Đặt ai đó vào tư thế hồi sức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tư thế hồi sức là tư thế dành cho những ai bất tỉnh nhưng vẫn đang thở. Đối với trẻ sơ sinh, tư thế hồi sức sẽ có chút khác biệt. Sau khi tiến hành sơ cứu và biết chắc rằng một người không bị chấn thương cột sống hay cổ, hãy đặt người đó vào tư thế hồi sức. Bạn có thể cứu sống một mạng người khi thực hiện các bước đơn giản dưới đây.

Các bước[sửa]

Đặt người lớn vào tư thế hồi sức[sửa]

  1. Kiểm tra nhịp thở và mức độ tỉnh táo. Trước khi đặt ai đó vào tư thế hồi sức, bạn nên dành chút thời gian đánh giá tình hình. Đây là bước vô cùng quan trọng. Bạn cần kiểm tra xem người đó còn thở hay tỉnh táo không, liệu có đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hãy nói chuyện với người đó xem có phản ứng gì không. Bạn có thể kiểm tra nhịp thở bằng cách ghé má của bạn sát mũi và miệng của người đó để cảm nhận hơi thở.
    • Nếu một người đang thở trong tình trạng bất tỉnh hoặc nửa tỉnh nửa mê, bạn có thể đặt người đó vào tư thế hồi sức.[1]
  2. Kiểm tra xem người đó có bị chấn thương cột sống không. Nếu bạn cho rằng một người bị chấn thương cột sống thì đừng cố thay đổi tư thế của người đó cho đến khi đội ngũ y tế tới nơi. Nếu người đó cảm thấy khó thở và cần khai thông đường thở, hãy đặt tay của bạn vào má phải hoặc má trái của người đó rồi nhẹ nhàng nâng cằm lên trên. Lưu ý rằng không được tác động vào cổ. Một người có thể bị chấn thương cột sống nếu:
    • Bị chấn thương đầu, va chạm mạnh ở phía sau đầu, ngã ở độ cao từ 1 mét rưỡi đến 3 mét và đã từng hoặc đang ở trong trạng thái bất tỉnh.
    • Kêu đau đớn tột độ ở cổ hoặc lưng.
    • Không thể cựa quậy lưng.
    • Cảm thấy yếu ớt, tê liệt hoặc đờ người.
    • Bị sái cổ hoặc lưng.
    • Không có cảm giác ở tay chân, bàng quang hoặc ruột.[1]
  3. Đặt tay chân vào đúng vị trí. Sau khi biết chắc rằng có thể đặt một người vào tư thế hồi sức an toàn, hãy quỳ xuống sang một bên để có thể dịch chuyển tay. Tiếp theo, đặt tay của người đó thật gần bạn sao cho khuỷu tay của người đó hướng về phía bạn. Lòng bàn tay phải ngửa lên trên ở phía trước đầu.
    • Sau đó, đặt tay còn lại của người đó lên ngực. Hãy đặt tay ở phía dưới đầu sao cho lưng bàn tay hướng về phía má.[1]
    • Sau khi đặt vị trí cho tay, bạn nên giúp người đó duỗi đầu gối để chân nằm thẳng trên mặt sàn.[2]
  4. Xoay người đó về phía mình. Sau khi đặt vị trí cho tay và chân như trên, bạn có thể nhẹ nhàng xoay người đó. Hãy nâng và kéo đầu gối về phía bạn rồi đặt xuống một cách cẩn thận. Bạn nên nhớ rằng tay đặt phía dưới đầu của người đó phải được giữ nguyên vị trí để bảo vệ đầu. Hãy nhẹ nhàng và cẩn thận thực hiện bước này để đầu của người đó không bị đập xuống đất.
    • Nếu đặt tay đúng hướng, người đó sẽ không đổi thế nằm nữa.[1]Nếu đổi thế nằm có thể gây cản trở đến lồng ngực, tạo cảm giác khó thở.
    • Có một cách khác để xoay người là ghì chặt hông bằng thắt lưng, cạp quần hoặc túi trước và kéo. Bạn nên đặt tay còn lại ở trên vai của người đó để giữ cân bằng.
  5. Khai thông đường thở. Sau khi xoay người đó về tư thế an toàn cho đầu, bạn có thể tiến hành khai thông đường thở. Hãy nhẹ nhàng giúp người đó nâng cằm và ngả đầu về phía sau rồi kiểm tra xem đường thở có bị tắc không.
    • Tiếp tục theo dõi nhịp tim và nhịp thở trong lúc chờ người đến cứu giúp.
    • Đắp chăn hoặc mặc áo khoác cho người đó để giữ ấm cơ thể.

Đặt trẻ sơ sinh vào tư thế hồi sức[sửa]

  1. Đặt trẻ sơ sinh vào tư thế dốc ngược trên tay của bạn. Tư thế hồi sức dành cho trẻ sơ sinh hay đứa bé dưới 1 tuổi sẽ có đôi chút khác biệt. Bạn nên bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng đặt trẻ sơ sinh vào tay của bạn, hơi dốc ngược trẻ một chút. Đầu của trẻ sơ sinh nên ở vị trí thấp hơn cơ thể.[2]
    • Cố gắng nghiêng cơ thể và đầu của trẻ không quá 5 độ. Đây là cách giúp trẻ không bị nôn mửa hay tắc nghẽn đường thở và hỗ trợ cho quá trình dẫn lưu.
  2. Đỡ đầu và cổ. Khi đặt trẻ sơ sinh vào tay, bạn cần đỡ đầu và cổ của trẻ bằng tay còn lại. Ví dụ: Nếu bạn đang đặt trẻ sơ sinh vào tay trái, hãy đặt tay phải ở phía sau để đỡ đầu và cổ.[3]
  3. Giúp mũi và miệng của trẻ thông thoáng. Khi đỡ đầu cho trẻ sơ sinh, bạn phải nhớ không được lỡ tay bịt miệng và mũi của trẻ. Hãy để ý xem các ngón tay của bạn đang đặt ở đâu và kiểm tra kỹ xem trẻ sơ sinh có thở được không.[3]
  4. Chờ trợ giúp. Sau khi đã đặt trẻ sơ sinh vào tư thế hồi sức, hãy theo dõi nhịp thở và chờ xe cứu thương đến nơi. Nếu trẻ sơ sinh đột nhiên ngừng thở, có thể bạn sẽ cần hồi sức tim phổi cho trẻ.[2]

Cảnh báo[sửa]

  • Có một điều luôn phải ghi nhớ là nếu bạn cho rằng người cần cứu giúp bị chấn thương cột sống hoặc cổ thì đừng cố xê dịch người đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây