Chữa cơn nấc cụt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cơn nấc cụt đôi khi có thể khiến bạn thấy ngại và không thoải mái. Nấc cụt xảy ra khi cơ bắp ở dưới cùng của xương sườn, gọi là cơ hoành, co thắt. Cơ hoành kiểm soát hơi thở sẽ ép không khí chạy qua dây thanh quản và khiến không khí bật ra, tạo ra âm thanh đột ngột. Hầu hết các trường hợp nấc cụt sẽ tự khỏi sau vài phút và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, đôi khi nấc cụt có thể kéo dài hơn 2 ngày và cần được điều trị y tế.[1][2]

Các bước[sửa]

Điều trị Nấc cụt tại Nhà[sửa]

  1. Thay đổi nhịp thở. Cách này có thể giúp làm giãn và ngừng co thắt cơ hoành.[3][2]
    • Nín thở trong vài giây. Không cần nín thở lâu, chỉ cần đủ để bắt đầu nhịp thở mới. Nín thở quá lâu sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc chóng mặt. Trẻ em bị nấc cụt có thể thử phương pháp này.
    • Thở vào túi giấy. Cách này sẽ làm bạn tập trung vào việc thở chậm và sâu, giúp ngừng co thắt cơ hoành.
    • Vẫn chưa rõ liệu hù dọa ai đó hay làm họ giật mình có thực sự giúp chữa nấc cụt hay không, nhưng sẽ có thể có tác dụng nếu cách này khiến bạn thở hổn hển và thay đổi nhịp thở.
    • Muối ngửi cũng có thể giúp thay đổi nhịp thở.
  2. Uống nước lạnh để làm dịu cơ bắp bị kích thích. Cách này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị nấc cụt do ăn quá nhanh.[3][2]
    • Phương pháp này cũng hiệu quả với trẻ em. Nếu trẻ sơ sinh nấc cụt, hãy thử cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình.
    • Khi cảm thấy cổ họng bị co thắt do nấc cụt, hãy uống từng ngụm nước nhỏ. Nước sẽ làm dịu cơ bắp và khiến bạn phải thay đổi nhịp thở để nuốt. Có thể cơn nấc sẽ không hết ngay khi uống ngụm đầu tiên nên bạn hãy uống đến khi hết nấc cụt.
    • Một số người cho rằng phải uống nước từ phía bên kia miệng cốc. Mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng mẹo này có thể sẽ khiến bạn cười, từ đó làm thay đổi nhịp thở.
    • Súc miệng bằng nước lạnh. Súc miệng cũng sẽ khiến bạn phải thay đổi nhịp thở. Tuy nhiên, nên cẩn thận để không bị sặc do nấc khi đang súc miệng. Phương pháp này chỉ phù hợp với người lớn và trẻ em đủ tuổi súc miệng mà không bị sặc.
  3. Ăn một thìa đồ ngọt. Đồ ngọt sẽ kích hoạt tuyến nước bọt và khiến bạn thay đổi nhịp thở khi nuốt. [2]
    • Ăn mật ong hoặc đường. Lưu ý không cho trẻ sơ sinh ăn mật ong hoặc đường. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc cụt, và cũng giống của người lớn, cơn nấc của trẻ thường vô hại và sẽ tự hết. [2]
  4. Thử ăn đồ chua. Đồ chua cũng sẽ kích thích tuyến nước bọt và khiến bạn phải nuốt.[4]
    • Cắn 1 miếng chanh hoặc ăn 1 thìa dấm.
    • Dùng lưỡi cọ quanh vòm miệng hoặc uốn lưỡi có thể có hiệu quả tương tự. Không áp dụng phương pháp này cho trẻ sơ sinh. [5]
  5. Ép ngực. Kỹ thuật này chưa được kiểm nghiệm về mặt y học nhưng có thể mang lại hiệu quả khi bạn thay đổi tư thế và đẩy cơ hoành vào vị trí khác.[4]
    • Cúi người về phía trước để ép ngực.
    • Hoặc co đầu gối lên tạo thành tư thế của thai nhi.
    • Giữ tư thế này trong vài phút để xem liệu có hiệu quả hay không. Nếu không, hãy ngồi thẳng dậy và hít thở sâu.
    • Trẻ nhỏ có thể thử thay đổi tư thế, nhưng không được ép ngực cho trẻ sơ sinh khi bị nấc.

Tránh Nấc cụt bằng cách Thay đổi Lối sống[sửa]

  1. Ăn chậm. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt không khí và ảnh hưởng đến nhịp thở.[6]
    • Nên cắn miếng nhỏ và nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt.
    • Uống một ngụm nước để thức ăn trôi xuống tránh bị mắc kẹt trong cổ họng và gây ra nấc cụt.
    • Không ăn quá nhiều.
  2. Tiêu thụ ít đồ uống chứa cồn và đồ uống có ga. Uống quá nhiều đồ uống chứa cồn hoặc đồ uống có ga có thể sẽ làm bạn bị nấc cụt.
    • Say rượu có thể gây nấc cụt.
    • Đồ uống có ga khiến bạn nuốt không khí và có thể kích thích các cơ trong cổ họng gây nấc cụt.
  3. Tránh ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng và cay. Sự thay đổi nhiệt độ và các loại gia vị có thể kích thích cổ họng gây nấc cụt. [2][6]
    • Nếu thích ăn cay, bạn nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa hoặc ngừng nấc cụt.
  4. Giảm căng thẳng. Từng cơn nấc cụt ngắn thường xuyên có thể là phản ứng của căng thẳng hay cảm giác phấn khích. Nếu dễ bị nấc cụt, bạn nên thử một số phương pháp phổ biến để làm giảm căng thẳng. [6]
    • Ngủ ít nhất 8 tiếng
    • Tập thể dục hàng ngày
    • Thử tập thiền

Biết Khi nào cần đến Khám Bác sĩ[sửa]

  1. Tiếp nhận chăm sóc y tế nếu cơn nấc cụt kéo dài hơn 2 ngày hoặc gây cản trở việc ăn và ngủ. Bấc cụt không ngừng có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra một số triệu chứng như: [6][7]
    • Tổn thương hoặc kích thích ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi đến cơ hoành. Nguyên nhân có thể do một thứ gì đó kích thích màng nhĩ, khối u, u nang hoặc bướu cổ, kích ứng hoặc nhiễm trùng cổ họng.
    • Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến não bộ. Tình trạng có thể khiến cơ thể không thể kiểm soát phản xạ nấc cụt. Các bệnh có thể gồm viêm não, viêm màng não, đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương và khối u.
    • Rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, suy thận hoặc mất cân bằng chất điện giải.
    • Vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi hoặc viêm màng phổi.
    • Rối loạn tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng ruột kích thích.
    • Nghiện rượu.
    • Căng thẳng tâm lý như bị sốc, sợ hãi hoặc đau buồn.
  2. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào có thể gây nấc cụt. Bao gồm:
    • Thuốc gây tê
    • Thuốc Corticosteroid giúp giảm viêm
    • Thuốc an thần để ngăn cơn co giật (Benzodiazepines) hoặc ngăn cảm giác lo lắng (Barbiturate)
    • Thuốc giảm đau (thuốc Opioid như Morphine)
    • Thuốc điều trị tăng huyết áp (Methyldopa)
    • Thuốc hóa trị liệu được sử dụng để điều trị ung thư
  3. Hiểu rõ các xét nghiệm sẽ được tiến hành ở phòng khám. Bác sĩ có thể sẽ làm các xét nghiệm khác nhau để xác định liệu bạn có bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây nấc cụt. Bác sĩ sẽ có thể:[8]
    • Kiểm tra khả năng thăng bằng, phản xạ và các giác quan.
    • Tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện bệnh nhiễm trùng, bệnh tiểu đường và theo dõi chức năng thận.
    • Đề xuất chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định không có triệu chứng nào cản trở dây thần kinh đi đến cơ hoành.
    • Nội soi bằng cách đưa một camera rất nhỏ xuống cổ họng và quan sát bên trong thực quản hoặc đường dẫn khí.
  4. Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khi đã xác định được bệnh tiềm ẩn. Trường hợp xác định không có bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp:[9]
    • Thuốc chống nấc cụt như Chlorpromazine, Haloperidol, Baclofen, Metoclopramide và Gabapentin. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hiệu quả của những loại thuốc này.[4]
    • Tiêm thuốc tê để làm dịu các dây thần kinh cơ hoành [9]
    • Phẫu thuật chèn một thiết bị nhỏ kích thích các dây thần kinh phế vị[9]
    • Kỹ thuật y học thay thế như thôi miên hay châm cứu cũng có thể có tác dụng.[10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây