Thành viên:Quanghop bl/Note: De cuong mac dai hoc da lat

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

NHỮNG NLCB CỦA CN MAC-LENIN 2. CÂU 1:SẢN XUẤT HÀNG HÓA LÀ GÌ? SXHH là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sf được sx ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sx ra nó, mà nhằm để đáp ứng nhu cầu của người khác thông qua trao đổi hoặc mua bán trong thị trường.

  • ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA LÀ GÌ?
     Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê nin, sự ra đời của SXHH là do 2 đk sau quyết định:

Do có sự phân công lao động xã hội & do có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. Việc phân công lđ xh đã dẫn đến mỗi người chỉ sx ra 1 hoặc 1 vài sf. Trong khi đó, nhu cấu đời sống của mỗi người lại cần nhiều thứ. Vì vậy đã dẫn đến mâu thuẫn: cái thì thừa, cái thì thiếu. Vì vậy họ cần phải trao đổi sf cho nhau. Tuy nhiên, sự phân công lđ xh mới chỉ là đk cần nhưng chưa đủ, ngoài ra rõ ràng cần phải có 1 đk nữa thì sx mới trở thành SXHH được. Đó chính là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sx. Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sx, đã xác định người sở hữu tư liệu sx là người sở hữu sf lđ. Chính sự tách biệt này đã làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa.

  • ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA LÀ GÌ?
       So với sx tự cung tự cấp, SXHH có những ưu thế hơn hẳn:

+ Thứ nhất: Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xh, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. + Thứ 2: Tạo đk thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sx để thúc đẩy sx phát triển. + Thứ 3: Buộc những người SXHH phải luôn luôn năng động, nhạy bén. + Thứ 4: Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày càng phát triển. + Thứ 5: Xóa bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế tự nhiên. CÂU 2: HÀNG HÓA LÀ GÌ?

    HH là sf của lđ, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định  nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Dấu hiệu quan trọng nhất của HH là: trước khi đi vào tiêu dùng thì phải thông qua mua bán. HH được phân thành 2 loại:HH hữu hình như: lương thực, quần áo, tư liệu sx,…& HH vô hình như: dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh,…
  • PHÂN TÍCH 2 THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA.
     2 thuộc tính của HH là: giá trị sử dụng & giá trị của HH.

-Giá trị sử dụng là công cụ của HH có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Như nhu cầu tiêu dùng sx, nhu cầu tiêu dùng cá nhân về mặt vật chất & văn hóa tinh thần.

  Giá trị s’d được phát hiện là do nhưng tiến bộ khoa học-kỹ thuật & sự phát triển của LLSX nói chung. Giá trị s’d là phạm trù vĩnh viễn, là nội dung vật chất của của cải, là thuộc tính tự nhiên của HH.

- Giá trị của HH là mối quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa HH này với HH khác. Giá trị của HH là lđ xh của người SXHH kết tinh trong HH. Giá trị là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trọng SXHH, là thuộc tính xh của HH, nó phản ánh quan hệ giữa những người SXHH. Tuy vậy, 2 thuộc tính này có quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. + Thống nhất: đã là HH thì phải có 2 thuộc tính, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì sẽ không phải là HH. + Mâu thuẫn: Giá trị s’d các HH thì không đồng nhất về chất. Giá trị của HH thì đồng nhất về chất, có nghĩa đều là lđ đã được vật hóa. Quá trình thực hiện giá trị và giá trị s’d là 2 quá trình khác nhau về thời gian, do đó nếu giá trị HH không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoàng sx thừa.

  • VÌ SAO HÀNG HÓA CÓ 2 THUỘC TÍNH ĐÓ?
  Trong mỗi hình thái kinh tế xh khác nhau, SXHH có bản chất khác nhau, nhưng 1 sf được sx ra nếu là HH thì đều phải có 2 thuộc tính cơ bản là giá trị s’d & giá trị. Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng cần đên giá trị s’d khác nhau của sf để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình và giá trị s’d chính là thuộc tính tự nhiên của HH. 2 HH so sánh được với nhau thì bản thân 2 HH phải có 1 cái chúng giống nhau. Nếu ta gạt bỏ giá trị s’d của HH đi thì mọi HH đều là sf của lđ. Suy ra chính lđ là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị HH. Do đó, thuộc tính xh của HH là hao phí lđ kết tinh trong nó và là giá trị. Vậy, bất kỳ 1 vật nào muốn trở thành HH thì đều phải có đủ 2 thuộc tính: giá trị s’d & giá trị, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính đó thì sf không thể là HH.

CÂU 3: TB BẤT BIẾN, TB KHẢ BIẾN LÀ GÌ? CƠ SỞ & Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN CHIA ĐÓ LÀ GÌ? -TB bất biến là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái tư liệu sx mà giá trị được bảo tồn & chuyển vào sf, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sx. Nó tồn tại dười hình thức máy móc, nhà xưởng, nguyên, nhiên vật liệu & Ký hiệu là C. -TB khả biến là bộ phận TB ứng trước dùng để mua HH . sức lđ không tái hiện ra nhưng thông qua lđ trừu tượng người công nhân làm thuê đã sáng tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lđ, tức là có sự biến đổi về số lượng. Nó tồn tại dưới hình thưc tiền lương & được ký hiệu là V.

  • Cơ sở của việc phân chia TBBB & TBKB là nhờ tính chất 2 mặt của lđ sx ra HH bao gồm:

• Lđ cụ thể: là loại lđ bảo tồn & chuyển dịch giá trị của tư liệu sx. • Lđ trừu tượng: là loại lđ tạo ra giá trị mới

  • Ý nghĩa của việc phân chia TBBB &TBKB là đã phát hiện ra tính chất 2 mặt của lđ SXHH giúp Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TB bất biến & TB khả biến.

 Sự phân chia đó vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư m. chỉ có bộ phận TB khả biến mới tạo ra giá trị thặng dư còn TB bất biến chỉ là đk cần thiết để tiến hành sx.  Sự phân chia đó cho thấy vai trò của mỗi bộ phận TB trong việc tạo ra giá trị HH.

  • TB CỐ ĐỊNH, TB LƯU ĐỘNG LÀ GÌ? NẾU Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÂN CHIA ĐÓ.

-TB cố định là bộ phận của TB sx được s’d toàn bộ vào quá trình sx, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sf. TB cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,..

  Nó có đặc điểm là sẽ được s’d toàn bộ, giá trị chuyển dần vào gia trị sf trong nhiều chu kỳ sx. Trong quá trình hoạt động, TB cố định bị hao mòn dần. Vì vậy, để khôi phục lại TB cố định đã hao mòn cần phải lập quỹ khấu hao, chẳng hạn như sửa chữa cơ bản, mua máy móc mới.

-TB lưu động là bộ phận của TB sx, mà giá trị của nó sau 1 thời kỳ sx có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà TB dưới hình thức tiền tệ sau khi HH đã bán xong.

     TB lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên- nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng & tiền lương. Nó có đặc điểm là sẽ được s’d toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sf trong 1 chu kỳ sx.
  • Ý nghĩa của việc phân chia TB cố định & TB lưu động là: thấy được đặc điểm chu chuyển của từng bộ phận TB để tìm cách nâng cao tốc độ chu chuyển của TB.

CÂU 4: SỰ GIỐNG & KHÁC NHAU GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP SX GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯƠNG ĐỐI, TUYỆT ĐỐI & SIÊU NGẠCH LÀ GÌ? GTTD Tuyệt đối GTTD Tương đối GTTD Siêu ngạch Giống GTTD tuyệt đối & GTTD tương đối giống nhau ở chỗ đều dựa trên cơ sở là thay đổi thời gian lđ. GTTD tương đối & GTTD siêu ngạch giống nhau ở chỗ Đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lđ! Khác GTTD tuyệt đối là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lđ vượt quá thời gian lđ tất yếu trong khi năng suất lđ xh, giá trị sức lđ & thời gian lđ tất yếu không thay đổi. -GTTD tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lđ tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lđ xh, nhờ đó tăng thời gian lđ thặng dư lên ngay trong đk độ dài ngày lđ vẫn như cũ. -do toàn bộ các nhà TB thu. -nó biểu hiện quan hệ giữa công nhân & TB. -GTTD siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lđ cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của HH thấp hơn giá trị thị trường của nó. -do từng nhà tư bản thu -nó biểu hiện quan hệ giữa công nhân với TB, TB với TB.

  • NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ NÀY.
   Mục đích của các nhà TB là sx ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy các nhà TB dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và GTTD. Khái quát có 2 pp để đạt được múc đích đó là Sx GTTD tuyệt đối & sx GTTD tương đối. 2 pp này được các nhà TB s’d kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trinh phát triển của CNTB. Ta thấy ngay được rằng, giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB  cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sx, hoàn thiện tổ chức lđ & tổ chức sx để tăng năng suất lao động và giảm giá trị của HH.

CÂU 5: VÌ SAO TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN CẦN CÓ SỰ LIÊN MINH GIỮA GCCN VỚI GCND & TẦNG LỚP TRÍ THỨC?

    Do những cuộc cm đi trước đã chứng tỏ rằng: các cuộc cm sở dĩ bị thất bại là do GCCN chưa lôi kéo được những người bạn đồng minh là GCND & tầng lớp trí thức. Nổi bật nhất là sự thất bại của công xã Pari. Nhưng sang cm tháng 10 Nga, do trong quá trình lãnh đạo, Lenin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh công nông, đó cũng là 1 trong những nguyên nhân đưa đến những thắng lợi của cm tháng 10. Ông chỉ rõ: “chuyên chính vô sản lá 1 hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản- đội tiên phong của những người lđ, với đông đảo những tầng lớp không phải vô sản. Ông cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với GCND & trí thức thì GCCN không thể giữ được chính quyền nhà nước.
     Mục tiêu của cm XHCN không phải là duy trì giai cấp, duy trì nhà nước mà là tiến lên xây dựng 1 xh không còn giai cấp, không còn nhà nước. điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh công –nông-trí thức vững chắc, vì có như vậy mới lôi kéo được nông  dân, đưa nông dân đi theo con đường XHCN.

CÂU 6: LIÊN MINH CÔNG –NÔNG- TRÍ THỨC BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG & NGUYÊN TẮC NÀO?

  • Nội dung của liên minh công-nông-trí thức bao gồm:

-Liên minh về chính trị: trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước XHCN, tạo thành nòng cốt trong mặt trận dân tộc thống nhất. Trong đấu tranh, liên minh này nhằm giành lấy chính quyền về tay GCCN cùng với nhân dân lđ. Trong quá trình xây dựng CNXH liên minh này cùng nhau bảo vệ chế độ XHCN và mọi thành quả cm, làm cho nhà nước XHCN ngày càng vững mạnh. -Liên minh về kinh tế: hoạt động kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xh, đồng thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của các giai cấp trong xh. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xh, nó sẽ trở thành 1 động lực to lớn thúc đẩy xh phát triển, ngược lại nó cũng sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của xh. Đây là nội dung cơ bản, quyết định nhất vì có liên minh vể kinh tế chặt chẽ mới thực hiện được liên minh trong các lĩnh vực khác. -Liên minh về văn hóa –xh: liên minh công-nông-trí thức phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa để thích nghi với nền công nghiệp sx hiện đại, xây dựng 1 xh nhân văn, nhân đạo, trong quan hệ hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác; phải hiểu biết chính sách- pháp luật để tham gia quản lý kinh tế, quản lý xh, quản lý nhà nước.

  • Liên minh công-nông-trí thức bao gồm những nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp trong khối liên minh công-nông-trí thức. -Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. -Phải kết hợp đúng đắn các lợi ích của GCCN-GCND và trí thức. CÂU 7: ĐẢNG CÔNG SẢN CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG VIỆC HOÀN THÀNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN? Sự lãnh đạo của Đ CS là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho GCCN hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình:  Đ CS mang bản chất GCCN.  Đ CS đã thể hiện vai trò lãnh đạo thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ.  Đ CS đã đề ra đường lối; tuyên truyền, vận động đưa đường lối vào thực tiễn cuộc sống; tổ chức thực hiện và gương mẫu thực hiện đường lối đó. CÂU 8: CÁCH MẠNG XHCN LÀ GÌ? VÌ SAO CM XHCN LẠI RA ĐỜI?

  • cm XHCN là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ TBCN lỗi thời bằng chế độ XHCN. Trong cuộc cm đó, GCCN là giai cấp lãnh đạo và cũng với quần chúng nhd lđ xây dựng 1 xh công bằng, dân chủ, văn minh.
  • cm XHCN ra đời bởi nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa LLSX có tính xh hóa cao với tính chất tư nhân TB CN về tư liệu sx dưới CNTB. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sx toàn xh do tính cạnh tranh của nền SXHH TBCN tạo ra. Vì vậy, để phù hợp với tính chất ngày càng xh hóa cao của LLSX chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sx TBCN bằng quan hệ sx XHCN thông qua cuộc cm XHCN.

CÂU 9: CÁNG MẠNG XHCN CÓ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC & NỘI DUNG NÀO?

  • Mục tiêu cao cả nhất của cm XHCN đó là phải hiện thực hóa qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lđ đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhd lđ bằng công tác tổ chức xh 1 cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đ CS.

 Trong giai đoạn thứ nhất, GCCN phải đoàn kết với những người lđ khác để thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột.  Trong giai đoạn thứ 2, GCCN phải tập hợp các tầng lớp nhd lđ vào công cuộc tổ chức 1 xh mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng “ người bóc lột người” để không còn tình trạng dân tộc này áp bức –bóc lột dân tộc khác.  Đến giai đoạn cao nhất là giai đoạn Chủ Nghĩa Cộng Sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước giai cấp vô sản vượt lên thành giai cấp thống trị.

  • Động lực của cuộc cm XHCN là:

Cm XHCN với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhd lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhd lđ, do vậy đã thu hút được sự tham gia của quần chúng nhd lđ trong suốt quá trình cm. -GCCN là lực lg hành đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc cm XHCN, đây vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cm XHCN. -GCND có nhiều lợi ích cơ bản, thống nhất với lợi ích của GCCN. Dó đó giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cm XHCN. Sự tham gia đồng đảo của GCND là đk đảm bảo sự lãnh đạo của Đ CS, là cơ sở xây dựng chính quyền –nhà nước vững mạnh, là yếu tố đảm bảo để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. -Trong quá trình xây dựng CNXH, vai trò của đội ngũ trí thức lại càng trở nên quan trọng. Trí thức là những người góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, là những người chăm lo sức khỏe cho nhd. Họ tham gia xd đường lối của Đ’, chính sách pháp luật của nhà nước & phổ biến , truyền bá chúng đến với nhd. Trí thức là những người sáng tạo ra giá trị khoa học kỹ thuật, tiếp thu những thành tựu khoa học trên thế giới, áp dụng vào trong cuộc sống, truyền bá vào trong nhd.

  • Nội dung của cm XHCN là:

-Trên lĩnh vực chính trị:Trước tiên là phải đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay GCCN, nhd lđ; đưa những người lđ từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xh.Tiếp theo, cần phải tạo đk làm sâu rộng thêm nền dân chủ XHCN. -Trên lĩnh vực kinh tế: trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lđ đối với tư liệu sx, thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sx bằng chế độ sở hữu XHCN với những hình thức thích hợp. Thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lđ với tư liệu sx. -Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: thực hiện việc giải phóng những người lđ về mặt tinh thần thông qua xd từng bước thế giới quan & nhân sinh quan mới cho người lđ, hình thành những con người mới XHCN, giàu lòng yêu nước thương dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo; có hiểu biết, có khả năng giải quyết 1 cách đúng đắn mqh cá nhân, gđ & xh. CÂU 10:NỀN VĂN HÓA XHCN ĐƯỢC HIỀU NHƯ THẾ NÀO?

  Nền văn hóa XHCN là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sx TBCN đã lỗi thời & phương thức sx mới của XHCN đã hình thành. Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được xd & phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của GCCN, do Đ CS lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhd, đưa nhd lđ trở thành chủ thể sáng tạo & hưởng thụ văn hóa.
  • NÊU ĐẶC TRƯNG, NỘI DUNG & PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XHCN.

-Đặc trưng của việc xd nền văn hóa XHCN là: xd nền văn hóa XHCN là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xd CNXH. Xd & phát triển kinh tế -xh trong XHCN phải nhằm mục tiêu văn hóa; vì 1 xh công bằng, dân chủ, văn minh; vì sự phát triển tự do, toàn diện của con người. điều đó cho thấy văn hóa là kết quả của nền kinh tế XHCN, nhưng đồng thời các nhân tố văn hóa khác cũng luôn luôn gắn bó với đời sống kinh tế-xh & trở thành động lực của sự phát triển kinh tế-xh. -Nội dung của việc xd nền văn hóa XHCN là: cần phải nâng cao trình độ dân chí, hình thành đội ngũ trí thức của xh mới. Xd con người mới phát triển toàn diện, chẳng hạn: xd lối sống mới XHCN, xd gia đình văn hóa XHCN. Tuy con người là sf của lịch sử, nhưng chính hoạt động của con người đã sáng tạo ra lịch sử. -Phương thức xd nền văn hóa XHCN là: +Giữ vững & tăng cương vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng GCCN trong đời sống tinh thần của xh. +Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đ CS & vai trò quan lý của nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa. +Xd nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc & tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. +Tổ chức & lôi cuốn quần chúng nhd vào các hoạt động & sáng tạo văn hóa. CÂU 11: VÌ SAO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH TÔN GIÁO VẪN CÒN TỒN TẠI? Trong tiến trình xd CNXH & trong xh XHCN, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của tín ngưỡng-tôn giáo, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau: -Nguyên nhân nhận thức: là do trước những sức mạnh tự phát của thế giới tự nhiên & xh mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho 1 bộ phận nhd đi tìm sự an ủi, che chở & lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh. -Nguyên nhân kinh tế: là do những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên về kinh tế, chính trị, văn hóa, xh vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lương siêu nhiên. -Nguyên nhân tâm lý:là do trong mqh giữa sự tồn tại của xh & ý thức của xh thì ý thức của xh thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của sự tồn tại của xh, trong đó ý thức tôn giáo lại thường là yếu tố mang tính chất bền vững nhất trong đời sống tinh thần của mỗi con người, mỗi xh. -Nguyên nhân chính trị-xh:là do những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu của 1 bộ phận quần chúng nhd, chính vì thế trong 1 chừng mực nhất định, tôn giáo có sức hút mạnh mẽ đối với họ. -Nguyên nhân văn hóa: là do trong thực tế sinh hoạt văn hóa xh, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xh & trong 1 mức độ nhất định nó có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng , phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, tôn giáo vẫn còn tồn tại để đáp ứng 1 bộ phận nhd.

  • CHỦ NGHĨA MAC-LENIN CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO?

Tín ngưỡng-tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm & phức tạp. Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể & chuẩn xác có tính nguyên tắc với những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin như sau: • Khắc phúc dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xh phải gắn liền với quá trình cải tạo xh cũ, xd xh mới là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xd CNXH. • Tôn trọng & đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng & không tín ngưỡng của công dân. • Đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo. Đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Đoàn kết toàn dân tộc để xd & bảo vệ tổ quốc. • Cần phân biệt 2 mặt chính trị & tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. • Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ayligio.bachtuyet !

Liên kết đến đây

Các ghi chú của cùng tác giả