Thư gửi Giáo sư Chu Hảo nhân dịp đọc Phân tâm học nhập môn của Sigmund Freud

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thư trước em không biết có đến được tay Giáo sư hay không. Nhưng em vấn viết tiếp vì có nhiều vấn đề em muốn nói với Giáo sư. Lá thư này em bắt đầu viết từ tháng 8/2007 nhân dịp em được đọc cuốn “Phân tâm học nhập môn” của Sigmund Freud. Nhưng do có nhiều công việc nên lá thứ này đến nay mới viết xong. Mặt khác, đây là thư về những vấn đề khoa học nên em không gửi qua bưu điện mà đưa lên thư viện khoa học để nhiều người có thể đọc. Cuốn “Phân tâm học nhập môn” này em mới đọc phần đầu bởi em không có nhiều thời gian. Nhưng chỉ mới có đọc một số phần đầu nhưng em đã nhận ra được một số vấn đề mà em muốn nêu ra đây để Giáo sư hiểu được về được những điều mà em nêu trong thuyết của mình.

Trước hết, về vấn đề quan sát các hiện tượng, các hành vi được điều khiển bởi hệ thần kinh và xem xét về các giấc mơ, Freud đã có những quan sát và mô tả kỹ càng hơn em. Có thể là do công việc mà Freud đã làm tốt vấn đề này, còn em thì không. Nhưng không vì vậy mà thuyết của Freud đạt được những thành tựu tốt hơn em về hoạt động của hệ thần kinh mà có thể nói là có phần giúp em thêm tin tưởng vào tính đúng của những vấn đề mình giải quyết. Đây không phải là sự phóng đại hay tự khen mình. Em và Freud hay Freud và em đều đặt mục tiêu nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh và có một điểm chung là nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh thông qua các hành vi. Điểm khác trong việc này là Freud quan sát hành vi của những bệnh nhân tâm thần và một số người bình thường, con em quan sát hành vi của những người bình thường và không quan sát người bệnh tâm thần vì em không phải là bác sỹ thần kinh. Em không biết Giáo sư có nghiên cứu về lĩnh vực thần kinh hay không cho nên em cũng không biết Giáo sư có nắm bắt được ý của em về lĩnh vực này hay không. Dù sao em cũng muốn có người để chia sẻ với em suy nghĩ của mình. Nếu đây không phải là lĩnh vực của Giáo sư thì em đề nghị Giáo sư chuyển những suy nghĩ này và những điều em đã nêu về lĩnh vực thần kinh cho những người đã và đang nghiên cứu về vấn đề này. Em trở lại vấn đề nói trên đây. Sự quan sát khác nhau hay quan điểm khác nhau đã dẫn đến những kết luận giữa em và Freud khác nhau. Freud tìm thấy một số biểu hiện giống nhau giữa người bình thường và bệnh nhân tâm thần và đã đi đến kết luận là người bình thường cũng có bệnh tâm thần với biểu hiện là các hành vi sai lạc. Còn em lại có kết luận khác về vấn đề này, đó là với người bình thường, do có khả năng kiểm soát và chọn lọc, nên những hành vi sai lạc của người bình thường lại là những biểu hiện cho khả năng hoạt động sáng tạo (tất nhiên không phải có biểu hiện hành vi sai lạc là có khả năng sáng tạo). Vâng, nếu như con người chỉ có khả năng lặp lại đúng những hành vi mà hệ thần kinh tiếp nhận được thì thế giới sẽ chẳng có một sự đổi thay nào, không có một sự phát triển nào và tri thức của loài người sẽ cực kỳ nghèo nàn. Trong thực tế để có sự giải thích đúng đắn về những hành vi sai lạc và sự sáng tạo thì vấn đề không đơn giản và em đã phải mất hơn mười năm. Vấn đề là ở chỗ nếu chỉ xét đến một vài hành vi sai lạc của một người mà không có một quá trình theo dõi trong thời gian dài, nếu không phân loại các hành vi sai lạc và phân nhóm những người có hành vi giống nhau, nếu chỉ xem xét các hành vi sai lạc mà không cho rằng cấu trúc giải phẫu của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và cố gán cho sự điều khiển các hành vi sai lạc một nguyên nhân nào đó (như Freud đã cho đó là sự dồn nén tính dục) hoặc nếu chỉ xem xét cấu trúc giải phẫu của hệ thần kinh bao gồm cả việc sử dụng các thiết bị hiện đại để xem xét sự hoạt động của hệ thần kinh như các máy điện não đồ, máy cộng hưởng từ…, mà không xem xét đến kết quả hoạt động của nó thể hiện bằng các hành vi, nếu chỉ xem xét sự xuất hiện các lời nói sai lạc trong hệ thống ngôn ngữ này mà không chú ý đến sự xuất hiện đó trong hệ thống ngôn ngữ khác, và chỉ chú ý đến sự sai lạc trong lúc nói ra mà không chú ý đến cả sự nghe sai, nhìn sai, nói tóm lại là nếu không chú ý đến quan điểm toàn diện thì khó có thể dẫn đến những kết luận đúng. Freud đã có quan điểm duy vật biện chứng khi nghiên cứu về các hành vi sai lạc, nhưng thiếu tính toàn diện, Freud mới chỉ quan sát và nghiên cứu về những hành vi sai lạc, trong khi đó có nhiều biểu hiện khác của hoạt động thần kinh như sự thông minh, hoạt bát, khéo léo, ngây ngô, chậm chạp, vụng về, các hiện tượng nói lắp, nói lặp, khả năng ghi nhớ và tiếp thu của người này là rất nhanh và chuẩn xác, trong khi của người khác là chậm và có nhiều sai sót, tính sáng tạo ở người này nhưng trong người khác là tính bảo thủ trầm trọng, v.v… Freud nghiên cứu về các hành vi sai lạc và cho rằng đó là do tác động của sự dồn nén tính dục không thể kìm hãm được. Có thể Freud sẽ kết luận khác đi nếu khoa học thời kỳ của Freud cung cấp cho Freud những dữ liệu về cấu tạo của hệ thần kinh và Freud chú ý đến điều này. Sự ảnh hưởng của cấu trúc hệ thần kinh tới các hành vi nói chung và các hành vi sai lạc là đáng kể khi chỉ cần xét đến sự liên hệ của mỗi tế bào thần kinh tới các tế bào thần kinh khác. Có nhiều mối liên hệ từ một tế bào thần kinh tới nhiều tế bào thần kinh khác thông qua các mối, các dây liên kết các tế bào thần kinh và điều này cũng đã đủ làm xuất hiện nhiều khả năng dẫn đến các hành vi khác nhau chứ chưa cần đến sự dồn nén tính dục làm bùng nổ các hành vi sai lạc (nếu quả thật sự dồn nén tính dục làm được điều này). Khi cần có hành vi phù hợp để đáp ứng với các tác động bên ngoài, một người bình thường có thể có nhiều giải pháp và họ sẽ chọn một giải pháp thông thường hoặc một giải pháp mới xuất hiện để đáp lại. Giải pháp thông thường là giải pháp đã được tiếp thu để đáp lại các tác động tương tự, còn giải pháp mới là do người đó biến đổi từ các giải pháp đã tiếp thu và đó chính là sự sáng tạo. Sự sáng tạo có thể diễn ra nhanh ngay sau khi có tác động và cũng có thể phải sau những quá trình tư duy dài. Freud xem sự diễn ra nhanh và không chú ý tới sự chọn lọc là hành vi sai lạc. Nhưng sự sai lạc này lại là cơ sở cho những tuyệt tác thơ khi ngoài yêu cầu về ý, trong thơ còn có yêu cầu gieo vần và giai điệu. Người Việt nam sẽ không có thơ lục bát khi trong não của các nhà thơ không tạo ra được mối liên kết giữa các từ gần âm. Sự sai lạc mà Freud và nghe thấy thực ra đó là những từ gần âm và nó dễ được kích hoạt hơn những từ đúng lẽ ra được dùng. Sự sai lạc trong nghe nhìn có thể dẫn đến sự nhìn nhận sai, nhưng không ít trường hợp nó lại tạo ra sự nhìn nhận đúng từ những cái không theo tiêu chuẩn, những cái dị thanh dị hình. Ví dụ điển hình cho các trường hợp này là nhận dạng chữ viết. Chữ viết của mỗi người là khác nhau, còn trong nghệ thuật thì cách viết còn phong phú hơn rất nhiều, nhưng bộ não vẫn có thể nhận ra mặc dù trước đó chưa được tiếp nhận kiểu chữ đó. Ví dụ nữa là việc phải nghe các giọng nói địa phương. Giọng nói địa phương hay thổ ngữ không mang tính phổ thông và chỉ có người địa phương mới dễ nghe và dễ hiểu. Nhưng những người ở địa phương khác chuyên dùng tiếng phổ thông vẫn có thể nghe và hiểu được mặc dù họ khó có thể nói được giọng địa phương đó. Nói cách khác, đã có những phương thức hoạt động của hệ thần kinh dẫn đến sự biến đổi thông tin theo cách riêng của hệ thần kinh. Đó là các phương thức hoạt động sáng tạo và phương thức hoạt động trí tuệ. Đây là hai phương thức hoạt động bậc cao của hệ thần kinh. Các phương thức khác là phản xạ không điều kiện có điều kiện do Páp-Lốp tìm ra, phương thức nữa là phản ứng thần kinh. Hai phương thức hoạt động bậc cao hoạt động trên cơ sở các mối liên hệ và liên kết thần kinh giữa các tế bào thần kinh là không chắc chắn, chúng có thể bị đứt đoạn tạm thời hoặc lâu dài, đồng thời những mối liên hệ và liên kết mới có thể được tạo ra. Các mối liên hệ và liên kết mới này được thiết lập trên cơ sở các tế bào thần kinh có phổ tiếp nhận kích thích thần kinh. Phổ tiếp nhận kích thích thần kinh giúp cho tế bào thần kinh có thể được kích hoạt từ nhiều nguồn kích thích khác nhau. Phổ càng rộng thì khả năng tiếp nhận kích thích càng lớn và do đó càng có nhiều mối liên hệ và liên kết mới dễ được thiết lập. Các mối liên hệ mới này dễ dẫn đến các hành vi sai lạc và sự sáng tạo. Số lượng, mức độ sai lạc và sự sáng tạo chịu sự chi phối của số mối liên hệ và liên kết mới được thiết lập và khả năng kiểm soát, chọn lọc của. Số mối liên hệ mới và liên kết mới này lại chịu sự chi phối của cấu trúc từng hệ thần kinh. Đây là lý do giải thích tại sao tồn tại mức độ và năng lực hoạt động thần kinh khác nhau trong thực tế. Hệ thần kinh không phải là những cỗ máy được chế tạo hàng loạt và có thể nói rằng mỗi hệ thần kinh là một sản phẩm duy nhất được tự nhiên tạo ra. Tính đặc sắc của hệ thần kinh không phải ở chỗ nó được tổ chức tốt mà chính là từ sự mềm yếu, sự lộn xộn của nó. Sự mềm yếu, sự lộn xộn đó có thể dẫn đến hai thái cực: Hoặc là sự thông minh, hoặc là bệnh tâm thần. Sự thông minh, hiểu một cách đơn giản nhất, đó là sự lắp ghép có lý những cái tưởng chừng không thể lắp ghép được, còn bệnh tâm thần thì ngược lại, chúng biến những điều có lý thành điều vô lý. Tuy vậy cũng cần phải nói thêm rằng không phải bất kể trường hợp biến cái có lý thành vô lý nào cũng là bệnh tâm thần bởi hệ thống kiểm soát và chọn lọc của hệ thần kinh không phải luôn thường trực và nhanh nhạy. Có rất nhiều điều để nói về hoạt động của hệ thần kinh mà khuôn khổ một bức thư không thể nói hết được và bàn luận về thuyết Phân tâm của Freud thì có thể là hàng chục trang, vì vậy em xin tạm dừng ở đây. Nếu có thời gian, em sẽ nói trong bức thư sau về sự phản ánh của những giấc mơ, điều mà Freud cũng nghiên cứu.

Xin chúc Giáo sư mạnh khoẻ.

Kính thư Phùng văn Hoà

Liên kết đến đây