Công lý:Định giá mạng sống bằng tiền

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

CÔNG LÝ (Justice : What’s the Right things to do) là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.

Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.

Ngày nay, các công ty và chính phủ thường sử dụng phép tính vị lợi của Jeremy Bentham dưới cái tên “phân tích chi phí – lợi ích”. Giáo sư Sandel trình bày một số nguyên nhân lịch sử khiến người ta sử dụng phân tích chi phí-lợi ích để dùng tiền định giá trị sinh mạng con người. Những nguyên nhân này cũng làm nổi lên một vài phản đối với phép tính vị lợi khi tìm kiếm “lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất.” Liệu chúng ta có nên lúc nào cũng xem trọng sự hạnh phúc của đám đông hơn, ngay cả khi nếu đám đông trở nên độc ác hay ti tiện? Liệu có thể tính tổng và so sánh tất cả các giá trị sử dụng cùng một thước đo thông thường – như tiền bạc?

Trong phần tiếp theo, Giáo sư Sandel giới thiệu J.S. Mill, một triết gia thuyết vị lợi cố gắng bảo vệ thuyết vị lợi khỏi những phản đối do những người thủ cựu đưa ra. Mill cho rằng tìm kiếm “lợi ích tốt nhất cho số đông” tương thích với việc bảo vệ quyền lợi cá nhân, và thuyết vị lợi có thể tìm được sự khác biệt giữa niềm vui cao quý và thấp hèn. Quan điểm của Mill là niềm vui cao quý luôn là niềm vui được ưa chuộng hơn bởi số đông có kiến thức. Sandel kiểm tra lý thuyết này bằng cách cho chiếu ba đoạn clip từ ba hình thức giải trí khác nhau: Hamlet của Shakespeare, chương trình thực tế Fear Factor, và The Simpsons. Các sinh viên đã tranh luận trải nghiệm nào đem lại niềm vui cao quý hơn, và Mill có bảo vệ thành công cho thuyết vị lợi.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này