Thảo luận:Giai thoại văn học Việt Nam/Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hi anh Phúc. Em nghe người ta thường thắc mắc Nguyễn Công Trứ có hai điều trái ngược: 1. Rất đa tình với giới ca kỹ nhưng lại chấp nhặt với một Thúy Kiều, và khắt khe với một Nguyễn Du. 2. Hết lòng giúp dân khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế, ông sáng lập ra hai hyện của Thái Bình, nhưng cũng tham gia đàn áp nặng nề những cuộc khởi nghĩa nông dân. Đôi khi tự mình suy nghĩ linh tinh thì em cho là ông cũng thật máy móc, tuy bề ngoài là người dám gạt phăng dư luận, dám làm những điều trái ngược, nhưng suy nghĩ lại chịu một sự ràng buộc của quan niệm đạo đức kiểu trung quân ái quốc máy móc, có thể tự ông không thấy hoặc thấy mà không biết cách giải thoát chính mình. Rốt cuộc ông cũng không dứt được chữ danh? Cuối cùng thì em cảm thấy cái vùng vẫy của Nguyễn Công Trứ vẫn cứ bế tắc mà không đạt được đến một con người tự do. Ngông vẫn chỉ là ngông.

Chúc Thành, 14:24, 12/12/2011 (UTC)

Giờ anh mới biết Nguyễn Công Trứ là người phản bác Truyện Kiều. Cảm ơn Chúc Thành!

Nguyenthephuc, 10:26, 12/12/2011 (UTC)

Nói về sự "ràng buộc" và "sự phá vỡ ràng buộc", kiếm hiệp có những đoạn thật thú vị. Đoạn đối thoại của Lệnh Hồ Xung và Phong Thanh Dương trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung vạch rõ cái vô lý khi dân giang hồ theo đuổi cái danh hão đến coi thường cả tính mệnh. Ngọa Long Sinh cũng góp phần trào phúng cái danh dự hủ nho của "tứ đại hiền" trong Đàn chỉ thần công.

Chúc Thành, 00:28, 12/12/2011 (UTC)