Trí tuệ nhân tạo biết đọc và hiển thị suy nghĩ của con người

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa chúng ta đến gần hơn với những cỗ máy biết đọc suy nghĩ của con người như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã phát triển những thuật toán “học nhiều tầng” (deep learning) giúp mô hình hóa và giải mã não bộ.

Trước tiên, họ mô hình cách thức não bộ mã hóa thông tin. Khi ba người phụ nữ tham gia thí nghiệm xem hàng trăm đoạn video ngắn trong nhiều giờ, một máy chụp cộng hưởng từ chức năng (MRI) sẽ đo tín hiệu từ các cử động ở vùng vỏ não thị giác và những vùng khác trên não của họ. Một mạng nơ-ron nhân tạo (artificial neural network) được thiết kế để xử lý hình ảnh, nó phải học cách liên hệ những hình ảnh từ đoạn video với các cử động trên não bộ. Khi những người phụ nữ xem thêm các đoạn clip khác, hoạt động dự đoán của thuật toán khi ấy sẽ ứng với những chuyển động thực tế ở một loạt các vùng trên bộ não. Từ đó, những nhà khoa học sẽ hình dung được đặc trưng của từng vùng khi đang hoạt động. Trong khi đó, một mạng nơ-ron nhân tạo khác sẽ làm nhiệm vụ giải mã tín hiệu thần kinh: dựa trên cử động của não người tham gia, nó có thể dự đoán chính xác 50% chương trình mà người đó đang xem (bằng cách chọn 1 trong 15 chủ đề như chim, máy bay hay bài tập thể dục, vv...).

Chúng ta đang đến gần hơn với những cỗ máy biết đọc suy nghĩ của con người như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. (Ảnh minh họa)

Khi được cho tập luyện xử lý dữ liệu từ não của một phụ nữ khác, mạng nơ-ron nhân tạo vẫn có khả năng phân biệt hình ảnh chính xác tới 25%, theo kết quả mà nhóm nghiên cứu công bố trên Cerebral Cortex. Ngoài ra, nó còn có khả năng tái dựng một phần những gì người tham gia đã nhìn thấy, bằng cách biến những cử động trên võ não thành các điểm ảnh, tuy nhiên mới chỉ ở dạng những đốm trắng. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng, nghiên cứu của họ sẽ mang đến khả năng tái hiện những hình ảnh tinh thần, cùng sử dụng cơ chế giống như khi xử lý ảnh. Việc chuyển đổi tín hiệu do mắt nhìn thấy sang dạng “bit” sẽ giúp con người truyền đạt suy nghĩ hay ước mơ sống động đến máy tính hoặc người khác, không phải qua ngôn từ hay những cú nhấp chuột; và còn có thể giúp cho những người từng trải qua “thương tổn” mất khả năng giao tiếp.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Bản gốc: Sciencemag
  • Bản dịch: Tạp chí Tia sáng, Thế Hải lược dịch
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này