Chân lý

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:La Vérité, par Jules Joseph Lefebvre.jpg
Họa phẩm về nữ thần Chân Lý

Chân lý theo Plato Aristotle, những ý kiến được coi là "đúng" khi nào ý kiến đó khẳng định điều gì "có" thì thực sự "có", khẳng định "không có" thì thực sự là "không có". Còn ý kiến sẽ "sai" khi mà nêu ra "có" nhưng thực sự "không có" hoặc nêu "không có" trong khi thực sự là "có". Khi ý kiến "đúng" thì nó phải phù hợp với phương cách của sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên hay thực tại. Lúc đó ý kiến "đúng" sẽ được coi là chân lý.

Tóm lại chân lý là một sự thật của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian, giúp con người thoát khổ và bất tử khi áp dụng thực hành nó.

Tổng quan[sửa]

Thực chất, Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một cách hiển nhiên, ví dụ "Toàn thể thì lớn hơn thành phần" vì biểu hiện một chân lý trực tiếp. "Chân lý hiển nhiên" khác với tiên đề hay tiền đề. Tiên đề là giả thuyết cơ sở ban đầu được công nhận như chân lý, làm cơ sở cho quá trình suy luận, tư duy dựa vào và đưa ra những kết luận mới.

Tính "đúng" hay "sai" của những phát biểu nào đó có thể được kiểm chứng bằng kinh nghiệm hay quan sát. Ví dụ ý kiến "năm nay trời không có tuyết" sẽ được kiểm chứng bằng thống kê thực tế, xác thực ý kiến đó "đúng" nếu tất cả thời gian trong năm đó theo bảng thông kê là không có tuyết. Thật ra nếu không xác định rõ về mặt không gian và thời gian, thì câu khẳng định "năm nay trời không có tuyết" là sai ("không có tuyết" ở đâu?; vì không gian lân cận 2 cực trên trái đất (các khoảng không gian có đủ điều kiện để hình thành tuyết), tại thời điểm nói (giả sử 2013), lúc nào chẳng có tuyết).

Khi ý kiến là một sự tổng quát hóa có tính khoa học, được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược, thì ý kiến sẽ được coi là "đúng", là chân lý.

Có những ý kiến vừa không đúng một cách hiển nhiên, vừa không kiểm chứng bằng quan sát sự kiện được. Khi đó cần tìm kiếm sự nhất trí của một nhóm người nào đó được chỉ định hoặc các nhà chuyên môn được cho là có tín nhiệm, có kiến thức, kinh nghiệm. Ví dụ ý kiến "cô ấy là người xinh đẹp nhất" nếu được đa số đồng thuận thì có thể coi là dấu hiệu của ý kiến đó có khả năng "đúng" (rõ ràng đây tiếp tục là một sự ngộ nhận về chân lý, khi mà liệu ý kiến "cô ấy là người xinh đẹp nhất" có tác động một cách tốt nhất đến sự phát triển chung của loài người không? Mọi chân lý đều phải hình thành dựa trên nền tảng là tính tích cực trong sự tác động của nó đối với sự phát triển chung của loài người).

Định nghĩa "chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau" – là một định nghĩa hoàn toàn không chuẩn xác, vì đôi khi đa số hay đám đông thì vẫn mắc sai lầm. Thậm chí có những điều mà mọi người cùng đồng ý vẫn có thể không phải là chân lý, mà mới chỉ tạo ra "dấu hiệu của chân lý".

Chính vì con người có lý trí và mong muốn kiếm tìm chân lý, nên đã hình thành các ngành khoa học như Triết học và nhiều ngành chuyên sâu hơn, càng ngày càng phát triển để loài người phát hiện, tìm hiểu, nhận biết, chứng minh, tiến gần đến và đạt được Chân lý.

Phân loại chân lý (theo ?)[sửa]

  • Chân lý hình thức:

Là sự phù hợp giữa tư tưởng với chính tư tưởng; hay nói cách khác là sự phù hợp giữa nhận thức với chính nhận thức, bất chấp mọi đối tượng và mọi khác biệt giữa đối tượng. Như vậy ta có chân lý hình thức khi tư tưởng của ta không mâu thuẫn và ta có sai lầm hình thức khi tư tưởng của ta mâu thuẫn. Muốn có chân lý hình thức, ta chỉ cần theo các quy luật của Luận Lý học hình thức.

  • Chân lý nội dung hay còn gọi chân lý thực tại:

Là sự phù hợp giữa tư tưởng với sự vật, tức là với thực tại, với đối tượng. Trong khi chân lý hình thức thường là tính cách của câu kết luận. Thì chân lý nội dung, hay thực tại là tính cách của tiền đề cũng được, mà của kết luận cũng được, hoặc của mệnh đề tự nó đúng, không xét đến sự mạch lạc với bối cảnh trong đó có mệnh đề.

Các hình thức chân lý[sửa]

  • Chân lý khoa học:

Ngày nay mọi người đều công nhận. Trong các định luật khoa học, không có vấn đề mâu thuẫn.

  • Chân lý tuyệt đối:

Cho dù chân lý có tính cách tương đối; khi ta thừa nhận tương đối đúng đó, có nghĩa là ta đã có cái tuyệt đối thừa nhận cái tương đối.

  • Chân lý thuần lý:

Là chân lý ta biết được bằng lý trí, bằng trí tuệ. Chân lý thuần lý được phân ra làm hai loại:

a. Chân lý nhận thức: là sự phù hợp của trí tuệ với sự vật. Sự phù hợp này cốt ở phán đoán mà trí tuệ biết được. Nếu không phán đoán thì ta không có sai lầm, mà cũng không có được chân lý. Chân lý hay Sai lầm chỉ có khi ta xác nhận điều gì, tức là ta có phán đoán; và ta phán đoán đúng khi ta xác nhận là có cái gì có. Hoặc xác nhận là không có cái gì không có.

b. Chân lý hữu thể: là sự phù hợp sự vật với trí tuệ. Chẳng hạn khi ta có một hành động thật, một cảm giác thật, một ý niệm thật (chứ không phải là giả tưởng). Đây là sự phù hợp cốt ở sự vật, đúng với các tiêu chuẩn của trí tuệ.

Chân lý tối cao trong tôn giáo[sửa]

Một số tôn giáo, đặc biệt là nhóm Abrahamic (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo) hay Phật giáo đã đưa ra khái niệm siêu hình về Chân lý tối thượng hay chân lý tối cao, chân lý toàn thể, chân lý của mọi chân lý, là muốn nói đến chân lý thần thánh và thiêng liêng, thuộc tính cao quý của Đấng tối cao toàn năng, Đấng thực hiện mọi phán xét thiêng liêng, toàn thể về sự sống và cái chết.

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây