Chương trình môn Hóa học/Nội dung giáo dục/Lớp 12/Chuyên đề học tập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyên đề 12.1: Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái niệm về cơ chế phản ứng - Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.
Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và các tiểu phân trung gian - Trình bày được cách phân cắt đồng li liên kết cộng hoá trị tạo thành gốc tự do, cách phân cắt dị li tạo liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion.

- Nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người, độ bền tương đối của các gốc tự do, các carbocation và carbanion.

Một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ - Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.

- Trình bày được một số cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ: Cơ chế thế gốc SR (vào carbon no của alkane), cơ chế cộng electrophile AE (vào nối đôi C=C của alkene), cơ chế thế electrophile SE2Ar (vào nhân thơm), cơ chế thế nucleophile SN1, SN2 (phản ứng thuỷ phân dẫn xuất halogen), cơ chế cộng nucleophile AN (vào hợp chất carbonyl).

- Giải thích được sự tạo thành sản phẩm và hướng của một số phản ứng (Cơ chế thế gốc SR vào carbon no của alkane và cơ chế cộng electrophile AE vào nối đôi C=C của alkene theo quy tắc cộng Markovnikov).

Chuyên đề 12.2: Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Tìm hiểu quy trình thủ công tái chế kim loại hoặc tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến hoá học tại địa phương - Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.

- Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,...) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.

- Trình bày được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.

Tìm hiểu công nghiệp silicate - Nêu được thành phần hoá học và tính chất cơ bản của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

- Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng.

Xử lí nước sinh hoạt - Trình bày được các vật liệu và hoá chất thông dụng có thể được sử dụng như than trong xử lí nước (hoặc than hoạt tính); cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly aluminium chloride),...

- Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.

- Nêu được một số hoá chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.

Chuyên đề 12.3: Một số vấn đề cơ bản về phức chất[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Một số khái niệm cơ bản về phức chất - Phân tích được các thành phần của các phân tử phức chất phổ biến, gồm: nhân trung tâm (cation, nguyên tử trung hoà) và phối tử (anion, phân tử trung hoà), số phối trí của nhân trung tâm, dung lượng phối trí của phối tử.
Liên kết và cấu tạo của phức chất - Trình bày được sự hình thành liên kết trong phức chất theo thuyết Liên kết hoá trị áp dụng cho phức chất tứ diện và phức chất bát diện.

- Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất đơn giản.

- Viết được một số loại đồng phân cơ bản phức chất: đồng phân cis, trans, đồng phân ion hoá, đồng phân liên kết.

Vai trò và ứng dụng của phức chất - Nêu được vai trò của một số phức chất sinh học: chlorophyll, heme B, vitamin B12,...

- Nêu được ứng dụng của phức chất trong tự nhiên, y học, đời sống và sản xuất, hoá học.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây