Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

LỜI GIỚI THIỆU

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học.

Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên THPT về nhận thức và kĩ thuật biên soạn câu hỏi/bài tập để KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển GDTrH tổ chức biên soạn tài liệu: Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông để phục vụ trong đợt tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT.

Tài liệu biên soạn gồm bốn phần:

  • Phần thứ nhất: Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực.
  • Phần thứ hai: Dạy học theo định hướng năng lực.
  • Phần ba: Kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực.
  • Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện tại địa phương.

Tài liệu có tham khảo các nguồn tư liệu liên quan đến đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG của các tác giả trong và ngoài nước và các nguồn thông tin quản lý của Bộ và các Sở GDĐT.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và các học viên để nhóm biên soạn hoàn thiện tài liệu sau đợt tập huấn.

Trân trọng!

Nhóm biên soạn tài liệu



Phần I: Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực[sửa]

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau nãm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.

I. Vài nét về thực trạng dạy học ở trường trung học phổ thông[sửa]

  1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá
  2. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thông
  3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá

II. Đổi mới các yêu tổ cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông[sửa]

  1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
  2. Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
  3. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông
  4. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kĩ năng, thái độ

III. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học[sửa]

  1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh
  2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

IV. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh[sửa]

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sý phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

  1. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh
  2. Đánh giá theo năng lực
  3. Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
  4. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh

Phần II. Dạy học theo định hướng năng lực[sửa]

I. Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Sinh học, cấp Trung học phổ thông[sửa]

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt
  3. Các năng lực chuyên biệt của môn Sinh học cấp THPT
  4. Hệ thống các kĩ năng của môn Sinh học cấp THPT

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn học[sửa]

Như trên đã đề cập, có khá nhiều định nghĩa về năng lực. Có thể hiểu một cách đơn giản “năng lực là khả năng thực hiện một hoạt động có ý nghĩa. Khi thực hiện hoạt động này, người ta phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, sử dụng các kĩ năng bản thân một cách chủ động và trách nhiệm”. Với cách hiểu như vậy, việc dạy học định hướng năng lực về bản chất chỉ là mở rộng mục tiêu dạy học hiện tại. Việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hõn, đó là phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác, việc dạy học định hướng năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. Như vậy việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở các trong các thành tố quá trình dạy học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các mục tiêu về nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kĩ năng cần có thêm những mục tiêu rèn luyện các kĩ năng thực hiện hoạt động đa dạng.

- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.

Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.

- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.

- Về kiểm tra, đánh giá: Về bản chất, đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho HS, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học. Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực HS trong dạy học Sinh học như: Dạy học dự án; Phương pháp nghiên cứu khoa học; Dạy học giải quyết vấn đề; Phương pháp bàn tay nặn bột; Dạy học tìm tòi, khám phá; Dạy học bằng bài tập tình huống.

  1. Dạy học dự án (DHTNL môn Sinh học)
  2. Dạy học giải quyết vấn đề (DHTNL môn Sinh học)
  3. Dạy học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học (DHTNL môn Sinh học)
  4. Phương pháp bàn tay nặn bột

Phần III. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực[sửa]

1. Giới thiệu khái niệm, mục tiêu, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực

2. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực

3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT cấp THPT hiện hành

4. Xây dựng đề kiểm tra

Phần IV. Tổ chức thực hiện tại địa phương[sửa]

Phụ lục[sửa]

Tài liệu tham khảo[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông; môn Sinh học; Vụ Giáo dục trung học; 2014

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.