Phòng ngừa bệnh gút

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một số người thường xem nhẹ bệnh gút (gout) và nghĩ rằng đó là bệnh cổ xưa hoặc không có gì đáng lo ngại. Nhưng sự thật là bệnh này rất phổ biến và có thể gây ra đau nhức nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là do lượng axit uric trong máu quá cao trong khi đó cơ thể bạn lại có khả năng tạo và sản xuất ra lượng axit uric này cùng với một số chất khác. Thay đổi khẩu phần ăn là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh gút phát triển hoặc làm cho bệnh không trở nên nghiêm trọng và đau nhức hơn. Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, thì việc giảm cân và uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ cũng là những quyết định đúng đắn.

Các bước[sửa]

Ăn Thực phẩm giúp Ngăn ngừa bệnh Gút[sửa]

  1. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Giai đoạn đau đớn của bệnh gút thường xảy ra khi axit uric là nguyên nhân tạo ra tinh thể muối đọng trong khớp xương của bạn. Chất lỏng có thể giúp thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể và trở thành một phương pháp hữu ích để giảm nguy cơ các đợt tấn công của gút.[1] Và nước được xem như là chất lỏng hiệu quả nhất cho mục đích này. Nhưng bạn phải đảm bảo là uống nước ép 100% trái cây nguyên chất cho một phần của lượng nước hấp thụ mỗi ngày.
    • Các loại nước ngọt, như nước sô đa hoặc nước trái cây hộp sẽ làm cho bệnh gút của bạn trở nên trầm trọng hơn.
    • Việc khuyến cáo nên uống ít nhất 8 cốc nước ở đây là nên dùng cốc đo lường chuẩn Hoa Kỳ. 8 cốc nước thường tương đương với khoảng 188 ml nước hay 1,9 l nước.
  2. Bổ sung thức ăn giàu kali. Kali có thể giúp loại bỏ lượng axit uric, nguyên nhân các đợt tấn công của gút, ra khỏi cơ thể. Thức ăn chứa nhiều kali bao gồm đậu lima, đào khô, dưa đỏ, cải bó xôi đã qua chế biến, hoặc vỏ khoai tây nướng chín.[2]
    • Nếu bạn chưa sẵn sàng để ăn ít nhất hai loại thực phẩm trong danh sách trên vào mỗi ngày (hoặc bảy loại thực phẩm cho bệnh gút cấp độ nặng), thay vào đó, hãy thử dùng các chất bổ sung kali hay tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ.
  3. Nên bổ sung thêm thức ăn chế biến với các loại ngũ cốc và hoa quả (hydrat cacbon phức tạp). Những người có nguy cơ bị bệnh gút nên tăng cường ăn tinh bột được làm từ các loại hạt, bánh mì nâu, rau xanh, và hoa quả. Bên cạnh đó, hạn chế ăn bánh mì trắng ngọt, bánh các loại và kẹo, ít nhất là không ăn chúng trong các bữa ăn hàng ngày.[1]
  4. Uống vitamin C bổ sung hoặc ăn các loại thức ăn giàu vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung đủ lượng vitamin mỗi ngày, đặc biệt là khoảng 1.500 đến 2.000 g một ngày, có tác dụng lớn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút.[3] Uống nước chanh cũng có thể giúp bệnh nhân gút giảm được bệnh, mặc dù việc hấp thụ đủ lượng vitamin như trên hằng ngày sẽ không phải là điều đơn giản nếu không cung cấp thêm các chất bổ sung.[2]
  5. Thưởng thức quả anh đào (quả cherry). Theo một bài thuốc dân gian về ngăn ngừa bệnh gút, quả anh đào thực sự có tác dụng thần kỳ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh này. Một nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng sự hiện diện của quả anh đào có thể giúp giảm lượng axit uric trong máu, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút.[4]
  6. Hãy suy nghĩ đến việc uống cà phê đã lọc hết thành phần caffeine. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cà phê được khử caffeine có thể giúp giảm lượng axit uric và đồng thời giảm nguy cơ chịu đựng các cuộc tấn công của gút.[5] Tuy vẫn chưa tìm ra lý do thích hợp cho điều này, nhưng sự xuất hiện của caffeine không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Nhưng nếu hấp thụ quá nhiều, bệnh sẽ trở nên trầm trọng. Vì vậy, việc uống cà phê đã khử chất caffeine có lẽ là một sự lựa chọn tốt hơn.[6]

Tránh Thực phẩm Có hại cho Sức khỏe[sửa]

  1. Hạn chế ăn thức ăn nhiều đường và “đồ ăn vặt”. Đường frutô, thường được tìm thấy trong siro bắp và các siro pha ngọt khác, có thể tăng lượng axit uric trong máu một cách đáng kể.[7][8] Khi axit uric được hình thành, nó sẽ tạo ra những tinh thể hình kim (monosodium urate), là nguyên nhân gây đau nhức và viêm khớp, hay còn được gọi là bệnh gút.[9] Thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt, và thực phẩm đã qua chế biến thường là nguyên nhân chính gây bệnh gút.
    • Vì vậy, thay vì uống sôđa và nước trái cây chứa nhiều đường, hãy thử thay thế bằng nước tinh khiết hoặc nước ép với nhãn hiệu “100% trái cây nguyên chất”.
    • Hãy luôn để ý thành phần của các sản phẩm bạn mua ở cửa hàng tạp hóa. Tránh mua các loại thực phẩm chứa đường fruto có trong siro bắp, hoặc chỉ dùng thức ăn có đường hay các loại khác của siro bắp ở mức tối thiểu.
  2. Giảm thiểu việc ăn thịt và cá trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tất cả các loại thịt thường chứa hàm lượng purin cao, thường phá vỡ lượng axit uric dẫn đến nguyên nhân gây bệnh gút. Bạn không nhất thiết phải kiêng thịt tuyệt đối, nhưng lời khuyên ở đây là chỉ nên dừng lại ở mức khoảng 113 g đến 170 g mỗi ngày.[1]
    • Một khẩu phần ăn sẽ bao gồm thịt được thái to bằng bàn tay với khối lượng khoảng 85 g. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 phần ăn như vậy là đủ.[10]
    • Thịt nạc luôn an toàn hơn thịt mỡ.
  3. Nói không với các loại thịt có nguy cơ mắc bệnh gút cao. Một số thực phẩm nhất định khác thường chứa lượng purin cao, dẫn đến sự tấn công của bệnh gút. Cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của bạn hoặc chỉ nên ăn ở dịp đặc biệt với một lượng nhỏ, ví dụ như:[11]
    • Thận, gan, não và thịt ở các cơ quan khác
    • Cá trích, cá mòi và cá thu
    • Nước sốt từ thịt
  4. Giảm lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Chất béo trong thức ăn hàng ngày, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm chậm tiến trình của axit uric và mang lại cho cơ thể sự đau nhức hơn do bệnh gút gây ra.[1] May mắn thay, những thay đổi được đề cập ở trên sẽ làm giúp làm giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, nếu cần thiết, hãy cố gắng tìm những phương pháp khác để giảm việc hấp thụ chất béo và tăng cường sức khỏe. Nếu bạn thường uống sữa nguyên kem, hãy thử đổi qua sữa đã tách kem hoặc chỉ chứa 1% lượng chất béo. Nếu bạn có thói quen ăn thức ăn khô, hãy thử thay thế bằng rau xào hoặc thịt gà nướng.
  5. Chuyển đồ uống từ bia sang rượu. Đồ uống có cồn cũng có mối liên kết đến bệnh gút. Nhưng nếu bạn uống một cách điều độ, điều này sẽ giúp cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi tác hại tiêu cực. Tuy nhiên, trong bia thường có men bia và men này lại chứa nồng độ purin cao. Vì vậy, uống nhiều bia có nguy cơ làm bệnh gút của bạn trở nên trầm trọng hơn. Phương pháp an toàn để hấp thụ cồn vào cơ thể là uống từ 1 đến 2 cốc rượu (khoảng 150 ml) mỗi ngày.[1]
    • Uống một ít rượu trong bữa ăn hàng ngày không có nghĩa là sẽ bệnh gút sẽ bị đẩy lùi. Nó chỉ được ví như là thức uống thay thế an toàn hơn bia.

Cố gắng Đạt được số Cân nặng Khỏe mạnh và An toàn[sửa]

  1. Hãy ghi nhớ phương pháp trên nếu bạn hơi thừa cân. Trong trường hợp bạn thừa cân hoặc béo phì, thì có vẻ như tình trạng hiện tại của bạn sẽ làm bệnh gút thêm nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang duy trì phạm vi trọng lượng khỏe mạnh theo sự hướng dẫn của bác sỹ, đừng cố gắng giảm cân. Hãy tham khảo các lời khuyên bổ ích dưới đây trước khi bạn lựa chọn món ăn cho mình.
  2. Không nên có chế độ ăn kiêng quá hà khắc. Việc thay đổi khẩu phần ăn được đề cập ở các phần trên trong bài viết này sẽ đủ để giúp bạn giảm cân một cách chậm nhưng chắc. Nếu bạn đang có nguy cơ bị bệnh gút, việc giảm cân quá nhanh sẽ thực sự châm ngòi cho cuộc tấn công của bệnh vì áp lực trên cơ thể bạn sẽ làm quá tải khả năng lọc chất độc hại của thận.[2]
    • Chế độ ăn uống giàu protein, chế độ ăn uống tiết kiệm, hoặc chế độ ăn uống bao gồm chất bổ sung lợi tiểu đặc biệt rất nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh gút.[12]
  3. Tập thể dục đều đặn. Bất kỳ các hoạt động thể chất nào đều có lợi cho việc giảm cân và giảm nguy cơ bị bệnh gút, như dắt chó đi dạo hoặc chăm sóc vườn tược. Tuy nhiên, người lớn được khuyên nên tham gia các hoạt động chừng mực và vừa sức mình, như đạp xe, đi bộ nhanh, chơi tennis, hoặc bơi lội ít nhất 2,5 tiếng một tuần.[13]
  4. Tham khảo lời khuyên của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn gặp vấn đề trong việc đạt đến phạm vi trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn làm theo ít nhất một vài trong những thay đổi khẩu phần ăn ở trên mà vẫn chưa thấy sự tiến triển khả quan nào để đạt được trọng lượng khỏe mạnh hơn, hãy hỏi ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng đầy kinh nghiệm. Bởi vì nguyên nhân hình thành bệnh gút là do nhiều chất khác tác động, nên lời khuyên về việc thay đổi khẩu phần ăn từ những nguồn khác sẽ không đủ và không đảm bảo.

Những Nguyên nhân và cách Điều trị khác[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc theo đơn kê. Nếu thay đổi lối sống hàng ngày vẫn chưa đủ để đẩy lùi bệnh gút trong người bạn, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên uống allopurinol (thuốc điều trị gút) hoặc các loại thuốc khác. Luôn luôn làm theo hướng dẫn của bác sỹ một cách cẩn thận vì việc uống thuốc quá liều hoặc uống thuốc sai thời điểm có thể gây phản tác dụng, làm bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
  2. Hỏi bác sỹ về nhiễm độc chì. Một bằng chứng gần đây đã chỉ ra rằng nhiễm độc chì, kể cả khi cấp độ nhiễm độc quá thấp để là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác, thì cũng có nguy cơ làm cho bệnh gút trở nên nặng hơn.[14] Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này, nhưng việc yêu cầu bác sỹ kiểm tra mẫu tóc hay đường máu của bạn xem có bị độc tố toxin không luôn là ý kiến hay. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn từng sống hay làm việc ở trong tòa nhà cũ, sử dụng sơn có tính chì thường xuyên, hoặc làm việc ở khu vực sửa chữa công nghiệp nơi phải tiếp xúc với chì thường xuyên.
  3. Nếu có thể, tránh dùng thuốc lợi tiểu. Thuốc này thường được dùng với mục đích điều trị các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe, hoặc dùng như một thành phần bổ sung cho bữa ăn. Trong khi tác dụng của loại thuốc này đối với bệnh gút đang còn là vấn đề gây tranh cãi, thì chúng cũng có khả năng làm tình trạng bệnh thêm xấu hơn.[15][16] Tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào có liên quan đến thuốc lợi tiểu. Nếu có thể, hãy hỏi thêm liệu thành phần bổ sung kali có thể kháng cự bệnh hay không.

Lời khuyên[sửa]

  • Gút là một dạng của bệnh viêm khớp hoặc đau nhức khớp. Bệnh còn biết đến như một triệu chứng của bệnh gút chân, có nghĩa là ngón chân sẽ bị viêm và sưng phù lên.
  • Cố gắng theo dõi và nắm rõ khẩu phần ăn uống của bạn hằng ngày, và kiểm tra xem liệu có loại thức ăn nào đặc biệt liên quan đến việc tấn công của bệnh gút hay không. Cơ thể mỗi người là khác biệt, nên một số loại thực phẩm có thể có tác động rõ rệt lên cơ thể bạn hơn những người khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bệnh gút là nguyên nhân làm cho khớp của bạn phát triển khó, tạo thành những cục bướu không đau, đây có thể là do viêm khớp mãn tính hoặc kết quả của việc đau nhức thường xuyên.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây