Phòng tránh bệnh thủy đậu

Từ VLOS
(đổi hướng từ Phòng tránh Bệnh Thủy đậu)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virút Varicella Zoster gây ra.[1] Triệu chứng đi kèm bao gồm sốt cao, ngứa, nổi phát ban đỏ bao gồm mụn rộp. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một vài biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, chẳng hạn như nhiễm trùng da, viêm phổi và phù não. Phòng tránh thủy đậu bằng cách sống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với virút gây bệnh được xem là ý kiến thiết thực, mặc dù rất nhiều quốc gia vẫn khuyên người dân nên tiêm chủng vắc xin phòng ngừa.

Các bước[sửa]

Ngăn ngừa Thủy đậu[sửa]

  1. Tiêm vắc-xin phòng bệnh. Phần lớn các nhà chức trách y tế cho rằng tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu. Vắc xin này sẽ làm virút sống giảm bớt tác động lên hệ miễn dịch của bạn, từ đó tăng sức đề kháng của cơ thể khi tiếp xúc với virút khác độc hại và nguy hiểm hơn. Theo như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trước khi có sự hiện diện của thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu (vắc-xin Varicella) vào năm 1995, thì hàng năm có khoảng 4 triệu công dân Mỹ bị mắc bệnh thủy đậu – và hiện tại thì con số này đã giảm chỉ còn 400.000 trường hợp nhiễm bệnh mỗi năm.[2] Vắc-xin Varicella thường được tiêm cho trẻ nhỏ khoảng từ 12-15 tháng, và sau đó tiêm lại một lần nữa khi trẻ được 4-6 tuổi.[3] Thanh thiếu niên và người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu lần nào sẽ được tiêm khoảng 2 lần, một lần cách nhau từ 1-2 tháng.
    • Nếu bạn không chắc chắn liệu bạn đã từng miễn dịch với thủy đậu hay chưa, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra sự miễn dịch đối với varicella.
    • Vắc-xin Varicella còn có thể kết hợp chung với vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, hay còn gọi tắt là vắc xin MMR.
    • The ước tính, khoảng 70-90% trường hợp có thể miễn dịch với thủy đậu sau mũi tiêm đầu tiên, và tăng lên khoảng 98% trường hợp miễn dịch với bệnh sau mũi tiêm thứ hai. Nếu bạn vẫn bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, thì bệnh chỉ xuất hiện rất nhẹ.
    • Nếu bạn đã từng bị bệnh thủy đậu, thì bạn không cần phải tiêm phòng vắc-xin varicella nữa bởi cơ thể bạn đã miễn dịch (có sức đề kháng) đối với bệnh.
    • Vắc-xin varicella không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai, người có hệ miễn dịch yếu (bởi vì vắc-xin này có thể là nguyên nhân châm ngòi cho bệnh truyền nhiễm thủy đậu), và bệnh nhân bị dị ứng với gelatin hay thuốc kháng sinh antibiotic neomycin.[4]
  2. Giữ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tương tự như bất kì bệnh truyền nhiễm nào do virút, vi khuẩn hay nhiễm trùng do nấm, biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu phụ thuộc vào sự hoạt động đúng đắn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Hệ miễn dịch thường được cấu tạo bởi tế bào máu trắng đặc trưng có thể giúp tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh tiềm ẩn. Tuy nhiên, khi hệ thống này bị suy yếu hoặc thiếu nguồn bổ sung, rất nhiều vi sinh vật gây bệnh sẽ phát triển và lây lan gần như không thể kiểm soát được. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên rằng hầu hết đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả thủy đậu, là trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu.[5] Đó là lý do tại sao tập trung vào phương pháp tăng cường hệ miễn dịch luôn là cách tiếp cận lý tưởng để phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách tự nhiên.
    • Ngủ nhiều hơn (hoặc ngủ sâu hơn), ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, cắt giảm đường tinh luyện, hạn chế uống rượu bia, nói không với thuốc là, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, và tập thể dục đều đặn, tất cả cách trên đều đã được chứng minh rằng có thể giúp hệ thống miễn dịch mạnh khỏe.[6]
    • Bổ sung thực phẩm chức năng có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể như vitamin C, vitamin D, kẽm, echinacea và chiết xuất từ lá oliu.
    • Hệ miễn dịch ở mỗi người cũng có thể bị suy giảm do đau ốm (ung thư, tiểu đường, HIV), do phương pháp điều trị (phẫu thuật, hóa trị liệu, liệu pháp xạ trị, sử dụng thuốc tăng cơ bắp, và dùng thuốc quá liều), do căng thẳng cấp tính, và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
  3. Không đến gần trẻ em và người lớn bị thủy đậu. Thủy đậu được xem như là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi nó không chỉ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với vết rộp trên da, mà còn lây lan qua đường không khí (thông qua ho và hắt hơi). Virút gây bệnh cũng có thể tồn tại trong dịch thể trên rất nhiều vật thể khác nhau trong khoảng thời gian ngắn ở.[7] Vì vậy, tránh xa người nhiễm bệnh là một cách thiết yếu để giúp bản thân ngăn ngừa tình trạng bị lây bệnh thủy đậu. Một vấn đề nan giải ở đây là thủy đậu thường dễ lây lan trong vòng 2 ngày trước khi dấu hiệu phát ban xuất hiện. Do đó, không dễ dàng gì để nhận ra ai đang mắc bệnh. Sốt nhẹ được xem là triệu chứng đầu tiên của bệnh này. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ có chút bất ổn.
    • Hãy tách trẻ ra phòng riêng (và tất nhiên là nhớ cho con bạn ăn uống đầy đủ), để trẻ ở nhà, và tạm thời nghỉ học trong vòng ít nhất một tuần. Đây là một việc làm thiết thực giúp bạn và đứa trẻ khác tránh khỏi nhiễm bệnh. Cho trẻ đeo khẩu trang y tế và cắt ngắn móng tay cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virút gây bệnh.
    • Thông thường, bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.[7]
    • Thủy đậu còn có thể bị lây lan khi tiếp xúc với phát ban nổi rộp ở người nhiễm bệnh, hay còn gọi là bệnh zona thần kinh (mặc dù nó không lây truyền mầm bệnh qua đường không khí từ các hạt nhỏ li ti khi ho hoặc hắt hơi), bởi vì bệnh này cũng do virút Varicella Zoster gây ra.

Ngăn ngừa Sự lây lan của Thủy đậu[sửa]

  1. Tẩy trùng nhà và bàn tay. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong thời gian ngắn, vì vậy bạn nên cẩn trọng trong việc tẩy trùng toàn bộ ngôi nhà như một cách phòng bệnh trong trường hợp con bạn hoặc thành viên nào đó trong gia đình bị nhiễm bệnh.[8] Thường xuyên khử trùng mặt trên của kệ, bàn, tay vị ghế, đồ chơi và một số bề mặt khác có thể là nơi tiếp xúc của người nhiễm bệnh được xem là cần thiết. Nếu có thể, bạn cũng nên cân nhắc đến việc cho phép người bệnh dùng bồn tắm riêng khi họ vẫn đang bị thủy đậu. Hơn nữa, khử trùng bàn tay nhiều lần mỗi ngày bằng cách rửa tay với xà phòng thông thường. Tuy nhiên, không nên cẩn thận quá mức bằng cách dùng nước rửa tay hoặc xà bông diệt khuẩn vì điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của "siêu mầm bệnh".
    • Chất khử trùng tự nhiên thích hợp dùng trong gia đình bao gồm dấm trắng, nước cốt chanh, dung dịch nước muối, thuốc tẩy pha loãng và oxy già.
    • Bạn cũng nên chắc chắn rằng quần áo, ga giường, và khăn mặt của người nhiễm bệnh luôn được giặt thường xuyên và cẩn thận – có thể thêm muối nở vào nước giặt để tăng khả năng khử trùng.
    • Cố gắng không dụi mắt hoặc cho tay vào miệng sau khi chạm vào ai đó bị bệnh thủy đậu.
  2. Để bệnh tự hồi phục. Trong phần lớn trường hợp, thủy đậu không phải là bệnh nghiêm trọng, vì vậy để bệnh tự khỏi là cách tốt nhất để tăng sự miễn dịch tự nhiên đối với virút Varicella Zoster, từ đó giúp phòng chống bệnh truyền nhiễm này trong tương lai. Thủy đậu điển hình thường kéo dài khoảng từ 5-10 ngày, và có thể kéo theo sự xuất hiện của dấu hiệu báo trước của phát ban, sốt nhẹ, chán ăn, đau đầu nhẹ, và mệt mỏi hay uể oải thông thường.[9]
    • Khi ban thủy đậu xuất hiện, nó thường diễn biến qua 3 giai đoạn: xuất hiện nốt màu hồng hoặc đỏ trên da, có thể bong vỡ ra trong vòng vài ngày; mụn rộp nước thường hình thành nhanh chóng từ nốt màu hồng trước khi bong vỡ và chảy nước; nổi vảy có thể che kín mụn nước đã xẹp và vỡ và phải mất nhiều ngày để có thể hồi phục hoàn toàn.
    • Chứng phát ban ngứa đầu tiên thường xuất hiện trên mặt, ngực, và lưng trước khi lây lan ra khu vực khác của cơ thể.
    • Khoảng 300-500 mụn rộp nước có thể hình thành trong suốt thời kỳ phát bệnh.[3]
  3. Tham khảo bác sĩ về thuốc kháng virút. Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh, thuốc kháng virút thường được chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng từ bệnh thủy đậu, hoặc thỉnh thoảng họ được kê đơn thuốc để rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và phòng ngừa sự lây lan đối với người khác. Giống như tên thuốc trình bày, loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều virút hay ngăn ngừa chúng tái sản sinh trên cơ thể. Một vài loại thuốc kháng virút phổ biến để điều trị bệnh thủy đậu bao gồm acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir) và Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IGIV).[10] Loại thuốc trên có tác dụng xoa dịu tính chất dữ dội của triệu chứng thủy đậu, trái với việc ngăn ngừa các triệu chứng đó. Vì vậy, bạn nên dùng chúng trong vòng 24 giờ sau khi dấu hiện báo trước của chứng phát ban xuất hiện.
    • Valacyclovir và famciclovir chỉ nên dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.
    • Hợp chất kháng virút tự nhiên mà bạn có thể áp dụng như chất bổ dung bao gồm vitamin C, chiết xuất từ lá ôliu, tỏi, tinh dầu kinh giới, và keo bạc. Tham khảo lời khuyên của chuyên gia trị liệu tự nhiên, chuyên gia xử lý nắn khớp xương, và chuyên gia dinh dưỡng về việc làm thể nào để bảo vệ bản thân không bị nhiễm thủy đậu bằng phương pháp kháng virút tự nhiên.

Lời khuyên[sửa]

  • Khoảng 15-20% trường hợp được tiêm ngừa vắc-xin varicella mũi đầu tiên vẫn có thể bị thủy đậu nếu họ tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp nhẹ và hiếm khi mang lại tác hại nghiêm trọng.
  • Mặc dù vắc-xin varicella không thích hợp cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, tuy nhiên còn có một sự lựa chọn khác là tiêm globulin miễn nhiễm. Phương pháp này có thể được tiến hành để giúp bảo vệ phụ nữ mang thai chưa bị nhiễm bệnh lần nào tăng cường kháng thể nếu họ bị lây thủy đậu.
  • Nên nhớ, nếu bạn đã tiêm ngừa nhưng vẫn bị thủy đậu, bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Trao đổi với bác sĩ trong trường hợp bạn hoặc con bạn bị nhiễm thủy đậu và vẫn chưa được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, hoặc bất cứ ai có hệ miễn dịch yếu.
  • Đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn hoặc trẻ xuất hiện một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: phát ban đi kèm với hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, mất khả năng phối hợp vận động, tình trạng ho trở nên trầm trọng, ói mửa, cứng cổ và/hoặc sốt cao (39.4 °C hoặc cao hơn).[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây