Sống có hoài bão

Từ VLOS
(đổi hướng từ Sống có Hoài bão)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Elvis Presley đã từng nói, "Hoài bão là một giấc mơ về động cơ V8".[1] Có mơ ước là điều cần thiết để đạt được thành công, nhưng bạn sẽ không đến được với thành công nếu chỉ mơ mộng. Sống có hoài bão là một kỹ năng mà bạn sẽ phát triển theo thời gian và đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên trì và quan trọng nhất là phải có một chiến lược. Thực hiện một số bước sau đây để theo đuổi ước mơ thành công.

Các bước[sửa]

Có Tư duy Đúng đắn[sửa]

  1. Tự nói với bản thân lời khẳng định tích cực. Lời khẳng định tích cực là những câu nói khá giống với lời tự khen. Những lời nói đó không chỉ đẩy mạnh sự tự tin; mà chúng thực sự còn tăng kỹ năng giải quyết vấn đề khi bị căng thẳng.[2]
    • Suy nghĩ về đặc điểm tính cách có giá trị nhất của bạn. Có phải bạn nghĩ bản thân có tính sáng tạo không? Bạn có thông minh không? Có tài năng không? Đưa ra một số câu khẳng định tích cực xoay quanh đặc điểm có thể định rõ tính cách của bạn nhất.
    • Tự nói với bản thân 10 lần mỗi ngày: "Mình thông minh. Mình có thể sử dụng trí thông minh để đạt được mục tiêu. Mình sáng tạo. Mình có thể sử dụng tính sáng tạo như một công cụ giải quyết vấn đề. Mình là người có tài".
    • Chắc rằng bạn luôn nói lời khẳng định tích cực, có tính thực tế và luôn xoay quanh bạn. Đừng nói những câu như "Tôi có khả năng tập trung tốt vào nhiệm vụ đang làm" nếu bạn thực sự gặp khó khăn với việc tập trung vào nhiệm vụ. Điều này có thể gây tác động tiêu cực và thực sự có thể làm giảm lòng tự trọng của bạn.[2] Thay vào đó, nói như thế này "Tôi có thể cố gắng để tập trung" hay đưa ra một số khẳng định sẽ làm như "Tôi có thể cải thiện khả năng tập trung tốt hơn".
  2. Chú tâm vào điều bạn có thể đạt được thay cho điều bạn có thể mất. Ám ảnh về mọi lỗi lầm chỉ làm tăng sự lo lắng và khiến bạn tập trung vào những điều không nên làm, thay vì điều cần làm.[3]
    • Nghĩ cho bản thân, "Nếu làm việc chăm chỉ, thì trông mình sẽ rất tuyệt vời". Bạn sẽ nhận thấy bản thân luôn lạc quan và háo hức đi làm mỗi ngày. Nếu bạn liên tục nghĩ cho bản thân, "Nếu hôm nay mình không chạy bộ, thì mình sẽ phát phì và trông không còn hấp dẫn nữa", và rồi bạn sẽ quá lo lắng về việc đó đến mức không thể hoàn thành đúng nhiệm vụ và thực hiện trong lúc vội vã và không chuyên nghiệp.
    • Làm việc tại nơi mà luôn có sự nghi ngờ và lo lắng có thể khiến bạn không thể làm tốt việc gì. Bởi vì bạn sợ làm rối tung mọi thứ và bạn có thể không làm gì chỉ để được "an toàn". Không hành động sẽ không đưa bạn đến được nơi bạn cần.
  3. Loại bỏ câu nói "Tôi thấy không thích nó" ra khỏi vốn từ của bạn. Ý tưởng chỉ có thể làm điều gì đó khi bạn "cảm thấy thích nó" là nguy hiểm, tai hại đối với sự thành công. Chắc chắn, cảm hứng thường chợt đến với bạn vào một số thời điểm tình cờ, nhưng đừng dựa vào cảm hứng để hoàn thành mọi thứ.
    • Khi chúng ta tự nói với chính mình, "Chỉ là mình không thể ra khỏi giường để tập thể dục", nhưng thực sự chúng ta lại đang nói là, "Bản thân tôi cảm thấy không thích tập thể dục". Không có gì buộc bạn với cái giường, và ngăn cơ thể bạn không chạy bộ vào buổi sáng. Rào cản thực sự chính là ý nghĩ mà động lực chỉ đến từ bên trong con người bạn, thay vì đến từ nỗ lực tập luyện thể chất thường ngày.
    • Có rất nhiều nghệ sỹ và nhà văn hoạt động rất năng nổ bởi vì họ đã phụ thuộc vào thói quen công việc mà buộc họ phải dành nhiều giờ làm việc trong một ngày, bất kể nó có tẻ nhạt đến cỡ nào.[3]
    • Hãy nghĩ động lực là một động từ, không phải danh từ. Động lực là điều mà bạn phải thực hiện một cách kiên định, không phải là thứ mà bạn mong chờ nó thành hiện thực.
  4. Sử dụng kế hoạch "nếu-thì" để nghĩ về điều bạn cần làm. Tạo cho bản thân một số tiêu chuẩn, nguyên tắc cụ thể đi đôi với nhiệm vụ cần làm, nếu không thì bạn sẽ thấy mình luôn dồn công việc lại cho tới phút cuối.
    • Đừng nói là, "Lát nữa tôi sẽ dành thời gian để viết bài luận tiếng Anh". Hãy nói thế này, Nếu đến 2 giờ chiều, thì tôi sẽ bắt đầu viết bài luận tiếng Anh. Bằng việc quyết định trước những gì bạn sẽ làm và thời gian thực hiện, bạn sẽ không phải đắn đo suy nghĩ khi nào là lúc thích hợp.[3]
    • Bởi vì bạn đã đưa ra quyết định trước, nên vào lúc 2 giờ chiều bạn sẽ ít có xu hướng tự hỏi lại mình rằng, "Có phải mình thực sự phải làm điều đó ngay bây giờ không?" hay, "Liệu việc này có thể chờ lát nữa mới làm được không?"
    • Kế hoạch nếu-thì đã chứng minh giúp gia tăng mục tiêu đạt được khoảng 200-300 phần trăm trên mức trung bình.[3]
  5. Nghĩ về sự thất bại như một quá trình loại trừ. Đừng nghĩ về thất bại như là kết quả cuối cùng cho nỗ lực mà bạn thực hiện, mà nó chính là phương pháp loại trừ để giúp bạn cố gắng đạt được mục tiêu.
    • Khi Thomas Edison cuối cùng đã tạo ra được bóng đèn, ông ấy đã có một câu nói nổi tiếng rằng, "Tôi không thất bại; tôi chỉ tìm thấy 2,000 cách không làm ra bóng đèn thôi."[4]
    • Cả Michael Jordan và Kobe Bryant đã thiết lập ra nhiều kỷ lục ghi bàn trong môn bóng rổ. Tuy nhiên, điều có thể bạn chưa biết là cả hai đều là nhà lãnh đạo tài ba vì những đóng góp đáng nhớ cho Hiệp hội bóng rổ Quốc Gia (NBA).[5] Khi bạn cố gắng làm nhiều thứ, thì bạn sẽ tự nhiên gặp thất bại. Đừng e sợ khi mắc sai lầm hay không đạt được mục tiêu. Thất bại chỉ là vĩnh viễn khi bạn ngừng nổ lực, cố gắng.
  6. Tận hưởng thành công, nhưng đừng ngủ quên trên chiến thắng. Điều này được biết như là "ngủ quên trên vòng nguyệt quế", và nó có thể khiến bạn tự mãn về những gì bạn đã đạt được hơn là tập trung vào thành tích tiếp theo.[6]
    • Điều quan trọng là hãy tận hưởng điều bạn đã làm tốt, nhưng biết rằng việc đắm chìm trong ánh hào quang về thành tựu có thể hạn chế khả năng để bạn theo đuổi mục tiêu khác. Bởi vì sự thành công là chắc chắn, thú vị và đáng giá, chúng ta có thể nhận thấy bản thân lại có cảm giác mạo hiểm và có thể nhận lấy thất bại một lần nữa.
    • Đắm chìm trong thành công thường rất có ích nếu bạn chưa đặt ra một mục tiêu cụ thể nào. Tuy nhiên, khi bạn đang nỗ lực hướng tới một mục tiêu thì việc tận hưởng thành công quá lâu có thể ngăn chặn sự tiến bộ và khiến bạn trì trệ.[6]

Đặt Mục tiêu[sửa]

  1. Đặt mục tiêu cụ thể trong điều kiện có thể đánh giá được. Tương tự như kế hoạch "Nếu-thì", đặt mục tiêu có thể ước tính được về mặt vật chất sẽ tạo cho não bộ một điểm cụ thể để bắt đầu phấn đấu.
    • Điều quan trọng là luôn cố hết sức, nhưng "cố gắng hết sức" không phải là phương pháp tốt nhất để đo mức độ thành công. Thay vì nói, "Hôm nay tôi sẽ cố hết sức để chạy 1.6 km", hãy nói, "Hôm nay tôi sẽ thử chạy 1.6 km trong 10 phút".[7]
    • Bởi vì "cố gắng hết sức" là một thuật ngữ mang tính chủ quan, có nhiều khả năng để nói rằng bạn đã "làm hết sức mình" khi nhận thấy khó có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ, khi nhận thấy bản thân đang cố hết sức để chạy, bạn có thể nói, "Được rồi, mình đã làm được. Đó là những gì tốt nhất mình làm được". Có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp thúc đẩy bản thân hướng tới một điều gì đó mà bạn thực sự đang hình dung trong tâm trí.
  2. Tạo chiến lược hoàn thành mục tiêu cụ thể. Bây giờ bạn đã đặt ra mục tiêu cụ thể, hãy vạch ra một số hướng dẫn chi tiết để đạt được mục tiêu đó.
    • Ví dụ, "Để có thể chạy được 1.6 km trong 10 phút, tôi sẽ chạy bộ 10 vòng quanh sân quần vợt gần nhà mỗi ngày trong 2 tuần. Sau đó, tôi sẽ chạy 20 vòng quanh hồ chứa nước địa phương, dĩ nhiên là chỗ đó lớn hơn nhiều".
    • Ngay cả người đặt ra mục tiêu cụ thể thì cuối cùng có thể họ cũng không đạt được mục tiêu chỉ đơn giản vì họ không có một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Nếu bạn không có một kế hoạch nghiêm túc để đạt được mục tiêu, bạn sẽ không biết liệu bạn có đủ khả năng đạt được hay không.
  3. Đặt ra mục tiêu khó nhưng phải thực tế. Nếu bạn muốn khỏe mạnh và có kinh nghiệm chạy bộ điều độ thì chạy 1.6 km trong 10 phút nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, cố gắng chạy 1.6 km trong 10 phút khi bạn bị hen suyễn hay đang trong quá trình phục hồi cơ thể thì nghe không hợp lý lắm.
    • Mục tiêu không nên quá dễ dàng vì bạn sẽ không thúc đẩy bản thân để đạt được chúng. Nếu trước đây bạn chạy được 1.6 km trong 10 phút, thử chạy trong 8 phút 30 giây. Đặt mục tiêu mà bạn có thể đạt được dễ dàng có thể khiến bạn tự tin hơn, nhưng nó sẽ không tăng thành tích hay giúp bạn trở thành một đấu thủ chạy đua.[7]
    • Mục tiêu cũng không nên quá cao hay quá khó vì thực sự không có khả năng đạt được chúng. Ví dụ, thử chạy 1.6 km trong 4 phút thì khả thi cho những đấu thủ chạy đua theo đuổi Thế vận hội Olympic, nhưng bạn có thể không đạt được khi bạn chỉ chạy ở mức trung bình. Đặt mục tiêu quá khó có thể khiến bạn thất vọng và tức giận, hay nó chỉ có thể khiến bạn không nghiêm túc thực hiện mục tiêu.
  4. Có cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Việc chỉ đặt mục tiêu dài hạn có thể khiến bạn sao lãng chúng trên đường đời, khiến bạn thiếu quyết tâm hoặc đơn giản là bạn cảm thấy không có động lực. Mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp nhắc nhở bạn lý do vì sao bạn đang làm một số điều ở thời điểm hiện tại.
    • Thành tích tăng cường sự tự tin bằng cách giúp bạn cảm thấy mình có năng lực hơn. Đề ra nhiều mục tiêu ngắn hạn và lần lượt đạt được chúng sẽ giúp bạn nhận ra một số tiến bộ tức thì trong thành tích đạt được và gia tăng động cơ phấn đấu.
    • Ví dụ, tạo mục tiêu tháng này là chạy 1.6 km trong 9 phút, và mục tiêu tháng sau là trong vòng 8 phút 30 giây. Mục tiêu dài hạn có thể là chạy 1.6 km trong 7 phút vào cuối năm. Thành công sẽ dễ dàng đạt được khi bạn xây dựng một bước đà tốt.
  5. Lên một kế hoạch cho một mục tiêu khác ngay sau khi bạn đã đạt được một mục tiêu. Một đặc điểm đáng chú ý của người có hoài bão là họ không ngừng phấn đấu để trở nên tốt hơn.[8]
    • Chiến lược này được đặc biệt tạo ra để đấu tranh với tính tự mãn (như mô tả ở phần trước). Lập mục tiêu khác ngay lập tức sẽ giúp bạn tập trung vào hành động hơn là đắm mình trong thành công. Mặc dù điều quan trọng là cần nghỉ ngơi, thư giãn trong quá trình tiến tới các mục tiêu, cần cố gắng lên kế hoạch cho một mục tiêu khác càng sớm càng tốt.
    • Ngay sau khi bạn chạy được 1.6 km trong 7 phút, lên kế hoạch để tham gia cuộc đua marathon ngắn trong vòng 2 tháng tới. Dành những tuần còn lại để chân bạn được nghỉ ngơi, nhưng nhớ sử dụng thời gian đó để ra một chiến lược mới nhằm đạt được mục tiêu mới.
  6. Tự thưởng bản thân một phần thưởng cụ thể mỗi khi bạn đạt được một mục tiêu. Ví dụ, thưởng thức món thăn phi lê có xương hình chữ T (T-bone steak) sau mỗi lần chạy được 1.6 km trong 7 phút. Nghỉ ngơi và tự thưởng là rất quan trọng để thành công giống như việc bạn luôn chăm chỉ và cố gắng hết mình trong công việc.
    • Sự căng thẳng thì lành mạnh, tốt cho sức khỏe với lượng nhỏ, đều đặn bởi vì căng thẳng giúp tập trung và kích thích não bộ. Tuy nhiên, căng thẳng quá độ sẽ làm suy giảm thành tích bạn đạt được. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự tự tin, rồi sau đó tác động tới bước đà phát triển của bạn, và kết quả là khiến bạn từ bỏ.
    • Bị căng thẳng liên tục không chỉ có hại cho tinh thần mà nó còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất. Căng thẳng mãn tính có thể khiến tim phải làm việc quá sức và dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc hen suyển. Nó cũng khiến bạn dễ bị cảm lạnh.[9]
    • Tự thưởng bản thân khác với chìm đắm trong thành công. Tự thưởng là một hình thức tăng cường và giúp bạn tăng khả năng tiếp tục theo đuổi mục tiêu hơn. Thay vì không ngừng ngưỡng mộ thành công, bạn ghi nhận mọi nỗ lực, chăm chỉ và tự tạo cho mình động lực để tiếp tục phấn đấu. Thử đặt ra mục tiêu và hành động để phấn đấu nhiều hơn nữa, điều này dường như đơn giản nhưng nó có thể thúc đẩy sự tự tin và truyền cảm hứng để bạn có nhiều động lực hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Giữ mọi thứ ngăn nắp, có tổ chức. Cách dễ nhất để ghi nhớ mục tiêu là khi không có gì ngăn bạn hoàn thành mọi việc chẳng hạn như tình trạng lộn xộn trong phòng hoặc các thùng sách chưa được phân loại.
  • Tạo danh sách hoài bão. Dán danh sách vào khung giường hoặc trên tường trong phòng tắm--bất cứ mọi nơi mà bạn chắc chắn nhìn thấy chúng!

Cảnh báo[sửa]

  • Một vài người có thể nói bạn là kẻ tham công tiếc việc. Đừng tin họ. Giữ quan hệ trong đời sống xã hội của bạn, nhưng hãy tiếp tục theo đuổi ước mơ, và gạt bỏ mọi ý kiến tầm thường.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây