Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 10

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lịch sử và sử học[sửa]

Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Lịch sử

- Lịch sử hiện thực

- Lịch sử được con người nhận thức

Sử học

- Khái niệm sử học

- Đối tượng nghiên cứu của sử học

- Chức năng, nhiệm vụ

- Một số nguyên tắc cơ bản của sử học

- Khái quát về các nguồn sử liệu

- Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Trình bày được khái niệm lịch sử.

- Phân biệt được lịch sử hiện thực và lịch sử được con người nhận thức thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm sử học.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của sử học: khách quan, trung thực, tiến bộ.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử,...

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của sử học: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp trình bày lịch sử theo lịch đại và đồng đại, phương pháp tiếp cận liên ngành. Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

Tri thức lịch sử và cuộc sống[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Nhu cầu nhận thức về cội nguồn, về bản sắc văn hoá của con người trong mọi thời đại

- Đúc rút và vận dụng kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống

- Dự báo về tương lai

Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

- Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.

- Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

- Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).

- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.

Vai trò của sử học[sửa]

Sử học với các lĩnh vực khoa học khác[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sử học - môn khoa học liên ngành

- Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác

Sử học với các môn khoa học tự nhiên và công nghệ

- Vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học.

- Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

- Giải thích được sử học là môn khoa học liên ngành: kết hợp phương pháp, tri thức từ các ngành nghiên cứu khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học.

- Phân tích được mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác: Sử học cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử,... cho các ngành địa lí, văn học, nghệ thuật,... Ngược lại, các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác hỗ trợ việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử: cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật,...

Giải thích được sự hỗ trợ của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ: cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...

Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

- Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá

- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên

Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hoá

- Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá

- Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với sử học

Sử học với sự phát triển du lịch

- Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá

- Phân tích được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.

- Phân tích được vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho các ngành công nghiệp văn hoá.

- Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại[sửa]

Khái niệm văn minh thế giới[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái niệm văn minh

- Khái niệm văn minh

- Phân biệt văn minh và văn hoá

Khái quát lịch sử văn minh thế giới

- Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh thế giới

- Giải thích được khái niệm văn minh.

- Phân biệt được ở mức cơ bản khái niệm văn minh, văn hoá.

- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới theo tiến trình lịch sử trên đường thời gian.

- Có ý thức trân trọng và góp phần bảo tồn những thành tựu của văn minh thế giới.

Một số nền văn minh phương Đông[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Văn minh Ai Cập
- Cơ sở hình thành - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông.

- Giải thích được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại: điều kiện tự nhiên, dân cư, sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội,...

- Những thành tựu cơ bản - Nêu được ý nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Ai Cập: chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc,...
Văn minh Trung Hoa
- Cơ sở hình thành - Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Trung Hoa: điều kiện tự nhiên, dân cư, sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội,...
- Những thành tựu cơ bản - Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa: chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng, tôn giáo,...
Văn minh Ấn Độ
- Cơ sở hình thành

- Những thành tựu cơ bản

- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ: điều kiện tự nhiên, dân cư, sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội,...

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ: chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo,...

Một số nền văn minh phương Tây[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Văn minh Hy Lạp - La Mã

- Cơ sở hình thành

- Những thành tựu cơ bản

Văn minh thời Phục hưng

- Bối cảnh lịch sử

- Những thành tựu cơ bản

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.

- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp - La Mã: điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị - xã hội, ảnh hưởng và giao lưu văn hoá,...

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã: chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo, thể thao,...

- Phân tích được bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội,... hình thành Phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh thời Phục hưng: tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học,...

Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới[sửa]

Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- Bối cảnh lịch sử - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Trình bày được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (nửa sau thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX).

- Những thành tựu cơ bản - Nêu được thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: phát minh và sử dụng máy hơi nước, động cơ đốt trong để cơ giới hoá sản xuất, phát triển giao thông vận tải,...
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
- Bối cảnh lịch sử - Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX).
- Những thành tựu cơ bản - Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: sử dụng điện năng, động cơ điện gắn với quá trình điện khí hoá, sản xuất dây chuyền, sự phát triển của các ngành công nghiệp hoá chất, dầu mỏ, thép, điện lực, in ấn,...
Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
- Về kinh tế - Nêu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế (tăng năng suất lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá,...).
- Về xã hội, văn hoá - Phân tích được tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hoá: sự phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp, quá trình đô thị hoá; những thay đổi về lối sống, văn hoá.

Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

- Bối cảnh lịch sử

- Những thành tựu cơ bản

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)

- Bối cảnh lịch sử

- Những thành tựu cơ bản

Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

- Về kinh tế

- Về xã hội, văn hoá

- Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỉ XX).

- Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: tự động hoá dựa vào máy tính, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, Internet,...

- Trình bày được nét chính về bối cảnh diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (những năm đầu thế kỉ XXI).

- Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: sự phát triển kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành,...

- Nêu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế của thế giới thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với xã hội, văn hoá.

- Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.

- Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội,...

Văn minh Đông Nam Á[sửa]

Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cơ sở tự nhiên

- Vị trí địa lí

- Điều kiện tự nhiên, khí hậu

Cơ sở xã hội

- Cư dân, tộc người

- Tổ chức xã hội

Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ

- Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc

- Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ

- Phân tích được tác động của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, khí hậu đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.

- Nêu được nét khái quát về cơ sở xã hội của văn minh Đông Nam Á: cư dân, tộc người, tổ chức xã hội.

- Phân tích được những ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với văn minh Đông Nam Á.

- Phân tích được những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.

Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

- Các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á

Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á

- Tôn giáo và tín ngưỡng

- Văn tự và văn học

Kiến trúc và điêu khắc

- Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á.

- Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á trên đường thời gian.

- Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á: tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc,...

- Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (Trước năm 1858)[sửa]

Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Văn minh sông Hồng

- Cơ sở hình thành

- Những thành tựu tiêu biểu

Văn minh Champa

- Cơ sở hình thành

- Những thành tựu tiêu biểu

Văn minh Phù Nam

- Cơ sở hình thành

- Những thành tựu tiêu biểu

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh sông Hồng.

- Nêu được cơ sở hình thành văn minh sông Hồng: điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội,...

- Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước,...

- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước,...

- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước.

- Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc.

Văn minh Đại Việt[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

- Khái niệm văn minh Đại Việt

- Cơ sở hình thành

- Quá trình phát triển

Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

- Về kinh tế

- Về chính trị

- Về tư tưởng, tôn giáo

- Về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật

Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

- Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt

- Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam

- Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.

- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt: kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

- Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt.

- Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật,...

- Nêu được nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.

- Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam[sửa]

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Thành phần dân tộc theo dân số

Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

- Khái niệm ngữ hệ và việc phân chia tộc người theo ngữ hệ

- Nêu được thành phần dân tộc theo dân số.

- Trình bày được khái niệm ngữ hệ và việc phân chia tộc người theo ngữ hệ.

Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Đời sống vật chất

- Đời sống tinh thần

- Trình bày được nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: sản xuất nông nghiệp, ngành nghề thủ công,...

- Nêu được nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: sự đa dạng về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng,...

Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

- Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

- Phân tích được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

- Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.

Thực hành lịch sử[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di sản lịch sử, văn hoá,...

- Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử.

- Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...

Chuyên đề học tập[sửa]

Xem chi tiết: Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 10/Chuyên đề học tập

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây