Trở nên nổi tiếng nếu không có lòng tự trọng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lòng tự trọng thấp có thể khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Khi cảm thấy tự ti, bạn sẽ càng gặp nhiều trở ngại trong việc giao tiếp và hòa đồng với người khác. May mắn thay, bạn có thể áp dụng nhiều cách để được người khác ngưỡng mộ và yêu quý ngay cả khi thiếu tự tin vào bản thân.

Các bước[sửa]

Củng cố lòng tự trọng[sửa]

  1. Liệt kê danh sách thành quả đạt được. Khi lòng tự trọng bị hạ thấp, bạn thường quên đi những thành tựu mà mình đạt được. Chuẩn bị giấy và đặt đồng hồ đếm 20 phút. Viết tất cả thành quả của bản thân, cho dù là lớn hay nhỏ.[1]
    • Ví dụ như đậu kỳ thi, hoàn thành đồ án học tập, được công nhận sinh viên ưu tú, hoặc nắm giữ vị trí số 1 trong ban nhạc đều là những thành quả có giá trị.
    • Bạn có thể thực hiện điều này mỗi khi cảm thấy bản thân tồi tệ.
  2. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Càng nghe nhiều điều tiêu cực về bản thân, bạn càng tin vào chúng. Những suy nghĩ này thường sai lầm. Bạn nên liệt kê những ý kiến tiêu cực về bản thân và tuyên bố tích cực để bác bỏ suy nghĩ không tốt.[1]
    • Nếu cho rằng, "Mình là kẻ thất bại," bạn nên thay thế bằng, "Mình thành công trong nhiều lĩnh vực." Nếu viết rằng, "Không ai quan tâm mình," bạn cần thay thế bằng, "Vẫn có nhiều người quan tâm đến mình."
    • Đọc to những câu khẳng định tích cực. Cất danh sách ở đầu giường. Bạn có thể cần đọc qua danh sách hằng ngày.
  3. Ngừng so sánh bản thân với người khác. Bạn rất dễ nhìn lên người khác và bắt đầu cảm thấy mình không quan trọng, hấp dẫn, hoặc thành công bằng họ.[2] Tuy nhiên, bạn không thể biết được cuộc sống đời tư của người khác như thế nào hoặc để trở thành như vậy họ phải trải qua những gì. Người duy nhất mà bạn đang đấu tranh chính là bản thân mình.[3]
    • Liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Điểm yếu là những thứ mà bạn sẽ cố gắng cải thiện. Ví dụ, một trong những nhược điểm có thể là bạn thường xuyên đi trễ. Khi đó bạn có thể khắc phục bằng cách tập thói quen đúng giờ.
    • Khi dồn hết tâm trí vào bản thân, bạn sẽ không có thời gian để chú ý đến người khác.
  4. Đặc mục tiêu thực tế. Mức độ mục tiêu nên ở mức thấp và trong tầm khả năng của bạn. Không nên đặt kỳ vọng quá cao có thể dẫn đến thất bại. Để đạt được mục tiêu cần có quá trình, và đôi khi bạn sẽ bị chùn bước hoặc không hoàn thành mục tiêu nhanh như kế hoạch. Chỉ cần tiếp tục cố gắng và không bao giờ bỏ cuộc.[4]
    • Nếu chưa bao giờ tập luyện và mục tiêu là chạy ma-ra-tông trong một tháng, chắc chắn bạn sẽ thất bại. Thay vào đó bạn nên vạch ra mục tiêu thực tế hơn đó là chạy 5 km trong ba tháng và tuân theo kế hoạch chạy bộ nhất quán.
    • Sử dụng phương pháp SMART để làm cơ sở đặt mục tiêu thực tế cho bản thân.
  5. Chăm sóc sức khỏe thể chất. Tập luyện, ngủ đủ giấc, và ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn. Tập luyện giúp sản sinh endorphin cải thiện tâm trạng. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ khiến cho suy nghĩ tiêu cực trở nên trầm trọng hơn. Chế độ cân bằng, nhiều trái cây và rau quả, cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng.[5]
    • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Hết hết chúng ta cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.[6] Nếu ở độ tuổi vị thành niên, bạn cần ngủ nhiều hơn từ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm.[7]
  6. Thực hiện các hoạt động ưa thích. Bạn nên thực hiện ít nhất một hoạt động mà mình yêu thích mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ, xem tivi, đọc tạp chí, nghe nhạc, hoặc gặp gỡ bạn bè. Khi dành thời gian với người khác, bạn nên tiếp xúc với những người giúp bạn có cái nhìn tốt đẹp hơn về bản thân.[1]
    • Ngoài ra bạn cũng có thể làm điều tốt với người khác (ví dụ như tặng thiệp, mỉm cười, làm tình nguyện). Bạn sẽ cảm thấy tích cực về bản thân khi làm điều tốt cho người khác.
    • Tham gia hoạt động ưa thích là cách để bạn tự chăm sóc bản thân mình.

Tăng cường sự mến mộ[sửa]

  1. Trở nên hòa đồng. Nếu mọi người cảm thấy vui vẻ khi tiếp xúc với bạn, thoải mái, và có thể là chính mình, họ sẽ dành nhiều thời gian để gặp gỡ bạn. Bạn nên có thái độ tích cực khi giao tiếp với người khác.[8] Không nên nói xấu người khác, cũng như đồn đại, than phiền, nhắc lại vấn đề của mình.
    • Trở nên tích cực không có nghĩa là bạn bỏ qua vấn đề. Thay vào đó, bạn nhìn vào mặt tốt của mỗi tình huống.[9]
    • Ngay cả khi trải qua một ngày tồi tệ, bạn nên nghĩ về những thứ tốt đẹp đã diễn ra. Nếu có ai hỏi thăm, bạn có thể trả lời, "Hôm nay không được tốt cho lắm, nhưng mình có đọc bài viết buồn cười lắm. Bạn có muốn nghe không?" Ngày hôm nay có thể không suôn sẻ, nhưng bạn vẫn có thể nói về điều gì đó tốt đẹp.
    • Luôn khen ngợi và khuyến khích những người xung quanh.
  2. Trở thành người biết lắng nghe. Mọi người sẽ thích ở cạnh bạn khi bạn quan tâm đến lời nói của họ.[10][11] Khi ai đó đang nói chuyện, bạn không nên gián đoạn hoặc nghĩ mình nên nói gì tiếp theo. Tập trung vào người đối diện và nhìn thẳng vào mắt họ.
    • Khi có người nói chuyện, bạn nên tập trung vào lý do mà họ muốn bạn thảo luận cùng và thông điệp truyền tải của họ.[12]
    • Để cho đối phương có cơ hội bày tỏ ý kiến. Gật đầu, nói "vâng," hoặc "Mình hiểu" để họ biết rằng bạn đang thật sự lắng nghe những gì họ nói.
    • Nếu ai đó nói về chủ đề ngoài tầm kiến thức, bạn nên hỏi những câu để tiếp nhiên liệu cho cuộc trò chuyện và giúp bạn hiểu thêm về nội dung. Bạn cũng có thể nói, "Ồ thật là thú vị. Bạn nghe được chuyện này ở đâu vậy?"
    • Đặt câu hỏi và hướng cuộc đối thoại về người kia có thể trở nên hữu ích nếu hôm nay bạn không được tự tin và không muốn nói về bản thân mình.
  3. Sở hữu khiếu hài hước. Ai cũng thích những người có óc hài hước luôn làm người khác cười đùa và không quá nghiêm túc.[13] Điều này không có nghĩa lúc nào bạn cũng phải đi kể chuyện cười cho người khác nghe.
    • Thay vì cảm thấy bực bội, bạn nên tìm sự hài hước đằng sau những hoạt động hằng ngày của mình.[14] Ví dụ, nếu bị té cầu thang, bạn nên đùa rằng mình hơi vụng về hoặc sàn nhà đang di chuyển thay vì cảm thấy khó chịu vì xấu hổ.
    • Xem phim và chương trình hài, tiếp xúc với những người vui vẻ, hoặc đọc sách hài để cải thiện óc hài hước.
  4. Là chính mình. Không thay đổi bản tính để mọi người thích mình. Bạn là cá thể duy nhất trên thế giới. Việc thay đổi bản thân có thể gây áp lực và khiến cho người ta không thích con người hiện tại này. Bạn nên thể hiện bản chất thật của mình.[15]
    • Người khác có thể nhận biết bạn có thành thật hay không và có thể cảm thấy khó chịu về điều này.
    • Điều khiến bạn trở nên đặc biệt (ví dụ như óc hài hước, phong cách riêng, tiếng cười độc lạ, v.v…) thường là những thứ thu hút người khác lại gần bạn.
  5. Không quá tập trung vào sự nổi tiếng. Khi muốn trở nên nổi tiếng, bạn hoàn toàn dành tâm trí vào việc này. Khi đó bạn sẽ bắt đầu làm những thứ để người khác hài lòng và ấn tượng. Điều này có thể mang lại hiệu quả ban đầu, nhưng trong thời gian dài sẽ không còn phát huy tác dụng.[13]
    • Sử dụng chiến lược phù hợp với bạn.
    • Nếu lòng tự trọng bị trói buộc vào cách người khác đánh giá mình, bạn sẽ cảm thấy cô đơn và tồi tệ về bản thân hơn.

Trở thành người của xã hội[sửa]

  1. Tìm hiểu cách bắt đầu cuộc trò chuyện. Người nổi tiếng có thể dễ dàng bắt chuyện với nhiều loại người. Điều này có thể đáng sợ hoặc khó chịu. Cười, tiếp xúc ánh mắt, và bắt đầu câu chuyện phù hợp với tình huống.[16]
    • Bạn có thể đưa ra lời khen. Áp dụng câu nói, "Mình thích ____ của bạn, bạn mua ở đâu vậy?"
    • Bạn có thể giới thiệu bản thân mình, "Chào bạn, tên mình là ___ ."
    • Nếu đang ở bảo tàng hoặc triển lãm, "Bức tranh này thật đẹp. Anh có biết tác giả là ai không?" hoặc "Mình thích kiểu tác phẩm này. Chị có biết chỗ nào trưng bày thể loại như vậy hay không?"
    • Chuẩn bị câu hỏi để bắt đầu trò chuyện sẽ giúp bạn bớt lo âu hơn khi làm quen với người mới.
  2. Tiếp xúc ánh mắt khi nói chuyện với người khác. Việc duy trì ánh mắt cần có thời gian luyện tập và là một thử thách nếu bạn có lòng tự trọng thấp. Bắt đầu bằng 5 giây, và sau đó tăng dần thời gian. Để ngưng tiếp xúc mắt, bạn có thể nhìn sang những phần khác trên khuôn mặt (không bao giờ nhìn dưới cằm, và trên vai), sau đó tiếp tục nhìn vào mắt đối phương.
    • Duy trì ánh mắt thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ và tạo mối liên kết giữa bạn và người kia.
    • Tiếp xúc mắt nhiều hơn khi bạn đang lắng nghe thay vì đang nói chuyện.[17]
  3. Mỉm cười với mọi người. Nhìn vào mắt và nở nụ cười khi thấy họ. Điều này giúp bạn hấp dẫn hơn và khiến người khác cảm thấy thoải mái. Hành động cười thậm chí có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng khi cười với người khác, họ sẽ đáp lại nụ cười của bạn vì nụ cười rất dễ lan truyền.[18]
    • Nụ cười chân thành thu hút người đối diện và giúp bạn có thêm bạn bè mới.[19]
    • Nụ cười ra hiệu cho người khác thấy rằng bạn là người vui vẻ, tích cực; đây là kiểu người mà ai cũng muốn tiếp xúc.

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi nhớ rằng xây dựng lòng tự trọng là cả một quá trình. Cách duy nhất để cải thiện sự tự tin đó là hành động; bắt đầu với những thay đổi nhỏ, tích cực mà bạn cảm thấy thoải mái, và tập trung hoàn thiện bản thân và cuộc sống.
  • Lòng tự trọng cao giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
  • Viết nhật ký đặc tính cá nhân và luôn nghe theo bản thân mình.
  • Tránh những người muốn kéo bạn xuống, làm cho bạn lo lắng và hạ thấp niềm tin vào bản thân.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://psychcentral.com/lib/blueprints-for-building-self-esteem/?all=1
  2. http://au.reachout.com/steps-to-improve-self-esteem
  3. http://psychcentral.com/blog/archives/2011/10/30/6-tips-to-improve-your-self-esteem/
  4. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/03/03/5-tips-for-healthy-goal-setting/
  5. http://ajcn.nutrition.org/content/97/2/419.full.pdf+html
  6. https://sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need
  7. https://sleepfoundation.org/sleep-topics/teens-and-sleep
  8. http://socialpronow.com/blog/be-more-popular/
  9. https://www.happier.com/blog/how-to-be-popular-10-ways-to-be-that-person
  10. http://www.entrepreneur.com/article/241880
  11. http://www.inc.com/betty-liu/do-this-and-you-ll-always-be-the-most-popular-person-in-the-room.html
  12. http://www.lifehack.org/articles/communication/how-good-listener-that-others-want-talk.html
  13. 13,0 13,1 http://www.lifehack.org/articles/communication/7-secrets-of-being-popular.html
  14. http://www.helpguide.org/articles/emotional-health/laughter-is-the-best-medicine.htm
  15. http://www.lifehack.org/articles/productivity/not-people-person-you-will-one-after-reading-this.html
  16. http://www.cengagebrain.com/blog/2013/07/how-to-be-more-social-skills-for-hitting-the-college-social-scene/
  17. http://www.forbes.com/sites/carolkinseygoman/2014/08/21/facinating-facts-about-eye-contact/#5d07cfe4518b
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/cutting-edge-leadership/201206/there-s-magic-in-your-smile
  19. http://psychcentral.com/news/2015/05/27/smiles-attract-new-friends/85007.html