Quan tâm chồng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ở mọi thời điểm, mỗi mối quan hệ tình cảm đều cần sự nỗ lực. Điều này đặc biệt quan trọng trong hôn nhân. Một trong những cách tốt nhất để giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong đời sống thường ngày là cho người bạn đời thấy sự quan tâm chăm sóc của bạn. Tìm hiểu cách để đáp ứng nhu cầu của người chung chăn gối có thể giúp đảm bảo hôn nhân hạnh phúc và thành công.

Các bước[sửa]

Thỏa mãn Nhu cầu Cảm xúc của Chồng[sửa]

  1. Khiến chàng mở lòng. Một vài nam giới quen với việc tránh nói về cảm giác của họ. Điều này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ, vì nhiều cảm xúc quan trọng sẽ không được bày tỏ.[1] Nếu chồng bạn đang có khoảng thời gian khó khăn để mở lòng, bạn nên cố gắng hơn để tìm hiểu xem chàng cảm thấy thế nào và chàng cần gì trong mối quan hệ này.
    • Hãy để chàng biết rằng bạn thực sự muốn biết cảm giác của chàng. Bạn sẽ nhận thấy rằng sẽ hữu ích hơn khi đều đặn dành chút thời gian để cả hai có thể chia sẻ xem hai bạn đang cảm thấy như thế nào.[1]
    • Đừng phán xét cảm giác của chàng, và không vội vã đưa ra kết luận dựa trên những gì chàng nói với bạn. Bạn nên tạo ra một không gian nơi mà chàng cảm thấy an tâm khi chia sẻ cảm giác với bạn, và để cảm thấy chắc chắn, chàng cần biết rằng bạn sẽ không khó chịu hay chỉ trích bất cứ lời nào chàng nói ra.[1]
  2. Hỏi xem chồng bạn cần gì. Một số người cảm thấy không thoải mái khi yêu cầu điều gì đó trừ phi ai đó khác đề cập đến vấn đề này. Nếu đang lo lắng rằng bạn không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của người bạn đời, hãy trò chuyện với chàng về điều đó và hỏi xem chàng thực sự cần gì.[2]
    • Xác định xem liệu chàng cần sự thay đổi (ví dụ, cảm thấy bế tắc trong lối mòn hay cảm thấy không hài lòng với một vài khía cạnh của mối quan hệ), sự thông cảm (cần gắn kết với nhau nhiều hơn, hay cần tinh thần sẵn sàng thấu hiểu vấn đề hơn từ quan điểm của chàng), hay mức độ phù hợp hơn (thân mật hơn, hay dành nhiều thời gian bên nhau hơn). Đây là 3 chìa khóa quan trọng trong một mối quan hệ thành công và ổn định.[2]
  3. Truyền đạt cho chàng biết nhu cầu của bạn. Nếu bạn cần sự thay đổi, sự cảm thông, mức độ phù hợp hơn, thì hãy cho chàng biết và cùng nhau đưa ra giải pháp cho các vấn đề trên. Cuộc sống hôn nhân sẽ khó bền nếu chỉ một trong hai người nỗ lực để làm hài lòng nhu cầu của đối phương. Mối quan hệ thật sự chỉ duy nhất tồn tại khi cả hai vợ chồng cùng nhau hòa hợp để khiến đối phương hạnh phúc và hài lòng.[3]
  4. Nỗ lực đáp ứng nhu cầu của đối phương. Một khi đã xác định được người bạn đời cần gì để cảm thấy được yêu thương và hài lòng, và bạn cũng đã truyền đạt cho chàng thấy nguyện vọng của bạn, thì đây là lúc cố gắng thực hiện nhu cầu của chàng. Yêu cầu chàng cũng nên nỗ lực trong việc đáp ứng nguyện vọng của bạn.[4]
    • Nếu chồng bạn cần sự thay đổi, bạn nên tìm ra hướng giải quyết cùng với chàng. Cố gắng phá vỡ lối mòn chung. Hãy cùng nhau làm điều đó khác biệt, như đi nghỉ lễ hoặc tìm hiểu một sở thích mới.
    • Nếu chàng cần sự cảm thông, bạn nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với chàng. Lắng nghe xem chàng cảm thấy như thế nào và đưa cho chàng lời động viên khích lệ.
    • Nếu chồng bạn cần mức độ phù hợp hơn giữa hai người, thì bạn nên quan tâm hơn đến sở thích của chàng, và yêu cầu chàng làm tương tự như vậy với sở thích của bạn. Cả hai nên dành nhiều thời gian bên nhau và cố gắng trở nên thân mật hơn.
  5. Ưu tiên đối phương. Trong nhiều cuộc hôn nhân thành công, thì người bạn đời thường đặt nhu cầu đối phương lên hàng đầu. Điều này đảm bảo rằng nguyện vọng của cả hai sẽ được đáp ứng, đồng thời vẫn cố gắng làm đối phương hạnh phúc. Ai cũng trở thành người chiến thắng nếu cả hai nỗ lực tương đương nhau.[5]
  6. Lắng nghe xem chàng cảm thấy như thế nào. Nếu bạn đang lo lắng về việc làm hài lòng nhu cầu tình cảm của người bạn đời, thì điều quan trọng là lắng nghe cảm xúc của chàng.[2] Bạn nên mở lòng và thành thật khi giao tiếp với chàng, và lắng nghe khi nào chàng nói bạn biết chàng cảm thấy như thế nào.
    • Trở thành người lắng nghe tích cực. Tiếp nhận những gì chàng đang nói, thay vì chuẩn bị phản hồi lại trước khi chàng nói xong. Khuyến khích chàng tiếp tục bày tỏ cảm xúc qua tiếp xúc bằng mắt, gật đầu, và đặt câu hỏi.[6]
    • Tránh chỉ trích cảm xúc của chàng. Giúp chàng cảm thấy thoải mái chia sẻ cảm xúc trong lòng mà không phải lo lắng rằng bạn sẽ phán xét hay khiển trách chàng.[6]
    • Thảo luận về bất cứ hành vi nào mà bạn hay người bạn đời thực hiện có ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của cả hai. Bạn nên mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi xem liệu bạn có làm điều gì bất thường, và sau đó nhẹ nhàng nói cho chàng biết liệu anh ấy có làm điều gì khác thường hay không.[2]
    • Chủ động giải quyết bất kỳ vấn đề chàng đề cập và yêu cầu chàng làm điều tương tự.[2]
  7. Nhận ra vấn đề liên quan đến việc truyền đạt thông tin. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc nói cho chàng biết đối phương cần gì, thì điều đó có thể là do bạn và anh ấy có phong cách truyền đạt thông tin khác nhau và không thể nắm bắt được cảm xúc thật sự của đôi bên. Nếu đây là vấn đề, một trong hai hoặc cả hai bạn cần điều chỉnh phương thức tiếp cận sự truyền đạt để phù hợp hơn với đối phương.[7]
    • Truyền đạt rõ ràng và trực tiếp có nghĩa là bạn không ngại ngần nói ra những gì cần nói. Phương thức này có vẻ quá thẳng thừng đối với một số người, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng đây là dạng truyền đạt thông tin tốt nhất. Thử nói chính xác cho đối phương biết cảm giác của bạn mà không dùng tới lời nói hoa mỹ.[7]
    • Truyền đạt rõ ràng và gián tiếp sẽ giúp truyền tải thông điệp cơ bản một cách rõ ràng, nhưng không hướng thông điệp đó vào đúng người. Một ví dụ của phương thức truyền đạt này là nói rằng một hành vi cụ thể nào đó khiến bạn khó chịu, nhưng lại không trực tiếp đề cập đến đối tượng thực hiện hành vi đó. Trong trường hợp này, bạn hoặc chàng cần thẳng thắn hơn.[7]
    • Truyền đạt ẩn ý và trực tiếp sẽ đưa thông điệp tới đúng người, nhưng không rõ ràng về những gì thực sự cần truyền tải. Một ví dụ của phương thức truyền đạt này là nói cho một ai đó nghe rằng hành vi cụ thể nào đó của họ có thể gây phiền phức, mà lại không trực tiếp hướng tới mục tiêu cần truyền tải có liên quan đến hành vi đó. Tất nhiên, rèn luyện tính thẳng thắng có thể giúp ích.[7]
    • Truyền đạt ẩn ý và gián tiếp thường khiến cả thông điệp truyền tải lẫn đối tượng bị chỉ trích trở nên mơ hồ. Đây được xem là phương thức giao tiếp không hữu ích. Nếu bạn hay người bạn đời đang có phương thức này, thì nên cố gắng thành thật hơn với đối phương. Thử ghi ra những gì mà bạn muốn nói, như là một cách để giúp cảm xúc trong bạn trở nên rõ ràng hơn trước khi bày tỏ bản thân.[7]
  8. Học cách truyền tải thông tin rõ ràng. Bạn có thể nhận ra một vài khuynh hướng gián tiếp hoặc không có lợi trong cách mà bạn hay chàng truyền đạt. Cách truyền đạt tự khẳng định mình được xem là hình mẫu lý tưởng cho phương thức truyền đạt rõ ràng, bởi vì nó dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau: bạn sẽ đấu tranh cho nguyện vọng của bản thân, nhưng vẫn sẽ lắng nghe ý kiến từ người khác và đồng ý thỏa hiệp.[8] Để truyền đạt rõ ràng và quyết đoán, thử cách sau đâu:
    • Dùng câu bắt đầu với "Tôi".[9] Thay vì bắt đầu câu với "bạn", dạng câu nghe có vẻ như buộc tội và khiến người khác ở thế phòng thủ, bạn nên dùng câu bắt đầu với "Tôi". Do đó, thay vì nói "Anh sai rồi", bạn nên nhấn mạnh rằng: "Tôi/Em không đồng ý". Một số dạng câu "Tôi" khác như: "Tôi/Em cảm thấy", "Tôi/Em cần", "Tôi/Em muốn".
    • Nói về hành vi của chàng, chứ không phải về chàng.[9] Thay vì trêu đùa rằng, "Trông anh thật ngớ ngẩn," hãy nói rằng: "Anh có biết là chiếc áo sơ mi anh mặc có vết bẩn mù tạt ở đằng trước không?" Điều này sẽ tránh sự phê bình, và thay vào đó tập trung vào sự thật.
    • Chú ý đến giọng điệu và âm lượng. Cách bạn nói chuyện cũng quan trọng như những lời bạn nói ra. Không nên hét, la lớn hay thì thầm. Nói với giọng dứt khoát với âm điệu bình thường và vừa phải.[10]
    • Đáp lại nhưng không phản ứng lại. [11] Nếu bạn nhận thấy rằng bản thân hoặc chồng bạn bắt đầu trở nên giận dữ và ở thế phòng thủ, nên dừng cuộc thảo luận lại và giữ bình tĩnh. Sau khi nguôi giận, cùng nhau thống nhất một thời điểm cụ thể để quay trở lại vấn đề, và chắc chắn là bạn theo đuổi và kết thúc cuộc thảo luận đến cùng. Nên nhớ: trở nên quyết đoán hoàn toàn khác với trở nên hung hăng.
    • Thực hành trong hoàn cảnh ít rủi ro.[12] Nếu bạn lo sợ trong việc khẳng định bản thân hoặc lo lắng về mâu thuẫn lớn hơn có thể bùng nổ, thử bắt đầu từ việc nhỏ nhặt (ví dụ, nếu chàng nói rằng máy hút bụi đang nằm trong gara, thì bạn nên nói thẳng ra rằng bạn biết nó đang ở trong nhà kho). Nếu bạn thấy khó khăn khi làm như vậy với chàng, hãy tìm ai đó (như bạn bè hoặc thành viên gia đình) người mà bạn cảm thấy thoải mái khi phản đối bất cứ ý kiến nào.
  9. Nỗ lực giải quyết mâu thuẫn, thay vì "chiến thắng" chúng.[11] Cố gắng "chiến thắng" một cuộc tranh luận có thể dẫn đến sự ngoan cố, oán giận, và cản trở khả năng thỏa hiệp. Biết được rằng "tán thành bất đồng" cũng là một khả năng và thậm chí là một kết quả có thể chấp nhận được.
    • Yêu cầu rõ ràng. Thay vì khiến người bạn đời phải thốt ra "không" khi đáp lại một vài câu hỏi như "Phiền anh...?", thì bạn nên khiến lời thỉnh cầu của bản thân trở nên rõ ràng bằng cách hỏi "Anh có sẵn lòng...?" Vế sau thể hiện sự lịch sự, và chàng vẫn có thể từ chối nếu muốn, nhưng bạn không yêu cầu được phép thể hiện lời thỉnh cầu nào nữa.[13]
  10. Dành thời gian trân trọng lẫn nhau. Mỗi người bạn đời trong mối quan hệ tình cảm đều mang đến đóng góp giá trị và tạo thay đổi ý nghĩa đối với cuộc sống của đối phương. Đôi lúc, sau khi bên cạnh ai đó trong một thời gian dài, một trong hai có thể cảm thấy đối phương thờ ơ trong tình cảm hoặc không còn coi trọng nhau nữa. Để tránh tình trạng này xảy ra, nên chắc chắn rằng bạn thể hiện sự trân trọng của mình đối với người bạn đời.[2]
    • Nói với người bạn đời những lời khiến chàng yên lòng, như "Em rất cảm kích những điều tốt đẹp anh làm cho em," hoặc "Em rất vui và biết ơn khi anh bước vào cuộc đời em".[2]

Nuôi dưỡng Sự lãng mạn[sửa]

  1. Đảm bảo luôn dành thời gian cho nhau. Khi sống chung với ai đó trong một thời gian dài, bạn sẽ dễ dàng có cảm giác không biết trân trọng mọi thứ và cho đó là điều hiển nhiên theo thời gian. Một cách để tránh tình trạng này xảy ra là dành thời gian riêng cho nhau. Đó có thể là cùng nhau chạy trốn đâu đó vào cuối tuần, hay chỉ đơn giản là dành một vài tiếng sau bữa ăn tối để cùng nhau trò chuyện mà không bị làm phân tâm. Cho dù bạn dành nhiều hay ít thời gian bên cạnh chàng, đảm bảo rằng điều đó xảy ra đều đặn và cả hai bạn đều tận hưởng giây phút bên nhau.[14]
    • Thử có một buổi tối hẹn hò hàng tuần. Bạn có thể dành ra một buổi tối mỗi tuần để đi ra ngoài ăn tối và xem phim. Hoặc nếu thích, hai bạn có thể tự tổ chức buổi tối hẹn hò tại nhà, và cùng nhau nấu ăn với nhau.[14]
  2. Tạo bất ngờ cho chàng. Mối quan hệ lâu năm có thể dễ dàng dẫn đến việc cặp đôi thường rơi vào lối mòn và thói quen. Bạn có thể khiến chồng thấy sự quan tâm của mình bằng cách đôi lúc khiến chàng bất ngờ. Không nhất thiết là phải gây ngạc nhiên đến mức há hốc miệng. Chỉ đơn giản một vài bất ngờ nho nhỏ – như để một mảnh giấy ghi chú trong bữa ăn trưa của chàng, hay tặng chàng một món quà nhỏ mà không nhân sự kiện nào đặc biệt – cũng có thể kích thích ngọn lửa lãng mạng bùng cháy.[14]
    • Bạn cũng có thể gây ngạc nhiên cho đối phương bằng cách cùng nhau thử điều mới mẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng làm mọi thứ mới mẻ với một nửa còn lại sẽ giải phóng hóc môn oxytocin, hay còn gọi là "hóc môn âu yếm".[14] Thử cùng nhau tham gia một lớp học hay chỉ đơn giản là đi đến nhà hàng mới nào đó với nhau.[14]
  3. Trở nên thân mật. Sự thân mật giúp xây dựng sự ràng buộc bền vững trong hôn nhân, và có lẽ quan trọng hơn các yếu tố khác. Thân mật không chỉ gói gọn trong quan hệ chăn gối, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng cuộc sống tình dục lành mạnh là một yếu tố quan trọng cho một cuộc sống hôn nhân thành công và khỏe mạnh.[15]
    • Nắm tay, hôn nhau, âu yếm, và tay trong tay đi bộ cùng nhau là tất cả những cách mà bạn có thể thể hiện sự thân mật đối với chàng trong đời sống thường ngày.[14]
    • Tìm khoảnh khắc để nuôi dưỡng sự thân mật bằng cách ôm nhau khi xem ti vi hoặc xem phim và nắm tay khi cùng nhau làm việc vặt. Khi nỗ lực để cả hai trở nên thân mật hơn, bạn sẽ dễ dàng bắt đầu nhận ra nhiều cách hơn nữa để bạn và chàng xích lại và gần gũi với nhau hơn.

Vui đùa cùng nhau[sửa]

  1. Hòa hợp với đối phương. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng điều quan trọng là bạn và chàng nên làm những việc nhỏ nhặt và hàng ngày cùng nhau mỗi khi có thể. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ, như dùng bữa với nhau hoặc cùng lên giường vào một thời điểm có thể góp phần làm bạn có cảm giác như cả hai đang dành thời gian cho đối phương.[14]
  2. Tái hiện lại buổi hẹn hò. Một than phiền thường gặp của những người vật lộn với vấn đề hôn nhân là các cặp đôi không còn làm những điều mà họ đã từng làm khi đang trong giai đoạn hẹn hò. Khoảng thời gian mà cả bạn và chồng đã từng hẹn hò có thể đã qua từ lâu, nhưng bạn vẫn có thể khiến ngọn lửa lãng mạn sống lại bằng cách tái hiện buổi tối hẹn hò thú vị mà hai bạn đã từng có trước khi kết hôn.[16]
    • Cùng nhau ra ngoài khiêu vũ nếu cả bạn và chàng đều hứng thú với bộ môn này. Điều này sẽ mang lại thú vị, sinh lực, và giúp bạn nhớ lại tại sao cả hai lại rơi vào lưới tình tại nơi gặp gỡ đầu tiên.[16]
    • Tận hưởng bữa tối lãng mạng cùng nhau. Bạn có thể đi đến nhà hàng yêu thích, hoặc dùng bữa ăn tối thân mật tại nhà.
  3. Lên kế hoặc cho một kỳ nghỉ lễ. Thậm chí ngay cả khi bạn thực sự không thể có một kỳ nghỉ tại thời điểm này, thì chỉ cần tìm hiểu một vài lựa chọn cho kỳ nghỉ lễ và cùng nhau lên kế hoạch cho một chuyến du lịch có thể là một bài tập gắn kết tuyệt vời.[14]
    • Sau khi đã phác thảo xong kỳ nghỉ trong mơ, bắt đầu biến kế hoạch biến nó thành sự thật.
  4. Phá vỡ lối mòn. Một cách hay để có khoảng thời gian vui vẻ với chồng và thắp lại ngọn lửa lãng mạn là thoát khỏi thói quen thông thường hàng ngày hoặc hàng tuần và cùng nhau làm gì đó mới mẻ.[14]
    • Nếu hai bạn không phải cặp đôi thuộc tuýp thích khám phá bên ngoài, thử đi bộ đường dài với nhau hay chỉ đơn giản là tổ chức buổi dã ngoại ngoài trời.
    • Nếu bạn thường ở nhà vào ngày cuối tuần, thử cùng nhau làm gì đó khác biệt. Bạn có thể cùng hẹn hò đôi với cặp đôi thân thiết khác, hay tổ chức một buổi tiệc và mời mọi người mà bạn chưa gặp lại trong một thời gian dài.
    • Cho dù sự lựa chọn của bạn là gì, điều quan trọng ở đây là hai bạn nên làm những điều mới mẻ cùng nhau. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải tranh luận xem điều gì mang lại cho cả hai sự thoải mái. Chỉ cần là thỉnh thoảng thay đổi một vài thứ.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên so sánh người bạn đời với người cũ bạn đã từng hẹn hò, và chắc chắn rằng chàng cũng không so sánh bạn với một ai khác.
  • Dành thời gian trò chuyện với nhau hàng ngày. Đều đặn dành chút thời gian riêng tư với nhau, như có buổi tối hẹn hò lãng mạn hoặc trò chuyện sau bữa ăn tối.
  • Truyền tải những gì bạn cần/muốn, và lắng nghe xem chàng cần và muốn gì.
  • Cố gắng tìm hiểu nhiều cách khác nhau để giao tiếp với chàng. "The Five Love Languages" là quyển sách nổi tiếng của Gary Chapman giúp đưa ra lời khuyên bổ ích trong việc làm thế nào để cặp đôi có thể giao tiếp với nhau tốt hơn.
  • Suy nghĩ đến việc trò chuyện với chuyên gia tư vấn chuyện vợ chồng nếu bạn cho rằng bạn và chàng đang có khoảng thời gian khó khăn trong giao tiếp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2014/09/18/when-your-partner-has-difficulty-expressing-emotion/
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201301/10-ways-get-your-emotional-needs-met
  3. https://www.gottman.com/top-7-ways-to-improve-your-marriage/
  4. http://www.wsj.com/articles/SB10001424052970203358704577235271160881402
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201308/how-the-best-couples-keep-their-romantic-spark-alive
  6. 6,0 6,1 https://www.psychologytoday.com/blog/in-the-face-adversity/201111/being-good-listener
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 https://www.ndsu.edu/ndsu/aging/mentalhealth/toolkit4/Module%204%20Handouts.pdf
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/assertive/art-20044644
  9. 9,0 9,1 http://www.twu.edu/downloads/counseling/E-1_Assertive_Communication.pdf
  10. http://www.cci.health.wa.gov.au/resources/docs/Info-assertive%20communication.pdf
  11. 11,0 11,1 http://www.wfm.noaa.gov/workplace/EffectivePresentation_Handout_1.pdf
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/assertive/art-20044644?pg=2
  13. http://www.uwosh.edu/ccdet/caregiver/Documents/Gris/Handouts/gracasr.pdf
  14. 14,0 14,1 14,2 14,3 14,4 14,5 14,6 14,7 14,8 http://psychcentral.com/blog/archives/2012/02/14/15-ideas-for-keeping-romance-alive-year-round/
  15. http://www.foxnews.com/health/2014/09/22/is-my-marriage-healthy-even-if-were-not-having-sex/
  16. 16,0 16,1 http://psychcentral.com/blog/archives/2012/03/29/why-you-arent-happily-ever-after-anymore/

Liên kết đến đây