Chương trình môn Công nghệ/Yêu cầu cần đạt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung[sửa]

Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù[sửa]

Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật. Biểu hiện cụ thể của năng lực công nghệ ở từng cấp học được trình bày ở bảng sau:

Thành phần năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
Nhận thức công nghệ [a] [a1.1]: Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.

[a1.2]: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường.

[a1.3]: Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người.

[a1.4]: Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản.

[a1.5]: Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản.

[a2.1]: Mô tả được một số sản phẩm công nghệ và tác động của nó trong đời sống gia đình.

[a2.2]: Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò, các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề nghiệp có liên quan của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam như nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp.

[a2.3]: Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

[a2.4]: Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

[a3.1]: Làm rõ được một số vấn đề về bản chất kĩ thuật, công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ với con người, tự nhiên, xã hội; mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; đổi mới và phát triển công nghệ, phân loại, thiết kế và đánh giá công nghệ ở mức đại cương.

[a3.2]: Hiểu biết được tổng quan, đại cương về những vấn đề nguyên lí, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng nghề cho học sinh của một số công nghệ phổ biến thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp.

[a3.3]: Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân; tìm được những thông tin chính về thị trường lao động, yêu cầu và triển vọng của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đánh giá được sự phù hợp của bản thân trong mối quan hệ với những ngành nghề đó.

Giao tiếp công nghệ [b] [b1.1]: Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[b1.2]: Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

[b2.1]: Biểu diễn được vật thể hay ý tưởng thiết kế bằng các hình biểu diễn cơ bản.

[b2.2]: Đọc được các bản vẽ, kí hiệu, quy trình công nghệ thuộc một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu.

[b3.1]: Sử dụng được ngôn ngữ kĩ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kĩ thuật, công nghệ.

[b3.2]: Lập được bản vẽ kĩ thuật đơn giản bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của máy tính.

Sử dụng công nghệ [c] [c1.1]: Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật.

[c1.2]: Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[c1.3]: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi trường công nghệ ở gia đình.

[c1.4]: Thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình.

[c2.1]: Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[c2.2]: Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

[c2.3]: Phát hiện, đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống mất an toàn cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình.

[c2.4]: Thực hiện được một số thao tác sơ cứu đơn giản cho người trong những tình huống khẩn cấp.

[c2.5]: Thực hiện được một số kĩ thuật đơn giản trong sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.

[c3.1]: Sử dụng một số sản phẩm công nghệ an toàn, hiệu quả.

[c3.2]: Sử dụng được một số dịch vụ phổ biến, có ứng dụng công nghệ.

[c3.3]: Thực hiện được một số quy trình kĩ thuật phổ biến trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.

[c3.4]: Thực hiện được một số công đoạn trong quy trình công nghệ trồng trọt và chăn nuôi công nghệ cao.

Đánh giá công nghệ [d] [d1.1]: Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ.

[d1.2]: Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.

[d2.1]: Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ về chức năng, độ bền, tính thẩm mĩ, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

[d2.2]: Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

[d3.1]: Nhận biết và đánh giá được một số xu hướng phát triển công nghệ.

[d3.2]: Đề xuất được tiêu chí chính cho việc lựa chọn, sử dụng một sản phẩm công nghệ thông dụng.

Thiết kế kĩ thuật [e] [e1.1]: Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo.

[e1.2]: Kể tên được các công việc chính khi thiết kế.

[e1.3]: Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.

[e2.1]: Phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh cụ thể.

[e2.2]: Đề xuất được giải pháp và tạo được sản phẩm công nghệ đơn giản dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật và kiến thức, kĩ năng về công nghệ.

[e3.1]: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thiết kế kĩ thuật.

[e3.2]: Sử dụng được một số phần mềm đơn giản hỗ trợ thiết kế.

[e3.3]: Thiết kế được sản phẩm đơn giản đáp ứng yêu cầu cho trước.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây