve. Thuốc chống côn trùng cần chứa ít nhất 20% DEET, một thành phần hoạt chất có tác dụng xua đuổi bọ ve và các côn trùng khác.[9] Bạn hãy bôi thuốc chống côn trùng lên da trẻ, chú ý tránh mắt, miệng và bàn tay. Cách khoảng 2-5 tiếng bôi lại một lần, tùy từng sản phẩm.[10]
    • Tránh nuốt phải thuốc chống côn trùng BỞI VÌ trong thuốc có chứa hóa chất độc. Đảm bảo sử dụng cẩn thận theo hướng dẫn trên nhãn lọ thuốc.
    • Các sản phẩm chứa permethrin có thể dùng cho quần áo. Bạn cũng có thể mua quần áo tẩm permethrin. Permethrin là một hóa chất chống côn trùng có bán ở các hiệu thuốc. Thuốc có tác dụng tiêu diệt bọ ve và côn trùng khi tiếp xúc. Hóa chất này chỉ được dùng trên quần áo mà không bôi lên da. Sử dụng thận trọng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nếu không chắc chắn, bạn cần tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.[8]
    • Nếu thích xua đuổi côn trùng bằng các liệu pháp tự nhiên hơn, bạn có thể dùng tinh dầu bạch đàn chanh (OLE), một chất xua đuổi côn trùng chiết xuất từ cây bạch đàn. OLE có mùi đặc trưng và hiệu quả chống bọ ve cũng tương tự như sản phẩm chứa DEET hàm lượng thấp (10%). Sản phẩm tự nhiên này cũng có tác dụng xua đuổi muỗi và các côn trùng khác. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc.[11]
    • Các loại tinh dầu khác như tinh dầu sả, tuyết tùng, đậu nành hoặc khuynh diệp không được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc chống bọ ve.[10]
  5. Khuyên trẻ đi đúng đường. Để phòng tránh bệnh Lyme, bạn cần tránh bị bọ ve đốt. Khuyến khích con bạn nên đi đúng đường và tránh bước vào các vùng có bụi rậm hoặc cỏ mọc cao, BỞI VÌ CẦN NHẮC LẠI là bọ ve thường sinh sôi ở các khu vực này.[12]
  6. Giữ sân nhà gọn gàng. Dọn dẹp sân nhà để loại bỏ bọ ve. Dọn sạch sân sau ít nhất mỗi năm một lần để xua đuổi bọ ve. Công việc bao gồm dọn sạch lá và bụi rậm, vì NHẮC LẠI LẦN NỮA là bọ ve yêu thích môi trường này. Xén cỏ ngắn và gọn gàng, dọn lá cây rụng, chết và mục rữa, chất các đống gỗ cao lên khỏi mặt đất để bọ ve không thể trú ngụ bên trong.[13]
    • Nếu sống gần rừng, bạn hãy làm thêm một lớp rào chắn rộng khoảng một mét bằng lớp phủ, sỏi hoặc dăm bào ngăn cách bãi cỏ nhà mình và khu rừng xung quanh để chống bọ ve xâm nhập.
    • Bạn có thể mua các hóa chất đặc trị chuyên kiểm soát bọ ve trong sân nhà để xua đuổi chúng.[13] Bifen IT, Onslaught, và Permethrin Pro là các loại hóa chất chuyên trị bọ ve và các côn trùng khác trong sân nhà bạn.[14] Đảm bảo sử dụng các sản phẩm này theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì, vì đó là các hóa chất mạnh và có thể gây hại cho bạn, gia đình bạn và thú cưng của bạn nếu không được sử dụng đúng.
    • Một loại thuốc trừ dịch hại gọi là acaricides có thể xua đuổi bọ ve khỏi sân nhà. Bạn cần thuê người chuyên môn có giấy phép để phun thuốc trừ dịch hại quanh vùng mỗi năm hai lần. Đây là công việc mà bạn không nên tự làm.[8][15]
  7. Không để hươu nai đến gần nhà. Hươu nai là nguồn thức ăn chủ yếu của bọ ve trưởng thành. Nếu bạn không để hươu nai đến gần, khả năng lây nhiễm bệnh Lyme cũng giảm vì bọ ve trên hươu nai không có cơ hội quanh quẩn xung quanh sân nhà bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách loại bỏ các cây cỏ thu hút hươu nai (cỏ ba lá và đậu).[7]
    • Bạn cũng có thể làm hàng rào ngăn hươu nai.

Kiểm tra bọ ve trên cơ thể trẻ[sửa]

  1. Kiểm tra ngay. Khi trẻ về nhà sau khi tham gia các hoạt động có thể tiếp xúc với bọ ve, bạn phải kiểm tra càng sớm càng tốt. Xem xét toàn thân để tìm bất cứ con bọ ve nào có thể bám trên da trẻ. Đảm bảo quan sát thật kỹ các vùng da bọ ve thường trú ngụ như dưới nách, trong tai, trong rốn, khoeo chân, giữa hai chân, trong tóc và quanh eo.[7]
    • Bạn có thể dùng gương cầm tay để quan sát những vùng da khó thấy.[12]
  2. Tắm càng sớm càng tốt. Bạn nên hướng dẫn trẻ đi tắm ngay lập tức sau khi con bạn về nhà và bạn đã kiểm tra. Bọ ve thường ở trên da một thời gian trước khi chúng bám chặt hơn. Tắm vòi sen có thể gột sạch bọ ve trước khi chúng bám chặt vào da và đốt, như vậy bạn có thể phòng tránh lây truyền bệnh Lyme.[8]
    • Bọ ve cũng có thể bám vào thú cưng, do đó nếu dắt chó đi qua vùng cỏ cao hoặc bụi rậm, bạn nên tắm cho chó bằng xà phòng và nước ấm ngay sau khi về nhà.
    • Nói chung, bọ ve hươu nai sẽ không thể sống quá 24 giờ nếu không được hút máu, mặc dù bọ ve sống trong quần áo ẩm có thể sống sót đến hai hoặc ba ngày.[7]
  3. Giật quần áo. Sau khi đi dạo hoặc đi cắm trại về, bạn hãy giặt quần áo của cả nhà để loại bỏ bất cứ con bọ ve nào bám vào nếu có. Nhớ giặt bằng nước nóng và bột giặt.[7]
    • Điều này là để đảm bảo bọ ve rơi ra khỏi quần áo và chết trong quá trình giặt.[8]
  4. Kiểm tra lại lần nữa để chắc chắn không còn bọ ve. Ngay cả khi bạn đã áp dụng các biện pháp đề phòng cần thiết, những con bọ ve nhỏ li ti vẫn có thể thoát được trong lần kiểm tra đầu tiên. Bọ ve có thể bắt đầu bám chặt vào da nếu ở lại trên da một thời gian đủ lâu mà không được giội sạch khi tắm. Bọ ve rất dễ bị bỏ sót, do đó tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại lần nữa.[8]

Loại trừ bọ ve[sửa]

  1. Hiểu về việc gia tăng rủi ro. Khả năng nhiễm bệnh Lyme do bọ ve đốt tăng theo thời gian chúng ở lại trên da của trẻ. Bất cứ con bọ ve nào bám vào da đều phải được loại trừ càng sớm càng tốt. Khả năng nhiễm bệnh Lyme sẽ giảm đáng kể nếu bọ ve bị loại trừ trong vòng 24 giờ sau khi bám vào da.[16] [17]
  2. Sát trùng vùng da xung quanh bọ ve. Dùng cồn để sát trùng vùng da có bọ ve bám vào.[7]
    • Bạn cũng nên dùng cồn lau nhíp để khử trùng.
  3. Dùng nhíp đầu nhỏ để bắt bọ ve. Dùng nhíp sạch, nhẹ nhàng gắp bọ ve, càng sát vào da càng tốt. Như vậy là để đảm bảo loại bỏ cả đầu và miệng bọ ve. Kéo bọ ve lên với động tác đều tay và cẩn thận. Không xoắn hoặc giật mạnh. Động tác kéo nhanh có thể làm rách da và để lại miệng của bọ ve trên da.[7]
    • Không nghiến hoặc ép bọ ve để ngăn chặn chất độc ở bụng bọ ve xâm nhập vào máu của trẻ.
    • Không dùng diêm cháy hoặc sáp petroleum jelly để loại bỏ bọ ve hoặc cố giết nó.[8] Các phương pháp này sẽ chỉ khiến con bọ ve đào sâu hơn vào trong da và tiết nước bọt, và điều này làm tăng rủi ro nhiễm bệnh Lyme. Đó không phải là các phương pháp loại trừ bọ ve có hiệu quả.
    • Đừng lo lắng nếu bạn nhận thấy một số mảnh bọ ve vẫn còn trên da sau khi đã loại bỏ chúng. Bọ ve không thể sống sót chỉ với một phần cơ thể và phần còn lại cuối cùng sẽ rời ra như một mảnh vụn.[18]
  4. Giữ lại con bọ ve. Thay vì vứt đi, bạn nên cất con bọ ve trong hộp đậy kín. Bạn cần đưa cho bác sĩ để xét nghiệm xem con bọ ve đó có mang mầm bệnh Lyme không.[7]
    • Điều này là hữu ích nhưng cũng không bắt buộc, do đó bạn cũng không cần lo lắng nếu không giữ lại con bọ ve. Điều đó không quan trọng bằng việc chăm sóc con bạn khi trẻ bị bọ ve đốt. Nếu phải hủy con bọ ve để dứt nó khỏi trẻ thì bạn cần làm. Loại bỏ bọ ve là ưu tiên hàng đầu.
  5. Rửa sạch vùng da bị bọ ve đốt. Để loại bỏ chất độc còn lại do bọ ve tiết ra, bạn cần làm sạch da của trẻ. Tốt nhất là nên dùng thuốc sát trùng hoặc các chất rửa sát khuẩn khác. Nhúng bông gòn hoặc gạc vào thuốc sát trùng và nhẹ nhàng lau vùng da tổn thương.[7]
    • Nếu vùng da bị bọ ve đốt bị kích ứng, bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng khuẩn như Neosporin để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
    • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi lau rửa vùng da tổn thương cho trẻ.
  6. Đưa con bạn đến bác sĩ. Nếu con bạn bị bọ ve đốt, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu bị lây nhiễm thì việc xác nhận bệnh Lyme sẽ giúp trẻ được điều trị càng sớm càng tốt.
    • Cho dù bạn không giữ được con bọ ve, bác sĩ vẫn có khả năng chẩn đoán bệnh cho con bạn.

Nhận biết các triệu chứng bệnh Lyme[sửa]

  1. Biết khung thời gian. Các triệu chứng của bệnh Lyme sẽ xảy ra trong một khung thời gian nhất định. Khi con bạn bị đốt bởi ve hươu nai mang mầm bệnh, các triệu chứng của bệnh Lyme thường sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 3 ngày đến một tháng. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh Lyme thường biểu hiện trong khoảng 3-30 ngày tại vị trí vết thương.[19]
    • Sau khi trẻ bị bọ ve đốt, bạn cần theo dõi vùng da xung quanh vết đốt ban đầu trong vòng 3-30 ngày để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo.[6]
  2. Quan sát hiện tượng phát ban gần vết thương. Triệu chứng đầu tiên có thể xảy ra là hiện tượng phát ban đặc trưng trên da gọi là ban đỏ di chuyển (erythema migrans). Ban đỏ di chuyển có biểu hiện như những nốt đỏ hình tròn và oval tại vị trí vết đốt. Vùng phát ban có xu hướng càng ngày càng lan rộng, khiến vết đỏ trông giống mắt bò vì có dạng một vòng tròn màu đỏ hồng bao quanh một vùng da trắng, ở giữa có một vòng tròn màu đỏ nữa.[19]
    • Chứng phát ban đặc trưng này xuất hiện tại vết đốt trong thời kỳ đầu của bệnh, thông thường sau khoảng 1 tuần.[19] Tuy nhiên, do tình trạng nhiễm trùng dần dần lây lan trong máu, hiện tượng phát ban có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể.[6]
  3. Theo dõi vùng da bị bọ ve đốt. Ngoài hiện tượng phát ban, vùng da xung quanh vết bọ ve đốt có thể bắt đầu đau hoặc ngứa. Ban đỏ di chuyển xuất hiện trong khoảng 70-80% số ca mắc bệnh Lyme. Vùng phát ban có thể có cảm giác ấm nóng, tuy nhiên cảm giác đau, bỏng rát hoặc ngứa cũng có thể xảy ra, tuy hiếm hơn.[19]
    • Một số trường hợp nặng hơn không hề xuất hiện ban đỏ. Điều này là nguy hiểm do tình trạng nhiễm trùng đang lây lan trong máu mà không có dấu hiệu rõ rệt. Trường hợp nghiêm trọng này tác động đến các cơ quan quan trọng khác mà nạn nhân không nhận ra.
    • Bệnh Lyme cũng có thể tác động đến khớp, tim và hệ thần kinh.[19]
    • Nếu phát hiện có ban đỏ di chuyển, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ.[20]
  4. Lưu ý những triệu chứng giống bệnh cúm. Ngoài hiện tượng ban đỏ di chuyển ở giai đoạn đầu của bệnh Lyme, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như đau đầu, sốt, mệt mỏi, sưng hạch và ớn lạnh.[6]
    • Nếu thấy ban đỏ di chuyển xuất hiện kèm với các triệu chứng giống bệnh cúm, bạn cần ngay lập tức đưa con đến bác sĩ để được điều trị.
  5. Theo dõi sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Nếu con bạn bị bọ ve đốt, bạn cần theo dõi cẩn thận hành vi của trẻ. Trẻ có thể không biết mô tả cảm giác của mình một cách chính xác, do đó bạn cần quan sát các dấu hiệu cảnh báo.[19] Các biểu hiện đáng lo ngại về hành vi bao gồm:[6]
    • thiếu tập trung
    • khó ngủ ban đêm
    • không thể chú tâm vào việc học tập
    • chóng mặt hoặc cảm giác lơ mơ lẫn lộn
    • đau khớp
    • các cơn sốt tái diễn nhiều lần
    • tăng nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động
  6. Quan sát các triệu chứng ở giai đoạn sau. Có một số triệu chứng của bệnh Lyme chỉ xuất hiện trong giai đoạn sau của bệnh. Khi bệnh Lyme chuyển sang giai đoạn muộn hơn, vi khuẩn lan sang các vị trí khác trong cơ thể và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở các cơ quan quan trọng. Giai đoạn này có thể gây những vấn đề nghiêm trọng cho tim, khớp và hệ thần kinh.
    • Các khớp bị ảnh hưởng có thể phát triển chứng viêm khớp, với biểu hiện viêm kèm hiện tượng cứng, đau, sưng và thu hẹp phạm vi vận động.
    • Nếu tim bị ảnh hưởng, trẻ có thể phát triển bệnh viêm cơ tim.
    • Nếu hệ thần kinh bị ảnh hưởng, trẻ có thể phát triển chứng đau thần kinh, với biểu hiện mệt mỏi, yếu cơ, cảm giác kim châm và bỏng rát ở các dây thần kinh ngoại vi.[6]
    • Nếu không được điều trị, bệnh Lyme có thể dẫn tới các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như suy tim hoặc viêm màng não.[21]

Tuân thủ phác đồ điều trị[sửa]

  1. Biết nguyên tắc cơ bản của phác đồ điều trị. Quá trình điều trị bệnh Lyme bao gồm việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, kiểm soát mọi triệu chứng xuất hiện, đồng thời cố gắng ngăn chặn các biến chứng hoặc sự lây lan vi khuẩn để bảo vệ các cơ quan quan trọng.[6] Quá trình điều trị bắt đầu bằng việc sử dụng loại kháng sinh thích hợp. Chỉ bác sĩ mới có thể chỉ định thuốc kháng sinh và quyết định liệu trình sử dụng thuốc.
    • Bác sĩ có thể kê các loại thuốc bổ sung để kiểm soát các triệu chứng.
  2. Đưa trẻ đến bác sĩ. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh Lyme của con, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ nhi khoa sẽ kê toa thuốc kháng sinh để chống và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh Lyme.[20] Bác sĩ cũng sẽ quyết định loại kháng sinh tốt nhất dựa vào độ tuổi của bệnh nhân và tình trạng của bệnh.
    • Ở trẻ em, thông thường thuốc kháng sinh dạng uống là đủ để ngăn chặn sự lây lan và khống chế tình trạng phát ban đặc trưng. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong một hoặc hai tuần điều trị ban đầu, và đã chứng tỏ là đủ hiệu quả chữa phát ban trong đa số trường hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ tiếp tục uống kháng sinh thêm một tuần nữa để loại trừ hoàn toàn bệnh Lyme.
    • Các loại kháng sinh được chọn thường thuộc nhóm phổ rộng như Augmentin có chứa amoxicillin và clavulanic acid với nhiều dạng sử dụng thích hợp cho nhiều độ tuổi khác nhau. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc uống dạng hỗn dịch (oral suspensions), thích hợp cho trẻ nhỏ từ bốn tuổi trở lên.[22]
  3. Tiêm thuốc kháng sinh. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu giai đoạn muộn của bệnh Lyme, thuốc kháng sinh dạng tiêm thường được sử dụng để có đáp ứng nhanh hơn. Hình thức tiêm trực tiếp có tác dụng hấp thụ nhanh, giúp thuốc bắt đầu phát huy tác dụng và điều trị bệnh nhanh hơn, đồng thời ngăn chặn hoặc chữa các biến chứng như viêm khớp.[20]
    • Các loại thuốc tiêm như Rocephin (ceftriaxone) có thể dùng cho trẻ em với nồng độ 0,5 mg. Các thuốc này có thể tiêm trực tiếp vào cơ bắp hoặc tĩnh mạch, mỗi ngày một liều.[23]
    • Con bạn sẽ được bác sĩ theo dõi một thời gian để xem thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh hay không. Trong trường hợp trẻ không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ đổi thuốc kháng sinh khác.
  4. Cho trẻ dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc kháng viêm không steroid (non steroidal anti inflammatory) thường được bác sĩ kê toa nhờ tác dụng giảm đau và kháng viêm. Các thuốc này cũng giúp hạ sốt, giảm đau, giảm viêm và kiểm soát tình trạng phát ban khi đã xuất hiện. Thuốc còn giúp giảm sưng và cảm giác ấm nóng trên vùng da tổn thương.
    • Loại thuốc này thường được bác sĩ kê toa khi có biến chứng viêm khớp ở trẻ mắc bệnh Lyme.[24]
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các thuốc không kê toa và lưu ý mọi hướng dẫn đặc biệt về liều lượng cho trẻ em. Nếu không biết chắc, bạn hãy hỏi bác sĩ.
    • Bạn có thể mua thuốc NSAID như ibuprofen (Children’s Advil, Children’s Motrin), catafast hoặc cataflam (Diclophenac Potassium), dưới dạng xi-rô, thuốc nhét hậu môn hoặc thuốc bột. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích hợp với độ tuổi của trẻ.
    • Không cho trẻ em dưới 18 tuổi uống aspirin, vì aspirin có liên quan đến sự phát triển hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm, gây sưng tấy trong gan và não.[25]
  5. Bôi dung dịch chống ngứa để giảm ngứa cho trẻ. Mặc dù không điều trị bệnh Lyme, nhưng các loại kem hoặc gel chống ngứa có thể bôi trực tiếp lên vùng phát ban để ngăn ngừa trẻ gãi. Các thuốc này giúp giảm ngứa hoặc cảm giác bỏng rát trên da. Tác dụng làm dịu có thể giúp toàn bộ vùng da dễ chịu hơn, kiểm soát cảm giác ngứa khó chịu.[26]
    • Tham khảo bác sĩ trước khi bôi bất cứ loại kem nào lên da trẻ.
    • Bạn vẫn phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh Lyme. Thuốc mỡ chống ngứa chỉ giúp giảm các triệu chứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.who.int/ith/diseases/lyme/en/
  2. 2,0 2,1 www.cdc.gov/lyme/stats/index.html
  3. 3,0 3,1 http://www.cdc.gov/lyme/stats/humancases.html
  4. http://wwwnc.cdc.gov/eid/article/21/8/14-1878_article
  5. 5,0 5,1 Vanderhoof-Forschner, K. (2003). Everything you need to know about Lyme disease and other tick-borne disorders. Hoboken, N.J: John Wiley.
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 Agabegi, S. (2013). Step-up to medicine (3rd ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins.
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 http://www.ct.gov/caes/lib/caes/documents/special_features/tickhandbook.pdf
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 8,6 http://healthvermont.gov/prevent/lyme/personal.aspx
  9. http://www2.epa.gov/insect-repellents/deet
  10. 10,0 10,1 http://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/at-play/Pages/Insect-Repellents.aspx
  11. https://www.health.ny.gov/publications/2749/
  12. 12,0 12,1 http://www.cdc.gov/features/stopticks/
  13. 13,0 13,1 http://www.cdc.gov/ticks/avoid/in_the_yard.html
  14. http://www.pestproducts.com/ticks2.htm
  15. http://www.mass.gov/eohhs/gov/departments/dph/programs/id/epidemiology/ticks/ticks-in-yard.html
  16. Halperin, J. J. (2011). Lyme disease: An evidence-based approach. Wallingford, Oxfordshire: CABI.
  17. Lipsker, D., & Jaulhac, B. (2009). Lyme borreliosis: Biological and clinical aspects. Basel: Karger
  18. http://www.tickencounter.org/faq/tick_removal#tickremoval_question_04
  19. 19,0 19,1 19,2 19,3 19,4 19,5 http://www.cdc.gov/lyme/signs_symptoms/
  20. 20,0 20,1 20,2 https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/from-insects-animals/Pages/Lyme-Disease.aspx
  21. Stead, L., & Kaufman, M. (2011). First aid for the pediatrics clerkship (3rd ed.). New York: McGraw-Hill Medical.
  22. Stead, L., & Kaufman, M. (2011). First aid for the pediatrics clerkship (3rd ed.). New York: McGraw-Hill Medical.
  23. Agabegi, S. (2013). Step-up to medicine (3rd ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins.
  24. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/lyme-disease
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/basics/definition/CON-20020083
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3910720/