Sử dụng bột nghệ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ xa xưa, bột nghệ đã được sử dụng làm nguyên liệu trong nền ẩm thực của nước Nam Á. Không những là gia vị tạo vị ngon cho món ăn, nghệ còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng xoa dịu chứng khó tiêu, thậm chí là ngăn ngừa các bệnh suy hệ thần kinh nguy hiểm như bệnh Alzheimers. Bột nghệ nguyên sơ có vị hơi đắng và không kích thích vị giác nhưng bạn có thể kết hợp nguyên liệu giàu đặc tính chống oxy hóa này vào chế độ ăn và thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Các bước[sửa]

Dùng nghệ ở nhiều dạng khác nhau[sửa]

  1. Dùng củ nghệ. Củ nghệ nằm ở phần thân củ của cây nghệ. Là loại củ họ hàng gần với gừng, củ nghệ có thể được tiêu thụ ở dạng củ nguyên sơ nhưng sẽ có vị hơi đắng.[1]
    • Nên dùng khoảng 1,5 - 3 g củ nghệ mỗi ngày.
  2. Cho bột nghệ vào thức ăn và nước uống. Nghệ thường có sẵn ở dạng bột. Bạn nên tiêu thụ khoảng 400 - 600 mg bột nghệ, 3 lần mỗi ngày. Cho bột nghệ vào sốt, súp hoặc các thức uống như sữa và trà.[2]
    • Để pha trà nghệ, bạn cần đun sôi 1 cốc nước rồi hòa tan 2 g bột nghệ. Có thể cho thêm chanh, mật ong và gừng để tăng hương vị của trà.
    • Nếu không thích uống trà, bạn có thể cho 1 thìa cà phê bột nghệ vào cốc sữa để tăng đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa của sữa.
  3. Dùng rượu thuốc. Ở dạng rượu thuốc, tất cả lợi ích của củ nghệ đã được chiết xuất vào dung dịch. Bạn có thể cho 2 - 3 giọt nghệ ngâm rượu thuốc vào nước, trà, súp hoặc bất kỳ chất lỏng nào mà bạn tiêu thụ hàng ngày.
    • Có thể mua nghệ ngâm rượu thuốc ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc khu vực bán vitamin của hiệu thuốc tây.
  4. Tạo hỗn hợp nghệ. Đối với vết bỏng hoặc vết cắt, nghệ sẽ là phương pháp điều trị tốt nhất vì bạn có thể thoa nghệ trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng.
    • Hòa nước, bột nghệ và bột gừng với nhau. Dùng phới hoặc bàn chải sạch đã khử trùng để thoa hỗn hợp nghệ lên vùng da bị ảnh hưởng. Nếu dùng tay, bạn nên rửa tay sạch trước khi thoa nghệ. Đắp nghệ khoảng vài tiếng.[3]
    • Để chữa lành vết bỏng nhỏ, bạn có thể thoa hỗn hợp nghệ và gel lô hội. Trộn bột nghệ với gel lô hội theo tỉ lệ 1:1 để tạo hỗn hợp.[3]
  5. Uống viên nghệ. Nghệ cũng có sẵn ở dạng viên nang. Liều dùng có thể khác nhau tùy theo từng sản phẩm nhưng liều của viên uống thông thường là 350 mg. Bạn nên uống 1 - 3 viên nghệ mỗi ngày. Đau bụng có thể là dấu hiệu bạn đã uống liều hơi cao (3 viên). Viên nghệ có bán ở quầy vitamin trong các hiệu thuốc. [4]

Nhận biết khi nào nên tránh dùng nghệ[sửa]

  1. Điều chỉnh liều dùng. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người khỏe mạnh nhưng dùng nghệ quá liều khuyến nghị có thể dẫn đến đau dạ dày. Tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lượng nghệ nên bổ sung hàng ngày.
  2. Không uống thuốc nghệ nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nhóm đối tượng này có thể tiêu thụ nghệ trong thực phẩm thông thường nhưng không nên dùng nghệ dạng viên nang hoặc dạng lỏng.[4]
  3. Tránh dùng nghệ nếu bị tiểu đường. Nếu nồng độ đường huyết bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng nghệ. Nghệ được chứng minh là làm hạ nồng độ đường huyết. Người bị đường huyết thấp nên tránh dùng nghệ dạng thuốc.[4]
    • Nghệ có thể tương tác với thuốc kê đơn dùng điều trị tiểu đường.
  4. Tránh dùng nghệ nếu bị dư thừa axit dạ dày. Nếu đang uống thuốc kiểm soát axit dạ dày như Pepcid, Zantac hoặc Prilosec, bạn nên tránh dùng nghệ vì nghệ có thể tương tác với các thuốc này.[2]
  5. Tránh dùng nghệ nếu có vấn đề về túi mật. Nếu túi mật khỏe mạnh, nghệ có thể giúp điều hòa lượng mật được sản sinh. Tuy nhiên, nếu mật có vấn đề, nghệ có thể gây tác động tiêu cực, dẫn đến sỏi mật hoặc tắc ống mật.[4]

Tìm hiểu về lợi ích của nghệ[sửa]

  1. Giảm chứng khó tiêu. Nghệ chứa một hóa chất mạnh gọi là curcumin. Curcumin được chứng minh là giúp xoa dịu chứng khó tiêu nhờ tác động đến túi mật. Bằng cách kích thích túi mật sản sinh thêm mật, curcumin có thể giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu triệu chứng đầy hơi. [2]
  2. Giảm viêm. Curcumin còn có đặc tính kháng viêm, nhờ đó giúp xoa dịu nhiều vấn đề về sức khỏe như viêm khớp, vảy nến cho đến đau lưng hoặc đau cổ mãn tính.
    • Curcumin ngăn ngừa hoạt hóa gen COX-2 - gen sản sinh enzyme dẫn đến viêm gây đau.[5]
  3. Chữa lành vết cắt và vết thương. Nghệ có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp chữa lành vết cắt và ngăn ngừa nhiễm trùng.[6]
  4. Phòng ngừa bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch thường là do sự tích tụ mảng bám trong động mạch dẫn đến tim. Thành phần kháng viêm trong nghệ giúp cải thiện tuần hoàn máu, đồng thời ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch.[2]
    • Dùng nghệ để cải thiện tuần hoàn máu có thể giúp giảm nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ.
  5. Phòng ngừa ung thư. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về vai trò của nghệ trong việc ức chế ung thư nhưng các kết quả lâm sàng cho rằng nghệ có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong đại tràng, tuyến tiền liệt và phổi.[7]
    • Người dân Ấn Độ có tỉ lệ mắc ung thư ở các cơ quan này thấp nhất (thấp hơn 13 lần so với người Mỹ). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các loại gia vị như nghệ trong món cà ri chính là nguyên nhân.
    • Đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh của nghệ được biết đến với tác dụng phòng ngừa ung thư. Viêm thường là yếu tố góp phần vào sự phát triển của tế bào khối u gây ung thư.[8]
    • Không tự ý chữa ung thư bằng cách dùng vitamin và thảo mộc tự nhiên. Nếu bị ung thư, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về ung thư để đưa ra phương án điều trị.

Lời khuyên[sửa]

  • Nhiều bác sĩ so sánh tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa của nghệ với thuốc giảm đau không steroid không kê đơn. Nghệ cũng ít gây tác dụng phụ và ít rủi ro hơn các thuốc này.
  • Chất curcumin trong nghệ và gia vị thìa là Ai Cập có đặc tính tương tự. Chúng đều có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm nhưng thìa là Ai Cập không hiệu quả bằng nghệ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]