Trở thành người hạnh phúc hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Hạnh phúc có thể là nhiều thứ với nhiều người; với một số người, hạnh phúc là được chơi tàu lượn siêu tốc trong khi với người khác, hạnh phúc là được bế đứa con bé bỏng vừa chào đời. Mặc dù hạnh phúc ở mỗi người khác nhau, nhưng nhiều yếu tố có thể góp phần tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và cảm giác như một người hạnh phúc. Chú ý đến thái độ và tạo nên những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp bạn có được cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Thay đổi Thái độ của bạn[sửa]

  1. Suy nghĩ tích cực. Có một cuộc sống không thử thách là điều không thể, nhưng thái độ của bạn làm nên mọi sự khác biệt qua cách bạn đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Suy nghĩ tích cực có nghĩa là bạn tiếp cận khó khăn với cái nhìn lạc quan. Nó không có nghĩa là bạn né tránh hay gạt sang một bên những điều khó chịu, mà là bạn thấy điều tốt nhất trong hoàn cảnh đó.[1]
    • Suy nghĩ tích cực nghĩa là nhắc nhở bản thân rằng những vấn đề tiêu cực chỉ là tạm thời và là cơ hội học hỏi và phát triển. Thay vì chìm sâu vào những mặt tiêu cực, hãy tìm cách học hỏi trong từng hoàn cảnh. Ví dụ, không nên suy nghĩ tiêu cực khi bạn đi bộ đến chỗ làm và trời lúc nào cũng mưa. Dùng hoàn cảnh này để nhận ra: có thể đã đến lúc mua một cây dù hoặc đôi ủng đi mưa.
    • Có một cách để luyện tập suy nghĩ tiêu cực là chú ý đến lời nói bên trong bạn.[1] Thay vì nghĩ rằng “Lần này mình sẽ thảm bại lắm đây” hãy thay thế bằng suy nghĩ “Mình đang dũng cảm thử điều mới mẻ và mình không thể kiểm soát được kết quả”.
  2. Thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn. Học cách chấp nhận những điều lớn nhỏ trong cuộc sống có thể tác động sâu sắc đến cuộc đời của bạn. Tập thói quen nói “cám ơn” thường xuyên. Một số người viết nhật ký biết ơn, vẽ tranh về lòng biết ơn, hoặc chụp ảnh những gì họ biết ơn mỗi ngày. Thể hiện lòng biết ơn không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, nó còn có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý cũng như nâng cao lòng tự trọng.[2]
    • Khi bạn cảm thấy suy nghĩ tiêu cực đang đến, hãy chú ý nó, và sau đó thay thế bằng một điều bạn biết ơn. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy cảm xúc của mình có thể thay đổi nhanh như thế nào!
  3. Sống trong hiện tại. Cuộc sống có thể bận rộn và dễ bị cuốn vào những việc phải làm, hãy lên kế hoạch trước, và những gì tiếp theo. Sự thật là cơ thể bạn luôn ở hiện tại nhưng tâm trí bạn có thể đang ở quá khứ hoặc tương lai. Nếu bạn cảm thấy mình bị mất liên kết với bản thân hay với người khác, tập cách hướng suy nghĩ và sự chú ý của bạn về thời điểm hiện tại. Dùng các giác quan để đưa bạn trở về, từng thứ một: nắm bắt những âm thanh bạn nghe thấy, thậm chí những điều bạn không muốn nghe. Dùng mắt và nhìn xung quanh. Chú ý đến mọi mùi hương. Không nhất thiết phải đặt tên cho những gì bạn đang cảm nhận, chỉ cần cảm nhận nó.[3]
    • Kết nối với hơi thở. Thở trong nhận thức có thể giúp đưa bạn trở về cơ thể.
    • Lắng nghe tâm trí của bạn. Để cho tâm trí chạy theo tất cả những suy nghĩ mà nó muốn để cảm nhận mà không phải tham gia vào hay đáp lại suy nghĩ đó.[3] Khi những suy nghĩ đến, thừa nhận chúng mà không phán xét. Ví dụ, nói: “Tôi đang nghĩ về một ngày bận rộn sắp tới”. Bạn không cần phân tích hay phán xét suy nghĩ, chỉ cần thừa nhận nó.
  4. Xử lý căng thẳng mỗi ngày. Mặc dù bạn không thể ngừng tính hóa đơn hay tạm nghỉ ngơi khi hạn nộp công việc hay bài tập ở trường sắp đến, nhưng bạn có thể học cách xử lý phản ứng của mình đối với những tác nhân căng thẳng hàng ngày theo cách lành mạnh. Bằng việc thực hiện việc xử lý căng thẳng mỗi ngày, bạn có thể giải quyết căng thẳng hàng ngày thay vì để nó phát triển.[4] Bạn có thể không nhận ra nó, nhưng bạn có thể xử lý căng thẳng theo nhiều cách: có người chọn hút thuốc, uống rượu hay mệt mỏi ngồi xem ti vi, chơi trò chơi điện tử, hoặc máy tính như là cách đối phó, mặc dù chúng không được khuyến khích và đặc biệt không có lợi cho sức khỏe.[4] Thay vào đó, hãy làm những việc giúp trí óc và cơ thể bạn thư giãn.
    • Tập yoga, thiền, và thư giãn thường xuyên để hồi phục.
    • Thực hiện thư giãn cơ bắp tiến bộ mỗi ngày. Tìm một tư thế thoải mái, ngồi hoặc đứng, và thư giãn cơ thể của bạn. Thư giãn và thở sâu. Bắt đầu bên phải trước, căng cơ, sau đó thả lỏng. Sau đó căng phần cẳng tay rồi đến phần cánh tay trên, căng cơ rồi thả lỏng. Thực hiện toàn cơ thể: cánh tay phải, rồi đến cánh tay trái, mặt, cổ, lưng, ngực, hông, và chân cũng như bàn chân. Sau cùng, cơ của bạn sẽ không cảm thấy căng nữa.[5]
  5. Tập hài lòng. Rất dễ để vướng vào chủ nghĩa tiêu thụ; nghĩa là tin vào những thứ sau (xe hơi, nhà, ví tiền, giày dép, trò chơi điện tử) sẽ làm bạn hạnh phúc. Những người giàu có và dư tiền của thường không có mức độ hạnh phúc cao.[6] Đảm bảo nhu cầu cơ bản về tiền bạc của bạn được đáp ứng, và quá dư dả về tiền bạc thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản, sau cùng chúng cũng trở nên vô nghĩa trong cuộc đời bạn. Hài lòng với những gì mình có và học cách không đòi hỏi những thứ mình không có.
    • Thay vì chi tiền vào những thứ này, hãy dành tiền vào những trải nghiệm.[7] Tham gia lễ hội, dự một hội thảo mà bạn có hứng thú, và du lịch. Kỷ niệm bạn có từ kỳ nghỉ ở Machu Picchu sẽ đáng giá hơn nhiều so với kỷ niệm khi bạn chơi trò chơi điện tử.
    • Nếu có điều gì bạn muốn liều mình để có được, hãy nghĩ nó sẽ ảnh hưởng cuộc sống của bạn như thế nào trong 5 năm sau, và liệu lúc đó nó vẫn còn quan trọng hay không.
  6. Tránh sống trong quá khứ. Có thể một điều gì đó xảy ra khiến bạn hối tiếc, hoặc bạn tự hỏi giá như bạn có thể làm khác đi. Không nên cho phép bản thân sống trong khoảng thời gian không còn tồn tại. Suy ngẫm về những việc trong quá khứ có thể dẫn đến vòng suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm và lo âu.[8] Thay vào đó, hãy dùng tình huống đó để giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong tương lai và suy nghĩ cách bạn có thể phản ứng khác đi. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn có thể thay đổi tương lai.
    • Xác định nỗi sợ gây ra sự suy ngẫm về quá khứ trong bạn. Có thể bạn sợ mình trở thành kẻ ngốc hoặc bị xa lánh, hoặc rằng mọi người nghĩ bạn thiếu kỹ năng xã hội. Dành thời gian mỗi ngày ghi lại những nỗi sợ khiến bạn sống trong quá khứ.[9]
    • Bỏ qua những gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tự hỏi bản thân bạn có thể thay đổi được gì (nếu có). Nếu bạn có thể thay đổi nhiều thứ, xác định những gì có thể thay đổi và cách bạn sẽ giải quyết chúng.[9]
    • Khi suy ngẫm về quá khứ, đừng chỉ dựa trên sự đánh giá tiêu cực của bản thân. Bên cạnh đó, hãy nhớ đến những việc bạn đã làm tốt và khi bạn phản ứng một cách tích cực.[8]

Tạo Ảnh hưởng lên Hành động của bạn[sửa]

  1. Bao quanh bản thân với những người tích cực. Một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của bạn là những người xung quanh bạn. Bạn có thể ở xung quanh người mình không thích, cho dù ở trường hay nơi làm việc. Nhưng đừng để họ làm bạn chùng xuống. Có những người bạn tốt cho phép bạn có cảm giác được thuộc về và ủng hộ. Có những người bạn lạc quan và luôn giúp đỡ bạn trong cuộc sống là một phần quan trọng của sức khỏe cảm xúc và niềm hạnh phúc.[10]
    • Nếu có ai đó trong cuộc đời bạn luôn luôn bi quan hay phàn nàn không ngừng, xem xét việc để họ bước ra khỏi cuộc đời bạn. Không để những người có thái độ tiêu cực ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn.
  2. Tha thứ. Bạn có thể cảm thấy chính đáng khi giữ niềm thù hằn với người gây tổn thương sâu sắc cho bạn. Điều quan trọng là bạn cần nhận ra rằng giữ lòng thù hằn không làm hại đến người khác, nó chỉ tạo ra vết thương sâu hơn trong lòng bạn. Sự tha thứ giúp bạn chữa lành, nhưng không chỉ vì bạn hay vì người khác. Bạn tha thứ vì sau cùng bạn nhận ra đó là cách đáp trả tốt nhất.[11]
    • Tha thứ không có nghĩa là biện hộ cho hành vi của người khác hoặc giả vờ việc đó không xảy ra. Tha thứ là cách để giải thoát bạn và người khác khỏi những nỗi đau và tổn thương.
    • Chỉ ra nỗi đau bên trong và những gì đã gây ra tổn thương sâu sắc trong bạn.[11] Liệu sự phạm lỗi có gây ra cảm giác bị bỏ rơi, tổn thương, hay ký ức không vui trong quá khứ? Ghi lại những cảm xúc của bạn và nhận ra tổn thương sâu hơn mà người này đã gây ra.
    • Bạn có thể âm thầm tha thứ cho người khác trong lòng mà không cần phải nói chuyện chính thức. Điều này đặc biệt quan trọng khi người mắc lỗi với bạn không còn xuất hiện trong cuộc đời bạn hoặc đã qua đời.
  3. Thực hiện sở thích của bạn thường xuyên. Làm những việc khiến bạn vui và thích thú. Sở thích giúp bạn đối phó với căng thẳng, có thể cung cấp cho bạn vòng tròn xã hội, và làm cho bạn cũng như cuộc sống của bạn thú vị hơn.[12] Trượt tuyết. May vá hoặc tạo ra một món đồ gỗ. Đi dạo trong công viên! Cho dù là việc gì thì hãy vui vẻ với sở thích và hoạt động của mình.
    • Không biết chắc sở thích của bạn là gì? Hãy làm theo những điều bạn quan tâm. Bạn có cơ hội khám phá nhiều thứ bạn có thể thích. Thử đi bộ đường dài hoặc tham gia lớp chế biến xà phòng. Thử các môn thể thao khác nhau, cả thể thao đồng đội và cá nhân. Khám phá những điều bạn quan tâm và tìm xem bạn thích sở thích nào nhất.
  4. Thiền. Thiền có nhiều ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống hàng ngày của bạn như giảm căng thẳng, giảm lo âu và tăng tình yêu thương.[13] Mặc dù theo suy nghĩ truyền thống, thiền là ngồi yên và thư giãn đầu óc, thế nhưng nó có thể có nhiều loại hình, chẳng hạn như chạy, đi bộ, vẽ.
    • Một số người chọn thiền theo những từ nhất định (như “yêu thương” hoặc “tha thứ”) và ngồi yên lặng ngẫm về những từ này.
    • Các bài tập thiền về thở khác thường tập trung vào việc hít vào và thở ra có ý thức. Thiền ngồi thường được thực hiện bằng cách ngồi một cách thoải mái, nhắm mắt lại, và thả lỏng cơ thể cũng như hơi thở.
    • Một phương pháp thiền giúp tăng cảm xúc tích cực cho bản thân và người khác được gọi là thiền yêu thương và nhân từ. Thiền yêu thương và nhân từ hướng đến những điều ước tốt đẹp hoặc những mong muốn cho bản thân và sau đó cho người khác. Bạn nên bắt đầu bằng cách nghĩ về 3-4 cụm từ bạn mong muốn xảy ra trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như “Cầu mong mình được khỏe mạnh, cầu mong mình được yên vui mỗi ngày, và cầu mong mình yêu và được yêu”. Tự nói điều đó với bản thân trước tiên, sau đó hướng đến người bạn yêu quý. Kế đến, gửi nó đến người bạn cảm thấy trung lập (một nhân viên bán hàng, người ngồi kế bạn trên xe buýt). Sau đó, gửi lời thiền đó đến người bạn thực sự không thích. Sau cùng, hướng việc thiền đến tất cả mọi người trên thế gian (“Cầu mong mọi người được khỏe mạnh, mong mọi người được yên vui mỗi ngày, và cầu mong mọi người yêu và được yêu”).
  5. Luyện tập. Việc tập thể dục như một phần trong hoạt động thường ngày có thể giúp bạn cảm thấy tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Tập thể dục giúp cho sức khỏe, lòng tự trọng, giấc ngủ, và niềm hạnh phúc được tốt hơn. Tập thể dục có ích cho cả cơ thể và tâm trí, và thậm chí có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.[14]
    • Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên dành ra 150 phút mỗi tuần tham gia vào nhiều hoạt động thể chất khác nhau.[14] Điều này có thể bao gồm dắt chó đi dạo, lái xe đạp đi làm, nhảy trên tấm lò xo và chơi ngoài trời với con của bạn.
  6. Làm tình nguyện viên. Làm tình nguyện cho phép bạn bước ra ngoài cuộc sống và giúp đỡ cuộc sống của người khác. Công việc tình nguyện có thể giúp bạn cảm thấy cuộc sống này có mục đích và thậm chí cho bạn thêm nhiều hạnh phúc khi làm tình nguyện.[15] Tình nguyện cũng có thể là một cách tốt để gặp gỡ những người có cùng đam mê với bạn.
    • Quyết định nơi bạn muốn làm tình nguyện và người bạn muốn giúp. Nếu bạn yêu động vật và muốn chăm sóc chúng, hãy làm tình nguyện tại khu bảo tồn động vật hoặc nơi nương tựa cho động vật. Nếu bạn muốn chơi cùng trẻ em, hãy làm tình nguyện ở trường học hoặc các tổ chức về trẻ em. Nếu bạn có sở thích về chăm sóc người già, tham gia tình nguyện tại viện dưỡng lão. Có vô số lựa chọn cho bạn, và sự đóng góp của bạn đối với xã hội sẽ giúp ích rất nhiều cho người khác.
  7. Để cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Lấp đầy cuộc sống của bạn bằng những tác động tích cực. Nghe một bài hát vui vẻ, hạnh phúc, hát, nhảy, và cười. Hoặc xem một buổi biểu diễn, gọi điện cho một người bạn, đọc sách, hay thậm chí là cho một ít màu sắc vào cuộc sống của bạn bằng cách vẽ tranh. Tạo nên sự lạc quan xung quanh bạn.
    • Biết những thứ sẽ nâng tinh thần của bạn. Có thể bạn thích xem video gấu trúc chơi lướt ván, hoặc thích xem video về mèo. Làm những việc này giúp cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn cảm thấy vui vẻ.

Lời khuyên[sửa]

  • Tránh những người khiến cuộc sống của bạn đau khổ và buồn bã và hãy dành thời gian với những người giúp cuộc sống bạn tươi sáng hơn.
  • Làm những việc giúp bạn cảm thấy tuyệt vời mỗi ngày. Thậm chí đó là những việc đơn giản như viết nhật ký hay sơn móng tay.
  • Nhận nuôi thú cưng! Nếu bạn có khả năng chịu trách nhiệm về một loài vật khác, thì một chú thú cưng có thể là sự thêm vào tuyệt vời cho gia đình bạn, và chắc chắn sẽ cho bạn nhiều tiếng cười và niềm vui.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này