Phân tích vài khía cạnh trong Phật giáo qua nhãn quan Khoa học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Hình tượng Phật cổ ở Grandhara Afghanistan

Trong khi nền triết học cổ Phương Tây với bản sắc chú trọng nặng về thần linh, thượng đế thì Đông Phương, đúng hơn là Ấn độ, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ - mà cho đến nay các nhà khảo cổ học cũng như các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng - cũng như những kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ, đặc biệt là trong các kinh điển Phật giáo, một loại tôn giáo “vô thần”.

Thật vậy, ra đời từ hơn 2500 năm trước trong bối cảnh xã hội phân hoá cực kỳ phức tạp của xứ Ấn mà đạo Bà La Môn ngự trị, Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài trăm năm (*) đã khai hoá một hệ thống tư duy (trí huệ) hoàn toàn mới và họ đã để lại một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô vàn kiến thức giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị cho đến tận thiên niên kỷ này.

Khi nói đến tôn giáo sẽ khó tránh cho chúng ta liên tưởng tới nhiều hình ảnh có tính cách thần linh hay siêu thực xa vời hay thậm chí mê tín, thụ động. Tuy nhiên, không ai có thể biết được chính xác những lời dạy ban đầu của Thích Ca có dính dáng gì đến những hình thức tôn giáo hiện thời, trong đó kể cả các hoạt động tích cực hay tiêu cực mà ta thường thấy ở các lễ hội hay đền chùa theo đạo Phật. Bởi vì thời đức Phật giảng dạy chưa đủ phương tiên để ghi nhận nguyên văn, và thêm vào đó là những kinh sách được chép và dịch lại sau này đã tồn tại hơn mấy nghìn năm, chắc chắn khó tránh khỏi sự điều chỉnh hay sửa chữa của những thế hệ sau. Chưa kể rằng, ngay chính trong thời gian thuyết pháp, Thích Ca đã tùy theo hiểu biết, lòng tin và kinh nghiệm của từng đối tượng để truyền thụ giáo pháp chứ không cứng ngắt giáo điều. (Đây cũng là nguyên do của việc phân hoá phong phú nhưng thống nhất trong tư tưởng của Phật giáo ngày nay)

Tạm thời bỏ qua các tranh cãi về tôn giáo, khi khảo cứu tham vấn các kinh điển Phật học, người nghiên cứu có thể rút ra đưọc nhiều quan điểm hay giải thích của Phật giáo về thế giới và con người cũng như nhiều phương pháp phân tích khoa học đã được dùng đến. Mặc dù các kinh điển tập trung nhiều trong việc giảng dạy về các phương cách thoát khổ, người ta vẫn tìm thấy khá đầy đủ những luận cứ và quan điểm của Phật giáo về thể tính vật lý của thế giới và vũ trụ. Ở đây, bài viết chỉ dừng lại trên những ý niệm có liên quan, nhưng không đi xa hơn để tránh lạc khỏi đề tài muốn chia sẻ: vật lý và Phật giáo.

  • Quan trọng nhất cần nhắc đến là nguyên lý Nhân-Quả. Nguyên lý này cho rằng mọi hành vi, vận động đều gây các ra hậu quả tất yếu của nó. Các hậu quả này trước hay sau sẽ quay ngược lại tác động vào chính chủ thể của hành vi vận động ban đầu.

So sánh ra thì nguyên lí này là một sự mở rộng của nguyên lí tương tác lực và phản lực mà Newton đã phát biểu. Cái khác ở đây, theo phật giáo, là qui luật Nhân-Quả không chỉ đúng cho thế giới vật chất mà nó còn đúng luôn cho cả thế giới tâm lý con người.

  • Xa hơn, Phật giáo cho rằng mỗi hiện tượng (mà ta có thể hay chưa thể quan sát được qua các giác quan hay qua sự suy diễn) đã là kết quả của sự phối hợp từ các nhân tố vận động (nhân) kết hợp với điều kiện sẵn có của môi trường (duyên). Điều này thì ai cũng có thể công nhận là đúng và tường minh trong thế giới sống: một hạt giống không thể nảy mầm và phát triển mạnh mẽ nếu không có các điều kiện thích hợp của môi trường. Mặc dù, hạt giống có thể tự thân nó mang những tính trạng rất khoẻ.
  • Kế đến, phải kể tới nguyên lý Vô thường: Không có vật gì thường tồn vĩnh cửu hay có thể ở mãi trong trạng thái nhất định. Một hệ quả đơn giản là mọi vật có lúc sinh ra thì sẽ có lúc nó bị tiêu diệt. Trong Phật giáo không tồn tại một đấng vĩnh hằng mặc dù có sự phân chia sinh giới ra làm 6 loại trong đó có trời (và tiếp theo là người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỉ, và điạ ngục). Nhưng ở đây vai trò của trời (đấng Phạm thiên) không phải là tối hậu mà tất cả đều phải tuân theo luật nhân duyên. Một phần cũng do việc phủ nhận sự tồn tại của một đấng sáng tạo vũ trụ này mà một số nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Phật giáo là một khoa học”. Ngày nay, nguyên lý vô thường đã được chấp nhận rộng rãi trong các lí thuyết vật lý hiện đại. Từ một hạt cơ bản cho đến vũ trụ bao la cũng đều có thời hạn tồn tại của nó! Ngoài ra, vật chất luôn luôn chuyển hoá không ngừng.
  • Về luận lý thì trong nhà Phật không thừa nhận sự tồn tại của trạng thái nhị nguyên. Nghĩa là không có sự phân biệt giữa hai trạng thái 1 và 0, có và không,… Nguyên do của sự phân biệt này là do chính tự tâm lí con người phân biệt mà ra (bằng các qui ước và định nghĩa). Thế giới tự nó không có sự tách rời phân biệt. Thay vào đó, trạng thái có và không chỉ là sự biểu hiện của một thực thể. Có thể đây là khái niệm khó khăn và được bàn thảo nhiều nhất cho người làm khoa học. Chúng ta tạm gọi đây là quan niêm nhất nguyên. Trong đoạn kế ta sẽ đề cập thêm.
    • Vật chất thì lại được phân lớp một cách sơ lược thành bốn dạng (tứ đại): Đất dùng để chỉ tất cả những vật chất ở thể rắn, nước cho vật chất thể lỏng, gió cho thể khí, và dạng vật chất cuối cùng, lửa, chỉ năng lượng thuần tuý. Các dạng vất này không tồn tại vĩnh cửu mà có thể bị chuyển hoá bởi luật vô thường. Theo quan niệm nhất nguyên thì các thể này chỉ là một. Để dể cho các dể bạn hình dung ý tưởng này, thì ta có thể so sánh với một luận giải tìm thấy trong vật lý hiện đại hiện đại rằng “vạn vật đều có thể mô tả ở một dạng duy nhất đó là năng lượng!”
    • Xa hơn, trong phật giáo có các khái niệm liên quan đến việc phủ nhận sự tồn tại của các dạng nhận thức được của vật chất (tính “không” của vật chất). Theo ý chỉ này thì tất cả các dạng mà ta nhận thức về vật chất đều không chính xác. Chẳng hạn, hai khái niệm quan trọng nhất có thể xem xét là “sắc” và “tướng”. Một cách đơn sơ, sắc là thuộc tính "màu" của vật chất mà chúng ta cảm nhận (thường là qua mắt). Còn “tướng “ là thuộc tính về "hình dáng" của vật chất. Như vậy tại sao lại phủ nhận hai thuộc tính này? Cho đến nay thì người ta đã biết khá rõ rằng màu sắc chỉ là sự thụ cảm của mắt đối với một số bước sóng ánh sáng khác nhau và nó gần như là thuộc tính của tâm lý (hai sinh vật khác nhau có thể cảm nhận về màu khác nhau tuỳ theo kinh nghiêm và bẩm sinh của sinh vật đó) và cấu trúc không gian của vật chất cũng tương tự, cấu thành bởi vô vàn những hạt cơ bản. Nếu như đem cọng tóc phẳng trơn lên kính hiển vi điện tử thì ta sẽ có cảm nhận về hình dáng (tướng) của cọng tóc khác (và có lẽ khá đúng hơn) với cảm nhận ban đầu. Tương tự như vậy cho âm thanh, cảm giác, nhận thức, …(Xin tìm xem thêm về Duy Thức Luận và Bát-nhã-ba-la-mật-đa Tâm Kinh).
  • Ngoài ra, chúng ta còn có thể thu nhặt được từ trong các kinh điển những phán đoán khác về thế giới đó là:
    • Sự tồn tại của nhiều thế giới sống. Phật giáo cho rằng có rất nhiều thế giới sống (Ta bà thế giới) và các thế giới này không nhất thiết phải giống nhau. Trong mỗi thời khắc thì luôn luôn có các thế giới sinh ra, hay phát triển hay đang vận hành và có cả thế giới bị chết đi. Quan điểm này hiện tại đang có các lý thuyết vật lý hiện đại mô tả.
    • Theo quan điểm duyên sinh trong Phật giáo, không có vật thể nào có thể tồn tại độc lập mà chúng phải nương tựa vào nhau tồn tại hài hoà nhau. “Vật này có, cho nên vật khác có, cái này không thì cái kia cũng không; vật này sinh, cho nên vật khác sinh, mà cái này diệt thì cái kia cũng diệt”. (Đại thừa Phật giáo tư tuởng luận của Kimura Taiken Thích Diễn Bồi dịch – chương 1). Ở đây ta có thể so sánh với việc cho rằng cả vũ trụ này tồn tại bởi sự tượng tác lẫn nhau của vật chất (bằng các lực vật lý chẳng hạn)
  • “Trong một ly nước có chứa hàng vạn sinh linh” Đây đã là một phán đoán của Phật về sự tồn tại của thế giới vi sinh (vi trùng, vi khuẩn,…) mà bằng mắt trần người thời đó khó có thể kiểm nghiệm lại được
Albert Einstein (1897-1955) nhà vất lý lý thuyết sáng chói nhất thế kỉ 20

Để thay cho lời kết luận của bài viết ngắn này này xin trích lại hai câu nói của nhà vật lý học Albert Einstein:

“Nếu có một tôn giáo nào mà có thể thoả mãn được các đòi hỏi của khoa học thì nó chính là phật giáo.”

Bởi vì

“Phật giáo có những đặc tính mong muốn cho một tôn giáo phổ dụng của tương lai: Nó vượt quá khả năng thượng đế, tránh khỏi các giáo điều và các thần linh; nó bao hàm cả bản năng và tinh thần, và nó dựa trên nhận thức tôn giáo đòi hỏi mãnh liệt từ kinh nghiệm của vạn vật, của bản năng và của tinh thần, như là một sự thống nhất đầy ý nghĩa.”


(If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism. Buddhism has the characteristics of what would be expected in the cosmic religion for the future: It trancends a personal God, avoids dogma and theology; it covers both the natural and the spiritual, and it is based on a religious sense aspiring from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. —Albert Einstein)


Giống như khoa học, Phật giáo rất coi trọng thực tế. Người phật tử không dựa vào các khả năng siêu nhiên mà ngược lại chú trọng tối đa vào thực nghiệm cho chính bản thân. Truyền thuyết sau đây là một minh chứng cho tình thần đó của người Phật tử:

Một hôm, trên đường thuyết giảng Phật đang định nhờ người chèo chở vượt qua một con sông nhỏ thì tình cờ gặp một thầy Bà La Môn. Để biểu thị tài cán của mình, thầy Bà La Môn đã biểu diển khả năng đi bộ trên mặt nước qua sông trước mặt Phật.

Phật điềm đạm hỏi: “Nhà ngươi đã tu luyện bao lâu mới có được phép đi trên nước như vậy?” Thầy Bà La Môn kiêu hãnh trả lời: "Ta học pháp này hết 40 năm". Lúc đó người chèo xuồng thuê đã cập bến. Sau khi nhờ ngưòi lái đò chở sang sông xong. Phật mới quay lại nói với thầy Bà-la-môn rằng: "Ta chỉ tốn có hai xu mà cũng làm được 1 chuyện mà nhà ngươi đã phải khổ luyện 40 năm".

Liên kết đến đây