Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Ví dụ về dạy học theo định hướng năng lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong các tài liệu tập huấn, rất hiếm các ví dụ minh họa như thế nào là dạy học theo định hướng năng lực và sự khác biệt giữa kiểu dạy học này với các kiểu dạy học khác. Thật là kì lạ :D

Ví dụ 1: Diện tích hình chữ nhật[sửa]

HS cần được học gì từ chúng ta?

Khi GV dạy cho HS bài diện tích hình chữ nhật, mục tiêu đặt ra là HS phải biết được công thức tính và làm được những bài toán liên quan diện tích hình chữ nhật (như: biết độ dài 2 cạnh, tính được diện tích; biết diện tích và độ dài 1 cạnh, tính được cạnh còn lại...). Dạy chỉ dừng lại ở kiến thức và kĩ năng như thế, HS chán là phải! DH như thế này được gọi là định hướng nội dung (kiến thức, kĩ năng).

Vậy phải dạy như thế nào?

Đối với bài diện tích hình chữ nhật trên, GV cần cho HS đo và tính diện tích những vật có hình dạng là hình chữ nhật trong cuộc sống các em (quyển vở, bàn học, phòng học, chiếc ti-vi...). Bên cạnh đó, GV có thể đưa ra một số bài toán dạng MỞ như sau:

1) Hãy tính số gạch cần thiết để lát kín căn phòng có chiều dài 5m, chiều rộng 40dm (diện tích mạch ghép không đáng kể).

2) Hãy tính số gạch cần thiết để lát kín sân nhà em (giả định sân nhà em là hình chữ nhật và diện tích mạch ghép không đáng kể).

Những bài toán này có những đặc điểm sau:

- Đặt HS vào bối cảnh cuộc sống. Khi đó, HS vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra. (Tùy khả năng của cá nhân HS, GV đưa ra các "bài toán cuộc sống" vừa sức với trẻ).

- Bài toán có tính chất mở (không cho biết kích thước viên gạch hay kích thước sân). Khi đó, HS cần tự lựa chọn loại gạch (theo ý mình thích) hay tự đo kích thước sân nhà...

- Những bài toán trên có thể cần sự phối hợp của GĐ (ví như: cung cấp thông tin về các loại gạch có trên thị trường, cùng trẻ đo đạc sân nhà...).

DH như này giúp học sinh nhìn nhận cuộc sống dưới "con mắt toán học" và dùng toán học để giải quyết các vấn đề cuộc sống, từ đó, góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình (mà không dừng lại ở kiến thức và kĩ năng KHÔ KHAN).

Đó chính là một biểu hiện DH định hướng phát triển NĂNG LỰC.

Mình tin, DH định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học sinh học tập hứng thú hơn (mặc dù, hứng thú không phải là "đích", mà chỉ là điều kiện cho việc DH hiệu quả).

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=593119587517536&set=a.261730843989747.1073741828.100004584995250&type=3