Vượt qua một ngày sau khi thức khuya cả đêm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dù bạn có thức cả đêm để học bài cho kỳ kiểm tra hay bạn chỉ đơn giản là một con cú đêm thông thường, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để có thể vượt qua một ngày khi chỉ ngủ rất ít hoặc không ngủ. Sẽ khó để tình táo mà không ngủ gà ngủ gật. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn vượt qua cả ngày sau khi thức khuya cả đêm.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Duy trì Năng lượng[sửa]

  1. Ăn sáng. Nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa sáng cân bằng và tốt cho sức khỏe sẽ tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn những người bỏ bữa sáng.[1]
    • Ăn thực phẩm nhiều protein, như trứng, đậu phụ, sữa chua, hay bơ đậu phộng. Hoặc chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng như bột yến mạch và trái cây tươi. Những thực phẩm này sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể cả ngày và cho bạn năng lượng cần có để tỉnh táo và năng động.[2]
  2. Uống cà phê hoặc trà. Thức uống chứa cafein có thể giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ và giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn. Bên cạnh đó, uống cà phê hoặc trà cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những thức uống chứa cafein tự nhiên này chứa nhiều chất chống oxi hóa [3], và nghiên cứu gần đây cho thấy uống cà phê thậm chí có thể giảm nguy cơ bị trầm cảm.[4]
    • Không uống quá nhiều. Tiêu thụ nhiều cafein có thể gây lo lắng và khó chịu. Uống quá nhiều cà phê còn có thể ngăn bạn có được giấc ngủ ngon sau khi trải qua một ngày.[5]
    • Chọn cà phê thay vì nước tăng lực. Một cốc cà phê 240 ml thường chứa nhiều cafein hơn cốc nước tăng lực cùng thể tích.[6]
  3. Bổ sung nước. Uống đủ nước là điều quan trọng để duy trì các chức năng tự nhiên trong cơ thể, và sự mất nước có thể thực sự khiến bạn cảm thấy mệt hơn.[7]
  4. Ăn đá lạnh. Hoạt động thể chất của việc nhai giúp cơ thể tỉnh táo, ngoài ra đá lạnh còn mang lại những lợi ích khác như làm tươi tỉnh và tăng nước.[8]
  5. Ăn nhẹ giữa buổi cả ngày. Bữa ăn nhẹ giàu protein và vitamin, như quả hạch và trái cây tươi, có thể giúp bạn tăng năng lượng giữa các bữa chính khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi.[9]
  6. Ngủ một giấc ngắn. Thậm chí một giấc ngủ ngắn khoảng 15-20 phút có thể làm tăng năng lượng và giúp bạn cảm thấy tươi tỉnh, tỉnh táo, và có thể làm việc.[10]
    • Không ngủ quá lâu. Chợp mắt hơn 30 phút có thể làm tăng sự uể oải sau khi thức dậy.[11]
    • Hãy nhớ rằng bạn có thể cảm thấy uể oải sau khi ngủ 15 phút. Uống cà phê ngay lập tức sau khi thức dậy có thể là ý hay.[12]
  7. Ăn bữa trưa thịnh soạn. Cơ thể bạn cần hầu hết calo vào buổi sáng và chiều. Nạp nhiên liệu cần thiết cho bản thân khi bạn cần nó nhất.[13]
    • Nhưng đảm bảo chọn thức ăn tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều calo và đường có thể khiến bạn cảm thấy mệt hơn vào buổi chiều.[14]

Năng Hoạt động[sửa]

  1. Thực hiện các bài tập nhẹ. Thậm chí đi bộ nhanh trong thời gian ngắn có thể giúp bạn tỉnh táo và cho bạn lượng năng lượng cần thiết cho cả ngày.[15]
  2. Dành nhiều thời gian dưới ánh nắng. Các chuyên gia vừa phát hiện rằng đắm mình hoàn toàn trong ánh sáng tự nhiên có thể tăng sự tỉnh táo và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn để vượt qua một ngày.[16]
  3. Thay đổi môi trường. Nếu có thể, Làm việc bên cửa sổ mở để không khí trong lành tràn vào, và nghe nhạc để giúp bạn tiếp tục công việc.[17]

Quản lý Thời gian[sửa]

  1. Lập danh sách. Lên kế hoạch tất cả những thứ bạn cần làm trong ngày, và sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn nhớ những việc mình cần hoàn thành. Nó cũng sẽ cho bạn khả năng và cung cấp lời nhắc nhở có thể thấy được về những gì bạn đã đạt được và những công việc chưa làm.[18]
  2. Làm việc hiệu quả. Cố gắng hoàn thành trước những công việc khó khăn và phức tạp nhất trong ngày, khi bạn còn nhiều năng lượng.[19]
  3. Thưởng cho bản thân bằng cách nghỉ ngơi. Thoát khỏi việc nhà, việc học, hay công việc một lúc có thể cải thiện năng suất làm việc bằng cách giúp bạn cảm thấy tươi tỉnh và hồi phục, và nó có thể tạo động lực để bạn vượt qua nhiệm vụ tiếp theo.[20].
  4. Trở lại thời gian ngủ bình thường. Sau khi đã thức khuya một đêm, thì việc quay lại thói quen ngủ thông thường là điều quan trọng. Đi ngủ vào khoảng thời gian bạn thường đi ngủ, hoặc có thể sớm hơn bình thường một chút, và đặt báo thức vào giờ thức dậy thông thường của bạn.[21]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn quá mệt, bạn khó có thể mở mắt lên được, (đây là điều bình thường trong trường hợp này), tát nước vào mặt, nhúng đầu vào bồn nước đá, hoặc tự tát mình thật mạnh. Chúng có thể không mấy dễ chịu để giữ mình được tỉnh táo, nhưng chúng sẽ có hiệu quả.
  • Nghe nhạc âm lượng lớn, tốt hơn nên đeo tai nghe.
  • Để giữ bản thân tỉnh táo vào buổi sáng, hãy uống nước tăng lực hoặc cà phê với bữa sáng, thậm chí là nước ngọt, bất cứ thức uống nào chứa cafein.
  • Đặt biển báo dừng màu đỏ hoặc biển cảnh báo xung quanh ghế và giường để nhắc nhở bạn không nằm xuống và nghỉ ngơi, hãy tin chúng tôi, nếu bạn nằm xuống và bắt đầu nghỉ ngơi bạn sẽ rơi vào giấc ngủ và thức dậy lúc 5 giờ chiều. Điều này sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ của bạn!
  • Nhảy múa xung quanh phòng hoặc chơi cờ cùng nhiều người trong thời gian dài như cờ tỷ phú để giúp bạn tỉnh táo và tập trung.
  • Vào cuối buổi chiều (4-5 giờ), khi bạn bắt đầu cảm thấy rất mệt, hãy làm thức uống hyphy. Pha 15-20 g cà phê hòa tan và cốc chứa nước Pepsi hoặc đồ uống có bọt khác. Uống 1 hoặc 2 ngụm lớn lúc đầu sau đó từ từ uống hết phần còn lại trong một tiếng sau. Nó sẽ giúp bạn tỉnh táo đủ lâu đến khi bạn gục xuống/quá mệt, bạn đã sẵn sàng để ngủ đủ giấc.

Cảnh báo[sửa]

  • Không lái xe khi bạn thiếu ngủ.
  • Tránh thức khuya cả đêm nếu bạn làm việc ở môi trường mà buồn ngủ có thể gây nguy hiểm cho bạn và người khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22218013
  2. https://bestpractices.nokidhungry.org/school-breakfast/benefits-school-breakfast
  3. http://www.health.harvard.edu/family_health_guide/coffees-health-benefits
  4. http://www.hsph.harvard.edu/news/hsph-in-the-news/coffee-depression-women-ascherio-lucas/
  5. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
  6. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20049372
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dehydration/basics/symptoms/con-20030056
  8. http://www.businessinsider.com/do-this-when-youre-exhausted-at-work-2015-5
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21123465
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21075238
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/napping/art-20048319?pg=2
  12. http://sleepfoundation.org/sleep-news/how-stay-awake-the-road-tips-combat-drowsy-driving
  13. http://healthland.time.com/2013/07/23/why-you-should-eat-breakfast-and-the-best-times-for-the-rest-of-the-days-meals/
  14. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=503
  15. http://sleepfoundation.org/shift-work/content/tips-staying-awake-the-job
  16. http://www.huffingtonpost.com/2013/02/25/tricks-waking-up-sleep_n_2718257.html
  17. http://www.nzta.govt.nz/resources/factsheets/24/fatigue.html#improve
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/the-creativity-cure/201403/how-making-lists-can-quell-anxiety-and-breed-creativity
  19. http://nymag.com/scienceofus/2014/08/how-to-get-through-a-workday-on-no-sleep.html
  20. http://www.nytimes.com/2012/06/17/jobs/take-breaks-regularly-to-stay-on-schedule-workstation.html?_r=0
  21. http://healthysleep.med.harvard.edu/healthy/getting/overcoming/tips

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này