Xử lý chứng say tàu xe

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chứng say tàu xe khi tham gia các trò cảm giác mạnh ở khu vui chơi khiến bạn mất đi những trải nghiệm thú vị. Mắt, tai trong và các cơ và khớp của chúng ta cảm nhận được sự thay đổi khi vận động và truyền thông tin đến não bộ. Khi động cơ bắt đầu chuyển động, các bộ phận khác nhau của cơ thể truyền đến não những thông tin khác nhau làm não bị mất phương hướng, do đó dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn và tình huống xấu nhất có thể là nôn ra ngoài. Tình trạng này không chỉ xảy ra khi chúng ta đi tàu lượn mà còn cả khi đi tàu, thuyền, tàu hỏa, máy bay và xe mô-tô. Để khắc phục chứng say tàu xe, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh một vài điểm trong cuộc sống như chế độ ăn uống và tư thế của cơ thể.

Các bước[sửa]

Sử dụng thuốc chống say xe[sửa]

  1. Sử dụng thuốc chống say xe Dramamine không kê toa. Dimenhydrinate (cũng là một dạng của Dramamine nhưng có nhiều thương hiệu khác nhau) là một loại thuốc giúp tiết chế axit trong dạ dày, được bán rộng rãi trong nhà thuốc hoặc các cửa hàng tạp hóa. Những loại thuốc này kìm hãm não tiếp nhận thông tin gây ra chứng buồn nôn. Bạn có thể mua Dramamine theo dạng thuốc gây buồn ngủ và thuốc không gây buồn ngủ. Thuốc không gây buồn ngủ thích hợp khi tham gia khu vui chơi giải trí. Nếu bạn phải mất một thời gian dài để đi tàu hỏa hoặc máy bay và cần phải ngủ thì loại gây buồn ngủ sẽ rất hữu hiệu.
    • Để ngăn ngừa chứng say tàu xe, tốt nhất nên uống thuốc trước khi chơi các trò cảm giác mạnh từ 30 đến 60 phút. Cứ mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ, người lớn và trẻ em trên 12 tuổi có thể sử dụng thuốc Dimenhydrinate nếu cần nhằm ngăn ngừa hoặc trị chứng say tàu xe. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể được sử dụng thuốc này mỗi 6 hoặc 8 giờ, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc.
    • Cũng có một vài thuốc tương tự được sử dụng để trị chứng say tàu xe. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được cấp loại thuốc phù hợp nhất với bạn.
  2. Sử dụng miếng dán Scopolamine. Bạn sẽ phải cần đến lời khuyên của bác sĩ để được kê loại thuốc này. Thông thường, thuốc này thích hợp cho những ai không thích sử dụng Dramamine. Hầu hết, Scopolamine đều tồn tại dưới dạng miếng dán.
    • Thông báo cho bác sĩ về tác dụng phụ mà bạn mắc phải, bao gồm chứng buồn ngủ, mất phương hướng, khô môi hoặc xuất hiện ảo giác.[1]
    • Một số người mắc chứng tăng nhãn áp hay một số vấn đề về sức khỏe có khả năng sẽ không được sử dụng loại thuốc này, để đảm bảo bạn cần thông báo cho bác sĩ về vấn đề mà bạn đang mắc phải.
  3. Sử dụng thuốc dán Scopolamine. Cần sử dụng thuốc dán theo hướng dẫn có trên bao bì. Thông thường, thuốc được dán sau tai trước khi chúng phát huy tác dụng ít nhất 4 giờ đồng hồ. Rửa sạch tai sau trước khi dán. Lấy miếng dán ra khỏi bao bì. Dán lên da. Rửa sạch tay ngay sau đó. Gỡ bỏ miếng dán khi bạn thấy thích hợp hoặc theo chỉ định trên bao bì.[2]
  4. Bổ sung dược phẩm có vị gừng. Gừng (dược phẩm thuộc họ gừng) có giá thành rẻ và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc dạng thuốc viên. Chúng được bán rộng rãi tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa.
    • Nếu bạn muốn sử dụng gừng tươi, chỉ cần gọt bỏ vỏ và thái thành miếng nhỏ hình vuông. Thái chúng thành miếng giống viên kẹo cao su. Nhiều người cảm thấy rất khó chịu với vị hăng của gừng. Nếu bạn là một trong những số đó, hãy chọn dược phẩm dạng viên.[3]

Thực hiện chiến thuật nhằm tránh say tàu xe[sửa]

  1. Ăn một ít để ổn định dạ dày. Ăn một số thức ăn nhẹ như bánh quy giòn hoặc gừng trước hoặc sau khi chơi các trò cảm giác mạnh giúp làm dịu dạ dày của bạn. Thức ăn nhẹ có chứa nhiều Carbonhydrates và ít chất béo rất tốt đối với chứng say tàu xe. Nên ăn thức ăn có vị gừng, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt hoặc trái cây.[4]
    • Những thức ăn chứa nhiều gia vị hoặc có tính axit có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho toàn bộ hệ tiêu hóa dễ bị nhạy cảm với các triệu chứng say xe.[4]
  2. Ngồi ở vị trí ổn định nhất của tàu. Điều này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào từng loại phương tiện. Thông thường, vị trí ổn định nhất của tàu lượn là ở giữa. Vị trí trước và sau tàu lượn thường sốc hơn. Đối với xe ô tô, vị trí ổn định nhất là ghế trước. Còn với tàu thuyền và máy bay thì vị trí an toàn nhất cũng là ở giữa.[5]
  3. Giữ đầu và cổ ngay ngắn. Chứng say tàu xe thường được gây ra bởi sự mâu thuẫn truyền tín hiệu từ các bộ phận khác nhau của cơ thể, hãy cố gắng giữ đầu và cổ ngay ngắn trong suốt thời gian tham gia phương tiện. Bằng cách này, đầu của bạn sẽ ít bị rung lắc hơn. Đặc biệt khi đi tàu lượn, điều này sẽ giúp đầu và cổ tránh bị chấn thương.[6]
  4. Mắt nhìn một điểm cố định. Có nhiều khả năng bạn sẽ thấy chóng mặt nếu mắt cứ nhìn xung quanh. Nên giữ mắt của bạn tại một điểm cố định bất cứ khi nào bạn tham gia các phương tiện trên. Nếu đang đi tàu lượn, sẽ rất hữu hiệu nếu bạn nhìn chằm chằm vào toa phía trước hoặc đơn giản là nhắm mắt lại. Nếu đang đi thuyền, hãy nhìn chằm chằm về phía chân trời. Điều này sẽ giúp giảm say sóng.[7]
  5. Giảm thiểu vận động. Điều này rất hữu ích đối với chứng say tàu xe. Thực tế, phương pháp này thật sự không thích hợp khi áp dụng ở khu vui chơi. Nhưng nếu đi máy bay, tàu hỏa, tàu thuyền hoặc đi ô tô thì nên hạn chế vận động. Không nên đọc sách hoặc xem phim. Chỉ nên ngồi nghỉ và thư giãn để chống say tàu xe.[8]
  6. Tạo áp lực vào huyệt P6. Huyệt được biết đến có tên Pericardium 6 được cho là có thể giảm chứng buồn nôn. Huyệt này ở mặt trong của cổ tay, nằm ở giữa cách nếp gấp cổ tay khoảng 3cm. Rất nhiều cửa hàng bán các vòng đeo tay, bên trong có các nút tạo áp lực lên huyệt này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng cách này rất có hiệu quả với chứng say tàu xe.[9]
    • Vẫn còn rất nhiều tranh cãi về các huyệt này hoặc những hành động tạo áp lực nhằm giảm triệu chứng buồn nôn.[10] Dù thế nào đi chăng nữa, bạn có thể thử một lần xem có hiệu quả với bạn không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682509.html
  2. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682509.html
  3. http://www.motion-sickness-guru.com/ginger-for-motion-sickness.html
  4. 4,0 4,1 http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_Steps_to_Staying_Well/hic_Travel_Medical_Kit/hic_What_You_Need_to_Know_about_Seasickness-or-motion-sickness
  5. http://emedicine.medscape.com/article/2060606-clinical
  6. http://www.aafp.org/afp/2014/0701/p41-s1.html
  7. Tal D, et al. Artificial Horizon Effects on Motion Sickness and Performance. Otology & Neurotology. 33:878.2012.
  8. . http://www.aafp.org/afp/2014/0701/p41-s1.html
  9. Stern RM, et al. Acupressure relieves the symptoms of motion sickness and reduces abnormal gastric activity. Alternative therapies in health and medicine. 2001 Jul-Aug;7(4):91-4.
  10. Miller KE, Muth ER. Efficacy of acupressure and acustimulation bands for the prevention of motion sickness. Aviation, Space and Environmental Medicine. 2004 Mar;75(3):227-34.