Phòng ngừa suy tim xung huyết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Suy tim xung huyết (STXH) là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra khi tim không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Người mắc một số bệnh như bệnh động mạch vành hoặc cao huyết áp có nguy cơ bị suy tim xung huyết. [1] Không phải tất cả các bệnh về tim đều có thể được chữa khỏi, nhưng thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh và giúp bạn sống lâu, sống khỏe hơn.

Các bước[sửa]

Hiểu rõ nguy cơ gây suy tim xung huyết[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng suy tim. Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động mà là cơ tim yếu đi theo thời gian và không thể nhận hoặc bơm máu hiệu quả như trước. Tình trạng này có thể dẫn đến xung huyết hoặc trào ngược máu trong tim. Kết quả là không có đủ máu giàu oxy được bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể.[2] Suy tim có thể cấp tính, xuất hiện đột ngột, hoặc mãn tính và kéo dài. Triệu chứng suy tim gồm có:[3]
    • Thở gấp khi thực hiện hoạt động thể chất (chứng khó thở) hoặc khi nằm (chứng khó thở khi nằm).
    • Mệt mỏi và ốm yếu.
    • Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.
    • Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân. Vùng bụng cũng có thể bị sưng do tràn dịch (cổ trướng).[4]
    • Giảm khả năng hoặc không có khả năng tập thể dục.
    • Ho dai dẳng hoặc thở khò khè ra đờm màu trắng hoặc có máu màu hồng.
    • Đi tiểu nhiều vào ban đêm.
    • Tăng cân đột ngột do tích nước.
    • Ăn không ngon và buồn nôn.
    • Khó tập trung và giảm tỉnh táo.
    • Đau tức ngực.
  2. Liên hệ chứng suy tim với các vấn đề về tim khác. Suy tim thường là do các vấn đề về tim khác trở nặng hoặc khiến tim yếu đi. Bạn có thể bị suy tim bên trái hay tâm thất trái, suy tim bên phải hay tâm thất phải, hoặc cả hai bên tim cùng lúc. Nói chung, suy tim thường bắt đầu từ tâm thất trái - ngăn bơm máu chính của tim. Các bệnh về tim có thể dẫn đến suy tim gồm có: [5]
    • Liên hệ chứng suy tim với các vấn đề về tim khác. Suy tim thường là do các vấn đề về tim khác trở nặng hoặc khiến tim yếu đi. Bạn có thể bị suy tim bên trái hay tâm thất trái, suy tim bên phải hay tâm thất phải, hoặc cả hai bên tim cùng lúc. Nói chung, suy tim thường bắt đầu từ tâm thất trái - ngăn bơm máu chính của tim. Các bệnh về tim có thể dẫn đến suy tim gồm có:
    • Huyết áp cao hay tăng huyết áp: Huyết áp là áp lực của máu được động mạch bơm đến tim. Nếu bị huyết áp cao, tim bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để điều tiết máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, cơ tim sẽ trở nên dày hơn để bù lại lượng công việc mà tim phải thực hiện là bơm máu đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Kết quả là cơ tim trở nên quá cứng hoặc quá yếu để có thể bơm máu một cách hiệu quả.
    • Suy van tim: Bạn có thể bị suy van tim do khuyết tật ở tim, bệnh động mạch vành hoặc nhiễm trùng tim khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đưa máu đi khắp cơ thể. Hoạt động quá sức khiến tim yếu đi và dẫn đến suy tim. Tuy nhiên, suy van tim có thể khỏi nếu điều trị kịp thời.
    • Tổn thương cơ tim hoặc bệnh cơ tim: Tổn thương cơ tim có thể là do bệnh tật, nhiễm trùng hoặc tiêu thụ quá nhiều đồ uống chứa cồn, lạm dụng thuốc. Một số thuốc dùng trong hóa trị liệu có thể dẫn bệnh cơ tim. Ngoài ra, bệnh cơ tim cũng có thể là do di truyền.
    • Nhịp tim bất thường hay loạn nhịp tim: Tình trạng này khiến tim đập quá nhanh, ép tim phải hoạt động thêm để bơm máu đi khắp cơ thể. Nhịp tim chậm cũng có thể ngăn tim nhận đủ máu và dẫn đến suy tim.
    • Nguyên nhân gây suy tim cấp tính có thể là do vi-rút tấn công cơ tim, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nghiêm trọng, đông máu trong phổi và sử dụng một số thuốc chữa bệnh.
  3. Trao đổi với bác sĩ về nguy cơ suy tim. Nếu mắc bệnh tim có khả năng dẫn đến suy tim, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của bản thân. Hầu hết các vấn đề về tim đều mãn tính và cần được chăm sóc suốt đời, bao gồm việc duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh, cũng như uống thuốc tim.[2]
    • Cách tốt nhất để ngăn bệnh tim phát triển thành suy tim là yêu cầu bác sĩ theo dõi bệnh tình của bạn và tuân thủ chế độ ăn, lối sống nghiêm ngặt để tránh khiến bệnh tim trở nặng. Tùy thuộc vào bệnh về tim mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ cơ tim. Bạn cần uống thuốc đều đặn và đúng theo liều kê đơn của bác sĩ.

Điều chỉnh chế độ ăn[sửa]

  1. Giảm lượng natri tiêu thụ. Natri giống như miếng bọt biển giữ nước trong cơ thể và khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Giảm lượng natri tiêu thụ sẽ giúp giảm áp lực lên tim và ngăn bệnh tim phát triển thành suy tim xung huyết. Mặc dù khó loại bỏ muối khỏi chế độ ăn hay giảm tiêu thụ muối một cách đột ngột nhưng chắc chắn bạn sẽ có thể cảm nhận được hương vị đậm đà của món ăn khi không dùng muối.[6]
    • Dẹp bỏ hũ muối trên bàn ăn và tránh cho thêm muối vào món ăn trước khi ăn. Thay vào đó, bạn có thể nêm món ăn bằng nước cốt chanh và gia vị chứa ít natri.
    • Ngoài ra, bạn nên cẩn thận với những thực phẩm có khả năng chứa muối như ôliu, dưa muối, rau củ và súp đóng gói, nước uống thể thao và nước uống cung cấp năng lượng. Phô mai và thịt muối chứa hàm lượng natri cao và cũng nên được cắt giảm khỏi chế độ ăn.
  2. Duy trì chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Để tránh khiến tim phải hoạt động thêm, bạn nên giữ cơ thể khỏe mạnh bằng cách áp dụng chế độ ăn cân bằng giàu rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm sữa động vật ít béo và protein nạc. Bữa ăn nên chứa một nguồn protein, một nguồn sữa ít béo và một phần rau củ ít cacbon-hydrat. Lượng cacbon-hydrat tiêu thụ phải nằm trong mức được khuyến nghị là 20-50 g mỗi ngày.[7]
    • Cắt giảm cacbon-hydrat, đường và chất béo động vật. Thực phẩm chứa nhiều cacbon-hydrat và đường khiến cơ thể tiết insulin - hormone tích trữ mỡ chính trong cơ thể. Khi nồng độ insulin hạ thấp, cơ thể có thể bắt đầu đốt cháy mỡ. Nó cũng giúp thận thải bớt natri và lượng nước dư thừa, từ đó giúp giảm bớt trọng lượng nước.[7]
    • Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều tinh bột và cacbon-hydrat như bánh mì trắng và khoai tây. Các món ăn vặt như khoai tây chiên cũng chứa rất nhiều muối. Ngoài ra, bạn nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo và các món ngọt ăn vặt khác.
  3. Sử dụng gia vị và đồ nêm nếm không chứa muối khi nấu ăn. Bạn nên thay thế muối bằng thảo mộc và gia vị không muối. Bạn có thể tự chuẩn bị và đựng 1/2 cốc gia vị không muối vào hũ thủy tinh rồi đem bảo quản ở nơi khô mát. Khi nấu ăn, bạn có thể rắc một ít gia vị để tăng hương vị cho món ăn mà không cần dùng muối.[8][6]
    • Dùng gia vị ngũ vị hương cho món gà, cá hoặc thịt lợn: Kết hợp 1/4 cốc bột gừng, 2 thìa bột quế và bột đinh hương, với 1 thìa bột tiêu Jamaica và hạt đại hồi.
    • Sử dụng hỗn hợp bột gia vị cho món salad, mì ống, rau củ hấp và cá nướng: Kết hợp 1/4 cốc bột ngò tây sấy khô, 2 thìa ngải giấm sấy khô với 1 thìa bột rau Oregano, thìa là và cần tây sấy khô.
    • Sử dụng gia vị Ý cho món súp chứa cà chua, sốt mì ống, Pizza và bánh mì: Kết hợp 2 thìa húng tây, kinh giới tây, cỏ xạ hương, hương thảo (tất cả đều sấy khô) và bột ớt đỏ. Cuối cùng, cho thêm 1 thìa bột tỏi và rau Oregano sấy khô.
    • Pha hỗn hợp gia vị để kết hợp với phô mai tươi, sữa chua hoặc kem chua ít béo: Kết hợp 1/2 cốc thìa là khô với 1 thìa lá hẹ khô, bột tỏi và vỏ chanh nạo.
    • Bạn nên thoa gia vị thảo mộc khô vào giữa các ngón tay để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, có thể dùng thảo mộc tươi cho món ăn bằng cách dùng dao hoặc kéo cắt nhỏ.
  4. Kiểm tra nhãn thực phẩm đã qua xử lý để biết thông tin hàm lượng natri. Nhiều loại thực phẩm qua xử lý có chứa hàm lượng natri cao nên trước khi mua, bạn cần đọc kỹ nhãn sản phẩm. Hầu hết thực phẩm đã qua xử lý được đựng trong hộp thiếc hoặc hộp giấy như mì ăn liền, rau củ đóng hộp, nước ép cà chua, khoai tây ăn liền đều chứa nhiều natri. [8]
    • Đọc thông tin hàm lượng natri trong mỗi phần ăn và xác định số phần ăn trong mỗi bao gói. Bạn nên mua sản phẩm thực phẩm đóng gói có hàm lượng natri ít hơn 350 mg trong mỗi phần ăn. Sản phẩm có muối hoặc natri được liệt kê là một trong năm nguyên liệu đầu tiên là sản phẩm chứa hàm lượng natri quá cao. Bạn nên tìm mua sản phẩm thay thế hoặc không mua thực phẩm đóng gói và thay bằng rau củ quả tươi.
  5. Yêu cầu món ăn ít muối khi ăn ngoài. Thay vì tránh ăn ngoài, bạn nên tìm những món ăn chứa hàm lượng muối thấp và cho nhân viên phục vụ biết bạn có chế độ ăn ít muối. Sau đó, yêu cầu nhân viên giới thiệu những món trong thực đơn có chứa ít muối.[6]
    • Khi ăn ở ngoài, bạn nên chọn thực phẩm giàu protein (như thịt, thịt gà, cá) được nướng vỉ, nướng lò hoặc luộc. Sử dụng chanh và tiêu để tăng hương vị món ăn thay cho muối. Chọn món ăn phụ là cơm thường hoặc khoai tây nướng thay vì ăn khoai tây nghiền hoặc cơm chiên.
    • Ngoài ra, nên tránh các món ăn kèm như dưa muối, cải chua và dầu ôliu. Chỉ nên cho một lượng nhỏ sốt cà chua, mù tạt hoặc sốt Mayonnaise vào món ăn.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Tập bài tập Cardio (tập cơ tim) và hoạt động thể chất ít nhất 3-4 ngày mỗi tuần. Tập thể dục cường độ vừa 3-4 lần mỗi tuần có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm áp lực lên tim. Nên trao đổi với bác sĩ về chương trình tập luyện phù hợp với sức khỏe của bạn nhất. Nếu bạn thừa cân hoặc thân hình không cân đối, bác sĩ có thể gợi ý bắt đầu bằng bài tập đi bộ chậm, sau đó tăng dần lên thành chạy bộ và chạy nhanh.[9]
    • Dù tập bài tập Cardio nào, bạn cũng phải duy trì thói quen tập luyện đều đặn để cơ thể hoạt động tí nhất 3-4 lần mỗi tuần.
  2. Tham gia nhóm tập thể dục hoặc câu lạc bộ thể thao. Có thể sẽ khó có động lực khi muốn tập thể dục nên bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi người và tham gia một nhóm tập thể dục hoặc câu lạc bộ thể thao. Tập chung với mọi người có thể tạo động lực cho bạn hơn và dễ dàng theo dõi quá trình tập luyện.[9]
  3. Bỏ thuốc lá. Nếu hút thuốc và được chẩn đoán có vấn đề về tim mạch hoặc thừa cân, bạn cần bỏ thuốc lá ngay. Nếu không hút thuốc, bạn nên tránh hít phải khói thuốc. Hút thuốc lá làm tổn thương mạch máu và khiến huyết áp tăng cao, từ đó làm giảm lượng oxy trong máu và khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơn.[10]
    • Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn tham gia chương trình hỗ trợ bỏ thuốc lá hoặc một hình thức giúp bỏ thuốc khác.
  4. Giảm mức độ căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở nặng nề và huyết áp tăng cao. Lo lắng, buồn bã hoặc căng thẳng sẽ chỉ khiến bệnh tim của bạn trở nặng. Bạn nên tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống. Ví dụ như nhờ mọi người giúp đỡ trong công việc nếu có thể và dành thời gian khoảng 10 phút để nghỉ ngơi hoặc ngồi xuống và thư giãn. [10]
    • Bạn cũng có thể tham gia những hoạt động giúp thư giãn như một niềm đam mê hay sở thích. Dành thời gian với bạn bè và gia đình cũng là cách giải tỏa căng thẳng.
  5. Ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi đêm. Cơ thể cần được nghỉ ngơi để tim không phải làm việc quá mức. Nếu buổi tối bạn bị khó ngủ do thở gấp, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu để nâng đầu cao lên. Ngoài ra, nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp y tế nếu hay ngáy khi ngủ, ví dụ như kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc phương pháp hỗ trợ giấc ngủ. Giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, bao gồm tim. [10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]